Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản

Theo dõi VGT trên

Từng được mệnh danh là thiên đường du lịch hay hòn ngọc của châu Phi, thành phố cổ Lamu của Kenya bị UNESCO cảnh báo có nguy cơ bị tuột mất danh hiệu di sản thế giới.

Bằng những nỗ lực của mình, người dân Lamu đã vượt qua ranh giới đỏ với kế hoạch phát triển kinh tế từ di sản song hành với bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 1

Viên ngọc du lịch Kenya

Lamu là thành phố cổ lâu đời nhất ở Kenya, thành phố nằm trên bờ biển phía đông của châu Phi, gần biên giới Somalia. Thành phố này được coi là thiên đường du lịch tại Kenya, nơi đây có lịch sử với nhiều điều bí ẩn và là một thành phố vô cùng quyến rũ, với những con đường quanh co làm bằng đá từ thời Trung cổ. Ở Lamu có những lễ hội tôn giáo từ thế kỷ XIX, và thành phố đã trở thành trung tâm lớn về nghiên cứu văn hóa Hồi giáo và văn hóa Swahili.

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận thành phố cổ Lamu của Kenya là Di sản Văn hóa thế giới năm 2001. Kiến trúc thành phố cổ Lamu có nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa Châu Âu, Ả rập và Ấn Độ.

Quan trọng hơn nữa là tính toàn vẹn về văn hóa, xã hội của thành phố này đã được người dân duy trì, bảo tồn tốt. Hiện nay cư dân sống tại thành phố cổ Lamu vẫn duy trì tốt nếp sống được truyền qua nhiều thế hệ và những lễ hội truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm.

Nếu đến thăm quan thành phố cổ, du khách sẽ cảm thấy như đang bước vào một thế giới khác bởi thành phố vẫn giữ gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ, quy hoạch đô thị và cả các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng từ 700 năm qua.

Sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa kết hợp cùng yếu tố bản địa đã tạo nên màu sắc văn hóa vô cùng khác biệt cho vùng đất này. Màu sắc văn hóa đó không chỉ tác động đến kiến trúc mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tôn giáo và cả những nghi thức, phong tục truyền thống trên đảo hay nói chính xác là tại thành phố cổ Lamu.

Di sản văn hóa thế giới này cũng được đán.h giá là có ngành đán.h bắt và du lịch trị giá hàng tỷ USD, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Kenya cũng như người dân địa phương. Hầu hết những người dân trong vùng, ngoài công việc đán.h bắt cá, đều làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 2

Nguy cơ bị tước danh hiệu

Là một thiên đường du lịch ở châu Phi, Lamu cũng đối mặt với tình trạng giống như nhiều di sản thế giới khác, đó là sự quá tải khi khách du lịch kéo đến quá đông, tác động không nhỏ đến bản sắc văn hóa cũng như cuộc sống của người dân nơi đây.

Trước hết là vấn đề ô nhiễm. Đến với thành phố Lamu vào buổi sáng sớm khi hầu hết người dân thành phố vẫn đang chìm vào giấc ngủ, việc chạy dọc các đường bờ biển vắng vẻ trong không khí trong lành là thói quen của nhiều người dân địa phương và khách du lịch.

Tuy nhiên, không ít lần những người chạy bộ phải chun mũi vì những đống rác không được thu gom, đổ đống trong những khoảng trống nhỏ còn sót lại giữa những ngôi nhà. Số khách du lịch tăng vọt, các hoạt động dịch vụ gia tăng khiến thị trấn cổ với diện tích 16 ha trở nên quá tải rác thải.

Ngoài vấn đề ô nhiễm rác thải, Lamu cũng bị ô nhiễm bởi các phương tiện giao thông. Do đặc điểm của thị trấn không có con đường lớn, nên những phương tiện như xe máy taxi (Boda Boda) hay tuk tuk được sử dụng khá phổ biến để vận chuyển người dân và khách du lịch qua các con ngõ nhỏ hẹp. Khi lượng khách du lịch tăng, lưu lượng giao thông trên đường của các phương tiện này lớn hơn khiến thành phố chìm trong ô nhiễm khói bụi.

Một vấn đề khác mà Lamu cũng phải đối mặt đó là lối sống phương Tây ảnh hưởng đến bản sắc và các dự án phát triển kinh tế đ.e dọ.a nỗ lực bảo vệ di sản của người dân địa phương.

