Muốn biết tổng thống tiếp theo của Mỹ, hãy nhìn thị trường chứng khoán?
Chỉ số chứng khoán S&P 500 trong 3 tháng trước bầu cử có thể dự đoán chính xác hơn 80% người sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ.
Theo phân tích của công ty dịch vụ tài chính LPL Financial, kể từ năm 1928, chỉ số S&P 500, theo dõi hiệu suất hoạt động của 500 công ty lớn nhất được niêm yết tại Mỹ, đã chỉ ra chính xác người chiến thắng của 20 trong số 24 cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Phân tích của LPL Financial nêu rõ bất cứ khi nào S&P 500 cho kết quả tăng trưởng dương trong 3 tháng trước cuộc bầu cử thì khả năng cao đảng đang kiểm soát Nhà Trắng sẽ tiếp tục thắng cử.
Cụ thể, trong 3 tháng trước cuộc bầu cử năm 2008, S&P 500 đã giảm 24,8%. Kết quả, Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và ứng viên Barack Obama trở thành tân tổng thống Mỹ, chấm dứt quyền kiểm soát Nhà Trắng của đảng Cộng hòa sau 8 năm.
Ngược lại, khi thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng tiêu cực trong 3 tháng trước cuộc bầu cử, nó sẽ là “điềm báo” đảng đang ở Nhà Trắng sẽ ra đi.
Chẳng hạn, chỉ số S&P 500 đã giảm 2,3% trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, kết thúc 8 năm nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng của Đảng Dân chủ.
Video đang HOT
Ông Donald Trump và bà Kamala Harris (Ảnh: BI).
Quảng cáo của DTads
Hiện tại, chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và chỉ số S&P 500 đã tăng 12% kể từ đầu tháng 8. Giả sử cổ phiếu Mỹ không giảm mạnh vào những ngày cuối cùng thì xu hướng lịch sử đang có lợi cho đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris.
Bên cạnh đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones từ đầu năm tới cuối tháng 10 cũng giữ đà tăng. Các chuyên gia cho rằng điều này là tín hiệu về kết quả tích cực cho chính quyền đương nhiệm.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào chiến thắng của ông Donald Trump bởi họ cho rằng những kế hoạch của ông như giảm thuế doanh nghiệp sẽ có lợi cho thị trường.
Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư trên thị trường đang đặt niềm tin vào những lĩnh vực được xem là tích cực với ông Trump như nhóm ngành ngân hàng, các loại tiền kỹ thuật số hay cổ phiếu hãng xe điện Tesla, đang được điều hành bởi đồng minh của ông Trump là tỷ phú Elon Musk.
Tuy nhiên, các chuyên gia LPL Financial vẫn cảnh báo rằng thị trường luôn biến động khó lường và cũng có thể cho ra những kết quả trái ngược.
Tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, dù chỉ số S&P 500 đã tăng 2,3% trước cuộc bầu cử những đại diện của đảng kiểm soát Nhà Trắng khi đó là ông Donald Trump lại mất ghế tổng thống vào tay ông Joe Biden của Đảng Dân chủ.
Trên thực tế, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang bám đuổi sát nút, do đó nhiều nhà quan sát tin rằng kết quả sẽ rất sát nhau.
Ông Duterte điều trần về cuộc chiến chống ma túy khi còn làm tổng thống Philippines
Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhận hoàn toàn 'trách nhiệm pháp lý và đạo đức' về cuộc chiến chống ma túy khi ông còn đương nhiệm.
Ông Duterte tại phiên điều trần ngày 28.10. ẢNH: THƯỢNG VIỆN PHILIPPINES
Hãng AFP dẫn lời cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 28.10 điều trần trước thượng viện và bảo vệ cuộc chiến chống ma túy của mình lúc đương nhiệm.
Cảnh sát cho biết chiến dịch chống ma túy đó đã khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, trong đó có những người đàn ông bị giết mà không có bằng chứng.
"Đừng đặt câu hỏi về chính sách của tôi vì tôi không xin lỗi, không bào chữa. Tôi đã làm những gì tôi phải làm, và dù bạn có tin hay không, tôi đã làm vì đất nước của tôi", ông Duterte (79 tuổi) phát biểu mở đầu tại phiên điều trần công khai.
"Tôi ghét ma túy, đừng nhầm lẫn về điều đó", ông nhấn mạnh tại buổi điều trần đầu tiên khi một tiểu ủy ban của thượng viện bắt đầu điều tra vụ việc.
Trong chiến dịch chống ma túy được phát động ngay sau khi nhậm chức vào năm 2016, ông Duterte đã ra lệnh cho cảnh sát bắn chết nghi phạm nếu tin rằng tính mạng của họ đang gặp nguy hiểm.
Trong chiến dịch gây tranh cãi này, có 9 cảnh sát bị kết án vì giết nghi phạm ma túy.
Cuộc chiến chống ma túy vẫn tiếp tục dưới thời người kế nhiệm là Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhưng tập trung nhiều hơn vào công tác phòng ngừa và cai nghiện.
Trước thượng viện, ông Duterte cho rằng "tội phạm liên quan đến ma túy đang gia tăng trở lại", với các thông tin hằng ngày về "trẻ em bị hãm hiếp, người dân bị giết" vì "những kẻ cung cấp mối đe dọa này đã quay trở lại kinh doanh".
"Người dân Philippines đang lo lắng và đau khổ", ông nói thêm và tuyên bố nhận hoàn toàn trách nhiệm pháp lý và đạo đức cho chính quyền của ông về cuộc chiến chống ma túy.
Tiếp thời dẫu đổi người Sau 10 năm, Indonesia có người mới làm tổng thống. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto đắc cử tổng thống trong lần thứ ba ứng cử và bắt đầu kế nhiệm ông Joko Widodo từ ngày 20.10. Ông Subianto đã tận dụng khoảng thời gian từ khi đắc cử đến lúc chính thức nhậm chức để gây dựng đa số ủng hộ...