Muốn an toàn và khỏe mạnh, đây là 8 điều không nên làm khi ở khách sạn bạn cần lưu ý
Tiết lộ số phòng cho người lạ, không kiểm tra giường ngủ trước khi nằm,…là 2 trong những điều không nên làm trong phòng khách sạn.
Khi đi du lịch, có thể bạn coi khách sạn như là “ngôi nhà nơi phương xa” của mình, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn nên quá thoải mái làm mọi thứ trong căn phòng đó. Phòng khách sạn là không gian công cộng được hàng trăm người lạ sử dụng mỗi năm, trong đó có cả bạn, vì vậy không thể tránh khỏi những bất cập về vấn đề vệ sinh hay an ninh. Dưới đây là những điều không nên làm khi ở khách sạn mà bạn cần chú ý để bảo vệ sức khỏe cũng như sự an toàn của bản thân và gia đình.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phòng khách sạn là một trong những nơi bẩn nhất, ẩn chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng ở khắp mọi nơi. Trong khi những nơi như bồn cầu, bồn rửa tay là bề mặt bẩn mà bạn cần cảnh giác, thì có một thứ tưởng chừng đơn giản nhưng còn là nơi trú ngụy của vi khuẩn nguy hiểm hơn những nơi khác trong phòng, đó là các loại điều khiển.
Điều khiển tivi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn
Điều này không có nghĩa là bạn không thể sử dụng điều khiển ti vi hay điều hòa. Tuy nhiên, trước khi động vào chúng, hãy dùng khăn lau kháng khuẩn hoặc xịt kháng khuẩn rồi dùng khăn giấy để làm sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và người thân, đặc biệt trong mùa Covid.
Quá nhiều câu chuyện về các vụ trộm cắp tại khách sạn đã xảy ra, và bạn hãy nhớ một trong những điều không nên làm trong phòng khách sạn đó là để những vật có giá trị quá lộ liễu. Nếu phòng có sẵn một két sắt mini, hãy cho những vật dụng có giá trị của bạn như trang sức, đồng hồ đắt tiền, đôi bông tai xịn vào đó. Tất nhiên bạn sẽ cần trả một khoản phí nhỏ để khách sạn bảo đảm những đồ dùng đó được giữ an toàn và chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp.
Hãy bảo quản cẩn thận những đồ dùng có giá trị
Video đang HOT
Nếu không có, hãy cất giữ chúng ở nơi kín đáo có thể “đánh lừa” kẻ trộm, ví dụ như hộp thuốc, hộp đựng vitamin rỗng,….hoặc luôn mang theo bên mình. Bạn cần lưu ý điều này đặc biệt trong các chuyến du lịch châu Âu, du lịch nước ngoài,…đến nơi đất khách không có người thân quen.
Phòng khách sạn của bạn hoàn toàn không phải là riêng tư trừ khi bạn treo biển “ Không làm phiền”. Nếu bạn muốn một mình hoặc những cặp đôi muốn có không gian riêng tư, hãy chắc chắn rằng nhân viên và phục vụ khách sạn biết điều đó, bằng cách treo tấm biển “Không làm phiền” ở cửa.
Treo biển “Không làm phiền” khi cần thiết
Nhiều người vô tính nói số phòng quá to khi nhận phòng khách sạn mà không đề phòng những rủi ro không may có thể xảy ra nếu người lạ biết được số phòng. Đây cũng là một điều không nên làm khi ở khách sạn bạn cần chú ý.
Tránh tiết lộ số phòng cho người lạ
Đừng nói to số phòng của bạn khi nhận phòng, tại nhà hàng hoặc với người lạ mà bạn vừa gặp, đó không phải là một ý kiến hay. Nếu bạn muốn gặp một người mới, hãy đồng ý gặp ở một không gian công cộng.
Mở cửa ngay lập tức là phản ứng tự nhiên của hầu hết du khách khi có tiếng gõ cửa vang lên, tuy nhiên đó không phải là điều bạn nên làm. Theo kinh nghiệm du lịch của nhiều du khách, hãy đảm bảo rằng bạn biết ai đó đang ở trước cửa, ngay cả khi bạn đang chờ dịch vụ phòng.
Hãy cẩn thận trước khi mở cửa
Thậm chí khi có việc đột xuất cần ra ngoài, luôn nhớ khóa cửa để không bị xâm phạm quyền riêng tư hoặc một vị khách bất ngờ nào đó đột nhập phòng của bạn.