Video đang HOT

Ngay sau khi UNESCO công nhận Lamu là di sản thế giới, những người giàu có từ nhiều nước đã kéo đến hòn đảo để mua đất. Giống như nhiều nước châu Phi, Kenya cũng kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư vào các dự án giao thông và năng lượng, trong đó Trung Quốc tài trợ 1/4 phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Phi vào năm 2018. Các công trình lớn được chính phủ xây dựng bao gồm một hải cảng, một hệ thống đường ống dẫn dầu và các liên kết giao thông, đặc biệt trong đó là dự án gây tranh cãi xây dựng nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của khu vực.

Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương, nhưng các cư dân Lamu lo ngại sự phát triển và làn sóng ảnh hưởng từ bên ngoài sẽ cuốn đi nền văn hóa và kiến trúc địa phương. Nhiều người địa phương lo ngại việc xây dựng hải cảng mới, đường ống dẫn dầu và các liên kết giao thông trên đất liền sẽ đưa nhiều người nước ngoài đến Lamu và làm thay đổi văn hóa độc đáo của thị trấn này.

Trước hàng loạt các vấn đề mà Lamu phải đối mặt Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phải lên tiếng cảnh báo viên ngọc du lịch Lamu có thể bị loại khỏi Danh sách di sản thế giới. Ông Cobus van Staden, một nhà nghiên cứu cấp cao từ Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi cho rằng, Lamu bị cuốn vào “một bản tango giữa mong muốn hiện đại hóa, đồng thời cần bảo vệ môi trường và di sản văn hóa”. Người dân cần phải có nhiều tiếng nói hơn đối với các dự án phát triển vì điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống của cư dân địa phương.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 3

Hiện đại hóa hay bảo tồn di sản?

Xác định việc bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới sẽ mất đi nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương nên ngay sau cảnh báo của UNESCO, chính quyền địa phương đã đưa ra biện pháp để bảo vệ di sản.

Trước hết là vấn đề giảm tải tình trạng ô nhiễm. Bất chấp những cuộc biểu tình phản đối của những người lái xe Boda Boda hay Tuk Tuk, chính quyền địa phương đã cấm các phương tiện này hoạt động trong thị trấn cổ.

Theo đó sẽ có khu vực cụ thể cho xe máy đón, trả khách để phục vụ doanh nhân, hành khách và người dân địa phương. Chỉ cho phép những con lừa được vào thành phố đó là cách mà chính quyền bảo vệ thị trấn cổ Lamu bảo vệ di sản. Lamu siết chặt các ngả đường, cấm xe ô tô, xe máy và xe đạp để bảo vệ nguyên gốc di sản văn hóa này.

Theo Phó Thống đốc Lamu ông Abdulhakim Aboud Bwana, phải giáo dục người dân Lamu về tầm quan trọng của thành phố Di sản Thế giới. Người dân cần cảm thấy rằng, danh hiệu di sản này đang làm lợi cho cuộc sống của chính người dân và họ phải có trách nhiệm gìn giữ và phát triển các di sản này.

Sau hàng loạt các hoạt động phản đối, kiện tụng, tòa án Kenya đã buộc phải ra phán quyết tuyên bố không cho phép xây dựng nhà máy nhiệt điện than theo kế hoạch để phục vục các dự án cơ sở hạ tầng. Đây là một thắng lợi của những người ủng hộ bản sắc địa phương và bảo tồn di sản Lamu. Chính quyền Lamu cũng cam kết bảo vệ di sản của hòn đảo trước các dự án, xin ngân sách để khôi phục các tòa nhà lịch sử và phát triển ngành du lịch như là một trụ cột chính của đảo, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

Những nỗ lực của người dân đã được đền đáp khi các cơ quan chức năng Kenya đầu năm nay cho biết, UNESCO đã loại Lamu ra khỏi danh sách đỏ với các biện pháp quan trọng đã được đưa ra . UNESCO cũng cam kết sẽ đồng hành cùng người dân Lamu trong việc bảo tồn và phát huy di sản của mình.

