Muốn biếu bố mẹ nhiều tiền, tôi chán nản khi nghe vợ tuyên bố điều này
Ở trong tình trạng kinh tế khó khăn, tôi vẫn muốn có một cái Tết sung túc và đủ đầy cho bố mẹ hai bên.
Trong suy nghĩ của tôi, dịp Tết là lúc quan trọng nhất trong năm để báo hiếu bố mẹ. Năm nào cũng vậy, vợ chồng tôi đều biếu bố mẹ hai bên ít nhất tổng cộng 10 triệu đồng để chi tiêu, mua sắm.
Hàng năm, khoảng ngày 23 Tết, vợ tôi đã đưa tiền cho ông bà hai bên. Còn tôi lo khoản đào, quất để cả nhà được ăn Tết trong không khí ấm cúng, vui vẻ nhất. Những việc làm này đã thành thông lệ nên tâm trạng của ông bà hai bên nội ngoại đều chờ đón.
Vì khoản tiền biếu Tết, vợ chồng tôi có những ngày cận Tết không mấy vui vẻ (Ảnh minh họa: IT).
Năm nay, kinh tế của vợ chồng tôi khó khăn hơn. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào kinh doanh, không may thất bại, quả thực chưa có cách gì để vực dậy. Từ vài tháng trước Tết, tôi bắt đầu lo nghĩ đến chuyện tiền nong để tiêu Tết và biếu bố mẹ hai bên.
Lúc còn làm ăn được, tôi không phải lo lắng, vì chuyện chi 10 triệu đồng để biếu bố mẹ là bình thường. Năm nay, vợ chồng tôi túng thiếu hơn vì bao nhiêu vốn liếng đã đổ theo việc kinh doanh, chưa kể còn gánh trên vai khoản nợ.
Bố mẹ tôi thấu hiểu hoàn cảnh của hai vợ chồng nhưng tôi không muốn ông bà cảm thấy hụt hẫng, cảm giác không bằng hàng xóm láng giềng. Chuyện đổ vỡ kinh doanh không ai muốn song tôi vẫn muốn cái Tết đủ đầy cho cả bên nội và bên ngoại.
Trước khi về quê, tôi bàn với vợ chuyện biếu bố mẹ năm nay. Vợ tôi không mấy mặn mà như những năm trước. Bởi vợ tôi cho rằng, năm nay kinh tế eo hẹp hơn, có thể không biếu bố mẹ hoặc cần cân nhắc mức hợp lý. Sau này khi kinh tế khá hơn, hai đứa sẽ biếu nhiều hơn.
Video đang HOT
Tôi không đồng tình với suy nghĩ này của vợ. Tôi nghĩ rằng, cả năm nay không biếu bố mẹ được đồng nào. Nếu như ngày Tết giảm nốt khoản tiền sẽ khiến cả bên nội và ngoại buồn lòng.
Vợ tôi nhất định không muốn biếu vì phải xoay sở trả nợ cho người ta. Có lẽ vì tôi kỳ kèo nên vợ tuyên bố, chỉ cần đưa cho mỗi bên nội ngoại một triệu đồng, coi như đó là khoản góp lo mâm cỗ Tết, còn khoản sắm sửa trong nhà, các cụ phải tự lo. Khi kinh tế khá giả cho bao nhiêu cũng không cần tính toán, còn bây giờ mọi chuyện đã khác.
Cách làm của vợ tôi phù hợp với tình hình tài chính của cả nhà, nhưng tôi không thấy đúng ở cương vị một người làm con.
Tôi đề nghị vợ vay mượn anh chị em trong nhà thêm vài triệu để bằng với mức tiền biếu bố mẹ những năm trước. Vợ tôi thẳng thắn nói: “Nếu anh muốn biếu bên nội và ngoại, tự đi vay. Em mệt mỏi với nợ nần lắm rồi, không có tiền cũng đừng nên cầu kỳ. Năm nay chỉ biếu mỗi bên một triệu đồng, tổng cộng 2 triệu đồng cũng là quá sức”.
Tôi về nhà ăn Tết với tâm trạng không vui vẻ sau tuyên bố của vợ. Nghĩ về số tiền biếu bố mẹ năm nay, tôi cảm thấy không hài lòng và chán nản.
