Muốn bỏ chồng nhưng sợ mất con
Nếu bạn tỏ ra quá thiết tha vì con, anh ta sẽ giành con với bạn. Giải pháp khôn ngoan là bạn hãy tạm nhường.
Hỏi: Từ trước đến nay, các con toàn một tay tôi chăm bẵm, anh ta thậm chí chẳng biết con học lớp mấy nữa. Thế nhưng khi tôi đề nghị ly hôn, anh ta khăng khăng giành quyền nuôi con.
Anh ta còn suốt ngày nói với các con rằng gia đình này tan nát vì mẹ muốn thế. Tôi biết, vì hận tôi, anh ta sẽ quay sang hành hạ các con, buộc tôi phải quay về cầu xin. Con tôi đứa bé mới lên 7, đứa lớn 11 tuổi, còn quá nhỏ để hiểu nỗi khổ tâm của mẹ. Tôi quá hoang mang không biết phải tiếp tục ra sao?
Nếu từng đi máy bay, hẳn bạn sẽ được dặn dò rằng trong trường hợp khẩn cấp, các mặt nạ dưỡng khí trong khoang hành khách sẽ rơi xuống. Nếu đi cùng trẻ nhỏ, bạn phải đeo mặt nạ cho mình trước rồi mới quay sang giúp em bé sau.
Lời khuyên nghe có vẻ ích kỷ nhưng lại rất hữu ích này xuất phát từ thực tế, nếu cứ lo đeo mặt nạ cho em bé trước, chính bạn có thể sẽ bị ngạt thở và cả hai đều gặp nguy hiểm vì sự hy sinh vô ích của người lớn.
Ly hôn, đối với người phụ nữ chẳng khác nào một tai nạn không ai mong muốn trên chuyến bay đi tìm hạnh phúc, nhất là lại đi kèm với con nhỏ. Mà khi sự cố nghiêm trọng xảy ra, bất kỳ nó là tai nạn gì, dưới nước, trên không hay trong gia đình, nghiên cứu cho thấy càng bình tĩnh thì người ta càng có nhiều cơ may sống sót.
Do đó, việc đầu tiên bạn nên làm không phải là nghĩ mưu đối phó với chồng (cũ) mà là tự hỏi mình có đang bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc, giận dữ, tuyệt vọng và đau khổ hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn hãy cư xử như cách người mẹ cần làm trên máy bay, “đeo mặt nạ dưỡng khí” cho mình trước, cố gắng bình tĩnh lại rồi hãy nghĩ đến những chuyện khác.
Khi đã định hành nhau, người ta sẽ chọn cái gì làm đối phương đau đớn nhất để xoáy mãi vào đó. (ảnh minh họa)
Ly hôn trước hết không phải là chuyện của con cái mà là vấn đề giữa hai người lớn. Cuộc sống riêng của bạn sẽ dễ thở hơn sau ly hôn chứ? Bạn có thật sự mong muốn điều đó không?
Video đang HOT
Nếu quả thật ly hôn là giải pháp tốt nhất cho cá nhân bạn thì ít nhất, bạn biết là mình đang đi đúng hướng. Bạn sẽ tìm ra sức mạnh để đối phó với chặng đường khó khăn tiếp theo.
Hỏi: Điều tôi mong muốn nhất bây giờ là thoát khỏi anh ta. Nhưng anh ta biết rõ điểm yếu của tôi là quá thương con nên không chịu buông tha. Tôi thà chết còn hơn là chịu mất con, nhưng luật sư cho biết nếu ly hôn thì tôi chỉ được quyền nuôi một đứa thôi. Làm sao để thuyết phục anh ta nhường quyền nuôi con cho tôi?
Bạn có biết nếu thình lình gặp phải thú dữ, điều nên làm là gì không? Những người giàu kinh nghiệm đi rừng sẽ khuyên bạn đừng cuống cuồng bỏ chạy, điều đó chỉ càng kích thích bản năng săn mồi của con thú, ngay cả khi nó không hề đói. Lúc đó, biện pháp tốt nhất là giả chết, từ từ rồi tính.