Muốn bảo tồn phải sống được bằng di sản - Hình 4

Sống bằng di sản

Giống như Kenya, nhiều nơi trên thế giới cũng phải đối mặt với bài toán bảo tồn và phát triển. Hàng loạt biện pháp của các nước trên thế giới đã đưa ra để bảo vệ những di sản của mình như thành phố Venice (Italy) đã phải hạn chế lượng khách du lịch khi tình hình đang vượt quá tầm kiểm soát. Vạn Lý trường thành của Trung Quốc cũng hạn chế số khách tham quan trong 1 ngày. Phần lớn di sản văn hóa thuộc về cộng đồng.

Do đó, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản là của toàn xã hội. Nâng cao nhận thức, phát huy sức mạnh và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền, phát huy nguồn lực di sản văn hóa là mục tiêu quan trọng lâu dài, mang ý nghĩa then chốt… Tuy nhiên, bảo tồn di sản không có nghĩa là đóng khung di sản vào một lồng kính để ngắm. Nhiều quốc gia đã có không ít dự án du lịch vừa bảo tồn và tạo sức hút cho di sản như một điểm đến hấp dẫn, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

Box: Các chuyên gia cho rằng, người dân trong vùng lõi và vùng đệm của các di sản thế giới phải sống được bằng di sản. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo tồn di sản thế giới. Điều này được Campuchia áp dụng và đã thành công trong việc bảo tồn di tích Angkor.

Các chuyên gia cho rằng, người dân trong vùng lõi và vùng đệm của các di sản thế giới phải sống được bằng di sản. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo tồn di sản thế giới. Điều này được Campuchia áp dụng và đã thành công trong việc bảo tồn di tích Angkor. Ngoài việc phục hồi và nghiên cứu khảo cổ học trong các di sản, đào tạo các chuyên gia bảo tồn tại địa phương, chính quyền cũng ưu tiên tạo điều kiện cho người dân địa phương sống dựa vào di sản.

Theo đó những người dân tại đây được bố trí làm việc trong Cơ quan khảo cổ Angkor Apsapa để tránh tối thiểu tác động lên di sản. Ngoài nỗ lực của người dân địa phương, nhiều nước như Pháp, Đức hay các tổ chức quốc tế như UNESCO đều có các chuyên gia hỗ trợ Campuchia trong nỗ lực bảo tồn và phát triển di sản.

Có thể nói, mặc dù Angkor phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng sức sống của di sản với mô hình quản ký hiệu quả vẫn thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Thành công của Ankgor đã minh chứng cho hiệu quả thực hiện của Công ước Di sản Thế giới và sự đoàn kết quốc tế.

Đán.h thức Ba Vì là sứ mệnh của con người với thiên nhiên

Đán.h thức Ba Vì, nếu cứ suy nghĩ bảo tồn di sản theo lối thông thường thì nó sẽ mãi mãi bị chôn vùi, hoang sơ, tàn lụi.

Đán.h thức Ba Vì là sứ mệnh của con người với thiên nhiên - Hình 1

Cần lối tư duy mới để đán.h thức Ba Vì. Ảnh: HA.

Vừa đậm phong cách Pháp vừa phù hợp với Việt Nam

Từ nhiều năm trước, giới nghiên cứu quy hoạch ở Việt Nam đã xác định, Ba Vì là dãy núi rất quan trọng trong bố cục quy hoạch của Thủ đô Hà Nội. Việc kết nối không gian tâm linh của núi Tản Viên với không gian đô thị lịch sử Hà Nội nghìn năm rất có ý nghĩa trong việc tạo dựng trục không gian kết nối.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Ba Vì nằm trong khu vực hành lang xanh, khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp...

Ba Vì cũng được quy hoạch khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, các vùng nông nghiệp năng suất cao. Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị...

Với Vườn Quốc gia Ba Vì, đây không chỉ là "lá phổi xanh" của vùng Hà Nội mà còn mang những giá trị văn hóa, tâm linh, đặc biệt núi Ba Vì vẫn được coi là ngọn núi Tổ của Việt Nam.

Có lẽ chính vì vậy, khi Tập đoàn Melia Hotels International đầu tư nhằm phát huy giá trị các phế tích ở Vườn Quốc gia Ba Vì đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là trong các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, bảo tồn...

Đán.h thức Ba Vì là sứ mệnh của con người với thiên nhiên - Hình 2

Vườn Quốc gia Ba Vì - lá phổi xanh vùng Thủ đô. Ảnh: HA.

Qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa những phế tích các công trình người Pháp đã xây dựng không chỉ riêng ở Ba Vì mà nhiều nơi khác như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Đà Lạt (Lâm Đồng)... gần như tất cả các chuyên gia đều phải thừa nhận: Từ hàng trăm năm trước, người Pháp thực sự đã rất tài tình và rất tinh tế khi quy hoạch chi tiết, xây dựng các công trình vừa mang đậm phong cách kiến trúc Pháp nhưng lại vừa được điều chỉnh phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Đối với Ba Vì, theo Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nói rằng, người Pháp đã khảo sát, nghiên cứu đầy đủ và chuẩn mực để có một quy hoạch phù hợp nhất.

"Đặc biệt, những khu nghỉ dưỡng được quyết định xây dựng ở độ cao 400m, 600m, 700m, 800m và 1.000m, nhằm kết nối Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng trên dãy núi Ba Vì linh thiêng đều có quy hoạch rất chi tiết trên bản đồ địa hình, được đo đạc, lựa chọn trên từng đường đồng mức của địa hình để bố trí các công trình phù hợp", kiến trúc sư Trần Ngọc Chính trầm trồ trong chuyến khảo sát các phế tích giữa non thiêng núi Tản.

Còn theo Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, các dấu tích kiến trúc thời thuộc Pháp tại khu vực cốt 600 - 800 ở lưng chừng núi Ba vì là minh chứng cho những nỗ lực thâm nhập, chăm sóc và chung sống của con người với thiên nhiên vùng rừng núi trong một giai đoạn lịch sử. Các phế tích này là những dấu tích quan trọng của di sản quy hoạch, kiến trúc vùng núi rừng đặc trưng thời thuộc Pháp.

May mắn thay, theo các chuyên gia, Melia Ba Vi Mountain Retreat là dự án được tạo dựng bằng kiến trúc có quan tâm đến không gian cảnh quan và có hình thức kiến trúc phù hợp, không phục dựng lại kiến trúc Pháp cũ nhưng cũng không hẳn là làm mới. Kế thừa được những tinh hoa của lối quy hoạch lấy thiên nhiên làm tài nguyên nhưng đồng thời cũng phát huy thêm, tôn vinh thêm vẻ đẹp, giá trị cốt lõi là thiên nhiên.

Đán.h thức Ba Vì là sứ mệnh của con người với thiên nhiên - Hình 3

Melia mà phong cách tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên. Ảnh: HA.

Đán.h thức Ba Vì là trách nhiệm của thế hệ

Alvaro Paredes, một trong những kiến trúc sư phục dựng các phế tích Pháp trên núi Ba Vì để thực hiện dự án Melia Ba Vì Mountain Retreat đã chia sẻ: Ngay khi đến Ba Vì, điều đầu tiên cảm nhận được đó là một nơi rất khác biệt với rất nhiều dấu ấn lịch sử không chỉ trên các công trình mà còn ở không gian nơi đây.

Ngay lập tức chúng tôi đã có suy nghĩ phải bảo tồn được bởi lẽ đây chính là giá trị cốt lõi, là linh hồn của dự án. Sự giàu đẹp và phong phú của các công trình lịch sử nơi đây, không chỉ là ở các phế tích, mà bạn còn thấy cả một câu chuyện lịch sử, văn hóa của người Pháp khi họ ở Việt Nam đầu thế kỷ trước.

Vì thế, câu hỏi đầu tiên đặt ra cho một nhà thiết kế như tôi đó là chúng ta muốn thấy nơi này trông ra sao? Chúng ta muốn thiết kế như thế nào và sẽ làm gì với những thứ sẵn có ở đây?

Đán.h thức Ba Vì là sứ mệnh của con người với thiên nhiên - Hình 4

Vẻ đẹp mang giá trị lịch sử của những phế tích ở Ba Vì. Ảnh: HA.

"Đây là một nơi không giống nơi nào ở Việt Nam. Do đó câu trả lời rất rõ ràng cho chúng tôi là phải bảo tồn nơi này và phát huy các phế tích một cách hài hòa, phải để mọi người có thể chiêm ngưỡng các công trình trước đây. Tôi nghĩ, Ba Vì thực sự là một cơ hội tốt để tạo ra một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời, chứ không chỉ là một công cụ kinh doanh", Alvaro Paredes nói.