Bởi tôi muốn dù con cái khó khăn đến đâu cũng không thể để bố mẹ vất vả, lo toan 3 ngày Tết. Các cụ đều đã già, thời gian sống không còn nhiều, mỗi ngày Tết được sum vầy và vui vẻ đều đáng quý.
Chị dâu rủ cả nhà chụp ảnh Tết nhưng nhất quyết không muốn đứng cùng mẹ tôi
Sau khoảnh khắc ngỡ ngàng thì mẹ tôi đã có cách xử lý khiến ai cũng nể phục.
Năm nay Tết có vẻ đìu hiu mọi người nhỉ. Còn 2-3 hôm nữa là giao thừa rồi nhưng trong ngõ ngoài phố cũng chẳng nhộn nhịp lắm. Đường vẫn đông nhưng không khí thì chẳng bằng năm ngoái. Ở Hà Nội bao lâu tôi mới thấy hàng xóm ít mua đào quất đến thế, đèn hoa cũng chẳng ai giăng. Nhà nào nhà nấy vẫn giống ngày thường.
Kinh tế khó khăn hơn nên mẹ tôi quán triệt năm nay không mua thừa mứa gì cả. Chỉ sắm đủ nhu cầu ăn uống của gia đình, thêm 1 cây đào bích và 1 lọ hoa tươi truyền thống. Tôi mua 2 cây giò chả cất tủ lạnh, đặt 5 cái bánh chưng và mấy bịch hoa quả sấy với ô mai bày tiếp khách là hết.
Riêng anh trai với chị dâu thì thông báo sẽ đưa tiền biếu bố mẹ từ hôm rằm tháng Chạp. Mọi năm chị dâu xách gà, giò, thịt bò, rau quả từ quê lên. Năm nay thì chị ngại về, lại vướng con nhỏ mới 8 tháng nên quyết định biếu tiền ông bà nội ngoại cho nhanh.
Nói vậy nhưng tận 26 âm mẹ tôi vẫn chưa nhận được đồng nào từ anh chị. Anh trai tôi làm ở một thương hiệu trang sức, thấy bảo thưởng Tết bị giảm nhiều nên mẹ tôi ngại chưa hỏi tình hình ra sao. Chị dâu thì nghỉ sinh con mới đi làm lại được 1 tháng, lương thưởng có khi chẳng được bao nhiêu.
Mẹ tôi hiền nên không bao giờ đòi hỏi con cháu gì hết, thấy các con im im bà lại tưởng thiếu tiền. Mẹ bảo tôi thôi để anh chị giữ tiền nuôi cháu. Nhà mình cũng chưa tới mức thiếu thốn nên kệ không phải hỏi giục.
Đúng lúc mẹ chả trông chờ gì nữa thì tối qua anh tôi xuống phòng đưa cho mẹ tiền. Tôi không biết là bao nhiêu nhưng chị dâu lại đề xuất thêm rằng 28 âm cả nhà đi chụp ảnh Tết. Chị có người bạn mở studio trên phố cổ, đang khuyến mãi khai trương nên chị cũng bon chen đi ủng hộ.
Từ hồi anh chị cưới nhau là gia đình tôi chưa có thêm bức ảnh nào đầy đủ thành viên. Năm nay có thêm nhóc tì con của anh trai nữa nên bố mẹ tôi đồng ý ngay lập tức.
Sáng sớm cả nhà đã dậy sửa soạn rất hào hứng. Tôi đã kịp sắm bộ áo dài đôi với mẹ từ tối qua, còn bố với anh trai mặc vest. Chị dâu thì có sẵn đồ đôi với em bé mua từ trước. 10h sáng, tất cả gọi taxi đến chỗ chụp ảnh. Dọc đường tôi mua thêm cành đào nhỏ xinh nữa chụp cho có không khí.
Bạn của chị dâu chụp rất nhiệt tình. Họ có sẵn phông nền Tết màu đỏ khá xịn, đạo cụ toàn đồ mới tinh. Mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ, cho đến khi thợ chụp bảo chuyển sang concept chỉ phái nữ trong nhà với nhau.