Bạn có bao giờ kiểm tra giường ngủ, nệm hoặc chăn gối trước khi đặt lưng xuống giường khách sạn không? Nệm ở khách sạn thường không được giặt thường xuyên và vô tình trở thành nơi trú ngụ cho loài rệp đáng ghét.
Kiểm tra giường ngủ để tránh rệp, bọ
Đặt lưng ngay xuống giường khi vào phòng là điều không nên làm khi ở khách sạn, hãy dành vài phút kiểm tra lại gối, chăn, giường và nệm xem có “vật thể lạ” nào hay vết bẩn xuất hiện hay không. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu nhân viên thay ga giường hoặc đổi nệm nếu phát hiện có điều bất thường.
Những món ăn vặt hấp dẫn với giá cắt cổ là thứ thường được đặt trong minibar để “quyến rũ” du khách. Ngay cả một thanh socola hay một gói snack nhỏ cũng có thể có giá cao hơn gấp nhiều lần so với khi bạn mua tại cửa hàng tiện lợi.
Đồ ăn ở quầy minibar luôn rất đắt đỏ
Tốt hơn hết, hãy luôn chuẩn bị một ít đồ ăn vặt khô trong hành lý của bạn, đề phòng cơn thèm ăn hoặc cơn đói ập đến. Bạn sẽ không còn thấy hấp dẫn bởi quầy minibar trong phòng nữa và tiết kiệm được kha khá chi phí cho chuyến đi.
Trên đây là 7 điều không nên làm khi ở khách sạn mà du khách nào cũng cần lưu ý để có chuyến đi an toàn, khỏe mạnh và tiết kiệm.
Người Việt ưu tiên khách sạn khử trùng phòng hàng ngày
Các tiêu chuẩn chọn khách sạn của du khách Việt trong Covid-19 là khử trùng phòng hàng ngày, được nhận khẩu trang, nước kháng khuẩn tại khu vực công cộng,...
Một khảo sát do nền tảng đặt du lịch trực tuyến Agoda thực hiện chỉ ra những tiêu chí của du khách Việt khi chọn khách sạn, khu nghỉ dưỡng và căn hộ homestay cho chuyến đi trong thời "bình thường mới". Theo đó, 24% người tham gia khảo sát cho biết yếu tố "Khử trùng phòng hàng ngày" là ưu tiên hàng đầu họ cân nhắc khi chọn nơi lưu trú;14% mong muốn nhận được khẩu trang, nước kháng khuẩn, găng tay... tại khu vực công cộng của nơi lưu trú.
Nhân viên dọn dẹp vệ sinh và khử khuẩn ở khu vực công cộng của khách sạn. Ảnh: Eastin Grand Nha Trang
Ngoài ra, khảo sát hồi tháng 6/2020 cho thấy Việt Nam dẫn đầu trong khu vực về "Tính bền vững" (thân thiện với môi trường), khi 17% người tham gia chọn đây là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn khách sạn. Điều này cho thấy khách Việt vẫn mong các khách sạn lưu tâm đến vấn đề môi trường, giảm thiểu rác thải và hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Khảo sát ghi nhận phản hồi từ 2.300 người đến từ 8 quốc gia gồm Australia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Arab Saudi, Việt Nam và Mỹ.
Agoda vừa ra mắt tính năng chứng nhận HygienePlus để du khách có thể tìm được các nơi ở đáp ứng quy chuẩn phòng dịch đạt chuẩn. Tính năng bao gồm một bảng liệt kê các tiêu chí dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về y tế mà các khách sạn hướng tới. Các tiêu chí gồm: huấn luyện nhân viên về các biện pháp an toàn; nhận/trả phòng không tiếp xúc; kiểm tra thân nhiệt cho nhân viên và khách lưu trú; nhân viên đeo tấm che mặt; trang bị tấm kính bảo vệ tại các khu vực chung; khử trùng hàng ngày tại khu vực lưu trú và phòng ở; cung cấp khẩu trang, thiết bị tiệt trùng và nước rửa tay cho khách; sắp xếp khu vực ăn uống an toàn và các biển báo đảm bảo giãn cách.
Chuẩn bị gì cho kỳ du lịch an toàn khi hết dịch? Nếu bạn cần những kỳ nghỉ dưỡng an toàn và ý nghĩa, đừng bỏ qua những mẹo sau đây khi ngành du lịch hoạt động trở lại sau mùa dịch. 1. Đi tàu: Đại dịch Covid-19 khiến không ít tín đồ du lịch phải lựa chọn những điểm đến gần nơi cư trú hơn để khám phá. Đó có thể là những thị...