Với phương châm "Bảo tồn để phát triển- Phát triển để bảo tồn", các chuyên gia đán.h giá, Melia Ba Vì Mountain Retreat đang phát huy giá trị thương hiệu của mình, đã nghiên cứu toàn diện từ quy hoạch, từ tổ chức không gian đến các giải pháp phát huy hiệu quả các phế tích Pháp tại khu nghỉ Ba Vì để tôn tạo theo hướng kiến trúc xanh, thông minh phù hợp với yêu cầu phục vụ tốt nhất, văn minh hiện đại nhưng vẫn phải gìn giữ được bản sắc kiến trúc nguyên bản một cách có chọn lọc...

Tuy nhiên, để "người đẹp" được "đán.h thức" thực sự vẫn cần một quy hoạch tổng thể. Từ giao thông, nguồn nước, môi trường... đặc biệt là về quản lý và phát triển dự án.

Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong dãy núi Ba Vì được chia thành 3 cấp độ quản lý, trong đó, từ cao độ 400- 1.200 là rừng nguyên sinh được bảo vệ đặc biệt cấp Quốc gia nên những hcuyeen gia nghiên cứu cho rằng cần phải xem xét về góc độ quản lý thuộc Bộ NN-PTNT trong công tác quản lý từng khu du lịch.

Các hoạt động bảo tồn, tôn tạo hay xây dựng bổ sung cần đảm bảo những nguyên tắc quan trọng là tuân thủ hệ thống các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt về xây dựng, lâm nghiệp, giao thông, bảo vệ môi trường...

Không phá vỡ hay tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, cảnh quan, thiên nhiên. Tôn trọng các tư liệu, dấu tích lịch sử, văn hóa và đảm bảo tính khoa học trong các lĩnh vực bảo tồn, phát triển kinh tế, xã hội.

"Để tuân thủ những nghiên tắc này, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng và những bước đi thận trọng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng đây là việc có tính thực tế và khả thi. Những gì đã làm trong giai đoạn 1 của Melia Ba Vì Mountain Retreat có thể coi là những thử nghiệm thành công, có thể từ đó rút ra những bài học để áp dụng và phát huy tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo", Kiến trúc sư Lê Thành Vinh khẳng định phải thực hiện điều đó như một trách nhiệm của thế hệ và sứ mệnh của con người với thiên nhiên vĩ đại và thiêng liêng.

Ông Cao Chí Công , nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đán.h giá, dự án Melia Ba Vi Mountain Retreat trong giai đoạn I đã quy hoạch chi tiết việc xây dựng 55 công trình và đã triển khai đúng theo quy định của pháp luật.

Theo ông Công, chủ đầu tư đã thuê môi trường rừng của Vườn Quốc gia Ba Vì diện tích 60 ha, quá trình thự hiện dự án, độ che phủ rừng không những không mất đi thậm chí còn tăng lên. Việc xây dựng phục hồi các phế tích cũng không làm ảnh hưởng môi trường sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì đồng thời tạo ra cảnh quan rất đẹp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Việt Nam từ trên cao: Bình minh trên những đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
07:18:37 17/10/2024
4 resort Việt Nam lọt top tốt nhất thế giới
06:59:35 17/10/2024
Hà Giang sẵn sàng đón du khách trong mùa hoa tam giác mạch
07:37:26 18/10/2024
Chính thức vận hành khu cảnh quan thác Bản Giốc Đức Thiên
07:25:10 17/10/2024
Việt Nam - điểm đến gắn bó đặc biệt của Anthony Bourdain
06:54:41 17/10/2024
Khám phá 5 ngọn núi lửa triệu năm ở Việt Nam
06:57:10 17/10/2024
Việt Nam lọt top 20 quốc gia được du khách yêu thích nhất
06:58:41 18/10/2024
Khám phá Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
07:03:19 18/10/2024

Tin đang nóng

MC Quyền Linh lần đầu lên tiếng chuyện "ăn gian" giúp gia đình Phạm Thoại thoát nghèo
13:34:51 18/10/2024
Công bố CCTV trước khi Liam Payne ngã lầu t.ử von.g, phát hiện điểm bất thường trong cái chế.t của nam ca sĩ
16:06:42 18/10/2024
Hình ảnh đại diện của Nhất Dương gây đa.u xó.t
13:32:09 18/10/2024
Đang đi làm, ông bố nhận được cuộc gọi từ cô giáo yêu cầu đến trường gấp rồi suýt ngất khi thấy sinh vật lạ bên trong balo của con
15:05:28 18/10/2024
Từng bị đắp chiếu vì tưởng đã t.ử von.g, người đàn ông trẻ sống sót kỳ diệu
13:38:55 18/10/2024
Concert của Uyên Linh diễn ra đúng thời điểm cạnh tranh gay gắt, giá vé cao, chỉ mời vỏn vẹn 2 nghệ sĩ
13:52:07 18/10/2024
Công bố nguyên nhân cái chế.t của Liam Payne (One Direction)
15:03:46 18/10/2024
Hé lộ tài sản bị tịch thu của 3 MC và diễn viên vừa bị bắt giam
17:41:31 18/10/2024