Hãy hình dung phải nằm yên trước mũi một con thú có thể ăn tươi nuốt sống mình, cảm giác đó chắc chắn thật khủng khiếp, đòi hỏi một sự kiềm chế rất lớn, nhưng nó có thể cứu được mạng sống của ta. Việc nén lòng nhắm mắt “giả làm ngơ” khi chồng hành hạ các con cũng đáng sợ như vậy, song nhiều khi, nó là điều cần phải làm, nếu bạn muốn được buông tha.
Khi đã định hành nhau, người ta sẽ chọn cái gì làm đối phương đau đớn nhất để xoáy mãi vào đó. Nếu bạn tỏ ra quá thiết tha vì con, anh ta sẽ giành con với bạn. Bạn càng cố gắng thuyết phục, anh ta sẽ càng làm ngược lại với điều bạn mong muốn. Giải pháp khôn ngoan là bạn hãy tạm nhường.
Nếu khôn khéo hơn, bạn có thể vờ quan tâm hơn đến một thứ khác, ví dụ như tài sản chẳng hạn, để đánh lạc hướng sự chú ý của anh ta sang phía đó. (ảnh minh họa)
Nếu khôn khéo hơn, bạn có thể vờ quan tâm hơn đến một thứ khác, ví dụ như tài sản chẳng hạn, để đánh lạc hướng sự chú ý của anh ta sang phía đó.
Trong câu chuyện vòng phấn Kapkazơ, khi hai người đàn bà tranh chấp nhau quyền làm mẹ, quan tòa đã vẽ một vòng phấn, cho đứa trẻ đứng vào giữa, ai lôi được nó về phía mình sẽ thắng. Một trong hai người đàn bà đã ôm mặt khóc, buông tay ra chịu thua vì sợ đứa bé sẽ bị xé xác mất.
Chính điều đó đã khiến quan tòa nhận ra tình mẫu tử đích thực và phán cho bà ấy được quyền nhận con. Việc gắng sức tranh giành đứa trẻ không những gây mệt mỏi cho người mẹ và còn rất khổ cho con. Thương mình, thương con, bạn càng không nên gắng giành phần hơn trong cuộc đua về pháp lý này.
Đừng lo rằng như thế bạn sẽ mất con. Một người bố chẳng quan tâm đến con học lớp mấy đột nhiên phải một mình chăm sóc đứa trẻ từ A đến Z sẽ không thích thú với chuyện đó lắm đâu.
Khi mục tiêu giành giật mất đi, anh ta sẽ thấy con là một gánh nặng. Mặt khác, cho dù bạn không được nhận trách nhiệm nuôi con về mặt pháp lý, nhưng tòa án nào lại đi cấm người mẹ gặp gỡ, quan tâm đến con mình cả. Dòng sông nào rồi cũng chảy về biển cả, đứa con là máu mủ của bạn, nó sẽ nhận ra và tự tìm về với người yêu thương nó nhất.
Tất nhiên, mọi việc sẽ không dễ dàng trong một sớm một chiều, bạn sẽ phải kiên nhẫn và hy sinh rất nhiều. Đừng nghĩ đến quyền lợi, hãy lắng nghe tình thương mách bảo, khi sóng gió dịu xuống, bạn sẽ thấy những chịu đựng của mình là không vô ích.
Theo VNE
Chồng xem phim "mát" trước mặt con
Nếu anh chỉ xem trước mặt tôi thì còn chấp nhận được. Đằng này, anh xem trước mặt cả con trai tôi nên tôi rất lo lắng...
ảnh minh họa
Vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã được 5 năm, nhưng 2 năm gần đây, chồng tôi ngày nào cũng xem các clip sex. Lúc đầu anh còn xem lén lút nhưng giờ anh công khai xem trước mặt tôi và con trai.
Vì chuyện này mà vợ chồng tôi đã cãi nhau rất nhiều lần. Chồng tôi cho rằng anh là người chồng, người cha tốt, vì không hút thuốc, uống rượu, chỉ có mỗi sở thích là xem các clip này thôi. Anh xem để giải trí chứ không có ý gì khác.