Tôi đứng sẵn cạnh cây mai giả, còn mẹ thì vẫn ngồi nguyên trên ghế. Anh tôi bảo vợ ra đứng cạnh mẹ nhưng chị dâu im lặng không đáp. Sau đó chị phẩy tay với thợ chụp nói câu khiến cả nhà ngỡ ngàng: "Thôi em không cần chụp kiểu này đâu, anh chụp cho 2 mẹ con em riêng thôi xong em về".
Mẹ tôi lộ rõ vẻ sốc trên mặt, anh trai thì nhăn nhó hỏi nhỏ tại sao vợ lại không chụp với mẹ. Tôi thấy chị dâu giật tay ra vẻ khó chịu không muốn giải thích. Mẹ tôi nhanh chóng hóa giải tình huống khó xử bằng việc giả vờ nói áo bị tuột cúc, sau đó kéo tôi ra ngoài.
Chị dâu tuy mới về ở không lâu nhưng tôi không nghĩ chị lại thiếu tinh tế với mẹ chồng như vậy. Thường ngày mẹ tôi cũng chẳng khó tính với chị, phải cái chị ít nói lầm lì nên nhiều lúc cũng khiến cả nhà không vui. Chưa bao giờ mẹ tôi mắng chị, kể cả chị cãi lại mẹ cũng kệ. Lắm lúc hàng xóm còn chê rằng "mẹ chồng mà để con dâu bắt nạt".
Biết vợ không hợp tính mẹ nên anh tôi cũng luôn cân bằng mối quan hệ đôi bên. Anh không bao giờ bênh ai quá đà để tránh mâu thuẫn, vợ sai thì anh về phòng đóng cửa nói riêng. Còn mẹ tôi nếu lỡ quên cho cháu ăn hay quên không tắm rửa thay bỉm cho cháu thì anh cũng chẳng dám gắt, chỉ nhắc mẹ chú ý chút thôi. Ấy thế mà có vẻ chị dâu vẫn không hài lòng.
Lúc ra ngoài phòng chụp tôi hỏi mẹ xem mấy nay chị dâu có vấn đề gì không. Mẹ bảo chắc chị khó chịu vì mẹ khuyên không nên về ngoại ăn Tết. Đứa cháu đang ốm dặt dẹo, chị dâu thì dạo này đau vết mổ sau sinh, tuần trước còn bị bục 1 lỗ nhỏ ở chỗ khâu bụng khiến cả nhà hoảng hốt. Bố tôi lo con dâu với cháu đi mấy trăm cây số mệt mỏi xong đồ đạc lỉnh kỉnh chẳng may gặp sự cố thì không ổn. Mọi người đều muốn tốt cho chị dâu thôi nhưng chắc chị nghĩ nhà nội ngăn cản chị về ngoại.
Nói xong mẹ tôi buồn lắm. Có lẽ mẹ đang nghĩ lại lúc bị con dâu từ chối chụp ảnh chung. Thật sự tôi cũng không nghĩ chị lại phản ứng như thế. Chẳng lẽ chị vẫn ấm ức trong lòng vì mẹ khuyên chị nên ở Hà Nội cho khỏe? Vậy thì chị còn rủ cả nhà đi chụp ảnh Tết làm gì nhỉ? Tự dưng lại khiến mọi người khó xử, tưởng chụp xong gia đình đầm ấm hơn mà lại thành như này. Sau hôm nay tôi phải nói chuyện với chị dâu cho rõ ràng mới được. Không thì ăn Tết mất ngon.
Chồng nằng nặc đòi mang cuống rốn của con đi xét nghiệm ADN nhưng bị mẹ chồng giật lấy, bà còn tuyên bố một câu sốc óc Trước lời tuyên bố cứng rắn và thái độ quyết liệt của mẹ, chồng tôi phải nhượng bộ. Tôi vừa sinh con được gần 1 tháng, cháu sinh thiếu tháng nên nhẹ cân, tôi phải thức đêm để chăm con nên cơ thể gầy rộc, phờ phạc, kèm theo đó là thiếu sữa khiến con phải ăn thêm sữa ngoài. Áp lực khiến...