Tin mới nhất

Một nơi ở Việt Nam có cảnh đẹp ngang ngửa phim hoạt hình Ghibli của Nhật Bản, dân tình thi nhau truy lùng địa chỉ

07:35:00 18/10/2024
. Trong số đó, những cảnh phim gây ấn tượng mạnh cho người xem chính là những khung cảnh như đồi núi, bãi cỏ, cánh đồng vừa hùng vĩ lại không kém phần thơ mộng.

Mê mẩn ruộng bậc thang chín vàng giữa núi rừng Măng Đen

07:30:45 18/10/2024
Cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 10 km ruộng bậc thang Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện KonPlong (Kon Tum), là một trong những điểm đến đẹp nhất của du lịch sinh thái Măng Đen, đặc biệt là vào mùa lúa chín.

Việt Nam vào Top 20 quốc gia được yêu thích nhất toàn cầu

07:27:36 18/10/2024
Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveler đã công bố giả.i thưởn.g Readers Choice Awards 2024, Việt Nam vinh dự được xếp trong danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất bởi du khách toàn cầu.

Quảng Ninh cần làm gì để phát huy giá trị di sản độc đáo Vịnh Hạ Long?

07:25:16 18/10/2024
Vịnh Hạ Long không còn làng chài nghìn năm tuổ.i, những vùng nuôi trồng thủy hải sản đẹp cũng đang mất dần; những bãi biển đẹp thì đầy rác, ô nhiễm nước thải, tiếng ồn và ánh sáng...

Việt Nam lọt danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất bởi du khách toàn cầu

07:23:02 18/10/2024
Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveler đã công bố Giả.i thưởn.g Readers Choice Awards 2024. Việt Nam được xếp trong danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất bởi du khách toàn cầu.

Trải nghiệm công nghệ số khám phá di tích Hải Vân Quan

07:20:40 18/10/2024
Ngày 17/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, vừa phối hợp với Công ty CP Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác

Khám phá Việt Nam và những hành trình đầy kỷ niệm của Hải Hà

07:18:28 18/10/2024
Với đôi chân không mỏi, Hải Hà đã ghi dấu ấn tại nhiều vùng đất nổi tiếng như Sa Pa, Mộc Châu, Cao Bằng, Tam Đảo, Hà Giang, Quy Nhơn, Quảng Bình và Ninh Bình.

Du lịch Ấn Độ: 'Tiểu Tây Tạng' Ladakh hút khách trái mùa

07:15:55 18/10/2024
Được thúc đẩy bởi mơ ước trải nghiệm mùa thu rực rỡ tại vùng đất tâm linh Ladakh, một nhóm du khách Việt Nam chia sẻ cảm nhận sau hành trình trải nghiệm tiểu Tây Tạng trên đất Ấn Độ trái mùa.

Tây Ban Nha càng đuổi, khách du lịch càng đông

07:12:59 18/10/2024
Quá tải du lịch, người dân Tây Ba Nha biểu tình phản đối trước tình trạng du khách ồ ạt kéo đến và làm ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày.

3 năm liên tiếp Phú Quốc vào top những đảo tuyệt vời nhất thế giới

07:10:31 18/10/2024
Phú Quốc là đại diện Việt Nam duy nhất trong top đảo tuyệt nhất thế giới, đạt Giả.i thưởn.g Readers Choice Awards 2024 của tạp chí Condé Nast Traveler.

Dấu ấn du lịch Sóc Trăng

07:08:23 18/10/2024
Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển...