Nếu anh chỉ xem trước mặt tôi thì còn chấp nhận được vì lúc mới kết hôn vợ chồng tôi cũng cùng nhau xem các clip đó. Đằng này, anh lại xem trước mặt cả con trai tôi, tôi rất sợ điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển lành mạnh của con.
Tôi đã tự kiểm điểm lại bản thân mình xem có khiếm khuyết gì hay không nhưng không hề có. Tôi rất bối rối không biết giải quyết như thế nào? Tôi có nên ly hôn?
Bạn thân mến!
Chúng tôi đồng cảm với trường hợp của bạn. Chúng tôi tin rằng bất kì ai trong trường hợp của bạn đều cảm thấy khó chịu, nó đã vượt mức của người bình thường có thể chấp nhận được. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì cuộc hôn nhân của bạn sẽ có nguy cơ đổ vỡ.
Còn về việc có nên ly hôn hay không, thì chúng tôi xin đưa ra cho bạn những lời khuyên sau:
Trước hết, bạn cần suy nghĩ cẩn thận. Hãy thử hình dung nếu chồng bạn từ bỏ tật xấu đó thì anh ấy sẽ là người như thế nào, xét cả về mặt nhân phẩm, tư cách và trách nhiệm đối với gia đình. Nếu như bạn cảm thấy chồng bạn là một người tốt thì bạn hãy xem xét lại việc ly hôn. Không ai là con người hoàn thiện, mặc dù chồng bạn nhiễm thói xấu đó nhưng bạn có thể cố gắng thay đổi anh ta. Đây là một trong những thủ thuật giữ lửa trong hôn nhân.
Thứ hai, xét về phương diện tâm lý học mà nói thì bất kỳ một thú vui nào đều là biểu hiện của phương thức giải trí mà thôi, chỉ có điều chồng bạn đã quá nghiện. Hành động trên của chồng bạn có thể bắt nguồn từ thời niên thiếu. Cũng có thể có sự việc nào đó gây ám ảnh cho anh ta. Vì thế khi bạn nhắc đến việc này cần hết sức chú ý, tránh làm tổn thương đến anh ấy. Có những lúc không cần hỏi rõ chỉ cần tìm được cách thức chữa khỏi tật xấu cho chồng bạn là được.
Thứ ba, bạn cần phải kiên trì. Đối với những bệnh tâm lý như thế này, chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp kết hợp. Cho nên bạn không thể mong trong khoảng thời gian ngắn chồng bạn có thể bỏ được tật xấu này. Bạn hãy cho chồng bạn thấy sự kiên nhẫn của bạn, thậm chí lúc cần thiết bạn có thể xem những clip đó cùng anh ấy. Nhưng trước khi xem cần thỏa thuận trước với anh ấy, lần sau sẽ xem vào lúc nào, để tránh ảnh hưởng tới con cái. Ngoài ra bạn có thể nghe những lời tư vấn của các bác sĩ tâm lý.
Thứ tư, bạn hãy kiên trì không để hành động đó của chồng ảnh hưởng tới con trai của hai người. Chỉ cần bạn bắt gặp một lần nữa chồng bạn xem các clip đó trước mặt con thì bạn nhất định phải can thiệp. Cần cho anh ta hiểu rõ trách nhiệm của người cha.
Nếu như các phương pháp trên đều không được, bạn chỉ còn lựa chọn cuối cùng là ly hôn. Bạn cần đề ra cho mình một giới hạn cho phép, có thể là từ 2-3 năm. Trong khoảng thời gian đó chồng bạn vẫn không có chút chuyển biến gì thì bạn nên quyết định ly hôn.
Theo VNE
9 năm 1 nỗi đau dai dẳng của người mẹ 3 lần mất con Giờ đây, không một hạnh phúc nào có thể cứu vãn những nỗi đau 3 lần mất con đã qua. Tôi cũng không dám mơ đến tương lai sẽ có một đứa trẻ để bế bồng. Tôi sợ, lần mang thai nào của tôi cũng sẽ kết thúc bằng bi kịch. Ngay cả những lúc mệt mỏi nhất, khó chịu nhất tôi cũng...