Trải nghiệm mới ở vùng chiến khu xưa

07:05:59 18/10/2024
Nhằm hướng tới đưa Tân Trào trở thành Khu du lịch Quốc gia, đồng thời tập trung nâng cao, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mang bản sắc địa phương

Có thể bạn quan tâm

Vụ sao Thái Lan bị bắt vì lừ.a đả.o: Lời cảnh tỉnh cho sao Việt

Sao châu á

19:30:42 18/10/2024
Diễn viên Thái Lan Sam Yuranunt Pamornmontri, Kan Kantathavorn và Min Pechaya bị bắt giữ vì liên quan đến vụ việc lừ.a đả.o hơn 300 tỉ đồng.

Anh Tây nức nở nói không nên lời khi lần đầu được ăn món tuổ.i thơ của nhiều người Việt

Netizen

19:24:04 18/10/2024
Một món ăn bất hủ theo thời gian, gắn liền với biết bao thế hệ người Việt, nay lại tiếp tục chinh phục trái tim của du khách nước ngoài.

Kenya cách chức Phó Tổng thống

Thế giới

19:16:49 18/10/2024
Ông Rigathi Gachagua, 59 tuổ.i, đã phải nhập viện vào thời điểm bỏ phiếu, trở thành phó tổng thống đầu tiên bị cách chức theo thủ tục quy định trong Hiến pháp năm 2010. Ông Ruto sẽ có 14 ngày để bổ nhiệm phó tổng thống mới.

Chân tướng kẻ sá.t hạ.i bạn gái trong nhà nghỉ ở Đà Nẵng

Pháp luật

18:50:53 18/10/2024
Cơ quan công an đã khởi tố Phan Văn Minh - nghi phạm sá.t hạ.i bạn gái trong nhà nghỉ ở Đà Nẵng vì mâu thuẫn tình cảm.

Dừng phà quân đội, lắp lại cầu phao Phong Châu

Tin nổi bật

18:43:59 18/10/2024
Sau gần 3 ngày hoạt động, lực lượng công binh đã dừng hoạt động phà chuyên dụng của quân đội để tái lắp cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

3 con giáp đón tin vui trong tháng 11: Quý nhân tới cửa giúp đỡ, vận đào hoa rực rỡ, tiề.n bạc tràn trề

Trắc nghiệm

18:42:11 18/10/2024
Tháng 11 này, vũ trụ sẽ dành tặng những bất ngờ ngọt ngào cho 3 con giáp may mắn. Ai sẽ là những người được Thần tài chiếu cố, tình duyên nở hoa và sự nghiệp thăng tiến? Hãy cùng khám phá ngay!

Phản ứng của Phương Lan sau khi Phan Đạt lên làm việc với Sở thông tin TP.HCM

Sao việt

18:05:11 18/10/2024
Phương Lan chia sẻ khoảnh khắc đi du lịch tại Thái Lan sau khi Phan Đạt được mời lên làm việc theo đơn cáo của Minh Dự

Nữ MC gợi cảm nhất Vbiz khoe đường cong nón.g bỏn.g với đầm dạ hội

Phong cách sao

17:56:18 18/10/2024
Trong bộ sưu tập thu đông 2024 sắp ra mắt, nhà thiết kế Hà Duy đã mời nữ MC gợi cảm Phương Mai làm mẫu với 6 mẫu đầm dạ hội tôn trọn lên body nón.g bỏn.g của cô.

Ông trùm Hưng 'khẹc' Chí Trung tiết lộ cảnh quay cuối phim 'Độc đạo'

Hậu trường phim

17:47:15 18/10/2024
Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Chí Trung chia sẻ cảnh quay cuối cùng của mình trong phim Độc đạo ở bối cảnh trụ sở công an.

Đấu Trường Chân Lý: Học hỏi lối chơi Daeja - Bang Hội từ các cao thủ

Mọt game

17:24:42 18/10/2024
Nếu các bạn còn nhớ thì ở đầu phiên bản 12.12, Volibear và Daeja đã được Riot Games tăng quá nhiều sức mạnh và trở nên mất kiểm soát. Vì vậy mà họ buộc phải tung ra một bản vá khẩn cấp nhằm giảm sức mạnh 2 vị tướng này

Người Việt hút thuố.c 49.000 tỷ đồng/năm, chữa bệnh liên quan tốn 108.000 tỷ

Sức khỏe

16:57:14 18/10/2024
Trong một năm, người Việt chi 49.000 tỷ đồng để tiêu thụ thuố.c l.á, nhưng tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, t.ử von.g sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuố.c l.á lên đến 108.000 tỷ đồng.