Muốn ăn dứa sạch, học ngay cách trồng dứa siêu nhanh từ phần ngọn bỏ đi
(Emdep.vn) – Trong khi đợi dứa ra quả thì bạn có thể bày chậu dứa làm cảnh, trang trí nhà rất hay đấy!
Dứa là một loại quả cực kỳ bổ dưỡng với nhiều công dụng khác nhau được mọi người ưa thích. Mùa hè, nghĩ đến những miếng dứa mát lạnh hay ly sinh tố dứa thơm ngon là đã thấy thèm. Còn gì tuyệt vời hơn là khi được thưởng thức trái dứa do chính tay mình trồng và chăm bón, giờ hãy bắt tay vào tự trồng ngay vài chậu cây từ phần ngọn bỏ đi , vừa trang trí nhà, vừa đợi quả “một công đôi việc” thôi.
Bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ đơn giản sau:
- Một quả dứa chưa chín hẳn, lá ở ngọn xanh còn tươi, xanh non.
- Cốc nước
- Chậu trồng nhỏ
- Đất trồng cây
Video đang HOT
Cách trồng từ ngọn cực kỳ đơn giản như sau:
Đầu tiên, giữ chặt phần ngọn dứa và xoắn phần này ra, cách xoắn sẽ giúp phần ngọn dính ít thịt dứa hơn là dùng dao cắt, còn quả dứa thì bạn có thể để lại đợi đến khi chín và thưởng thức hoặc làm các món ngon với dứa xào.
Tiếp theo, dùng dao cắt phần thịt còn lại ở ngọn dứa cùng những lá già màu nâu đi.
Bóc các lá dứa dần dần ra cho đến khi bạn thấy một vài chiếc rễ màu trắng xuất hiện ở phần mép ngoài.
Lấy một ly nước và đặt ngọn dứa vào sao cho nước chỉ ngập đến phần gốc phía dưới, chú ý thay nước 2-3 ngày một lần và đặt cốc nước ở chỗ có ánh nắng để dứa ra rễ.
Sau khoảng 10 ngày, dứa sẽ ra rễ trắng nhỏ, đợi đến khi rễ dài thêm thì bạn có thể đem ra trồng ngoài đất.
Bạn chú ý để chậu dứa ở góc nhiều nắng và tưới hằng ngày nhé! Khi tưới chú ý không đổ trực tiếp vào đất mà tưới vào giữa lá cho nước từ từ chảy xuống thấm vào đất.
Giờ thì vừa ngắm chậu dứa xinh xinh, vừa đợi dứa ra quả thôi. Chúc các bạn có dứa ăn suốt hè nhé!
(Theo Du Jin/ Khám phá)
Thu nhập tăng gấp 4 khi trồng khóm trên đất chua phèn
Với mục đích chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, nhiều nông dân ở xã Lâm Tân (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn áp dụng trồng cây khóm (dứa) trên đất trũng phèn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả cao
Là vùng đất trũng phèn nên trước đây ở xã Lâm Tân trồng lúa không hiệu quả. Sau đó, một số hộ dân trên địa bàn đã chuyển đổi sang trồng khóm. Bà Trương Thị Gọn ở ấp Tân Lộc là một trong những hộ tiên phong trồng khóm ở xã cho biết: "Năm 2009, gia đình tôi trồng 5 công khóm, sau hơn một năm cho thu hoạch, thấy có hiệu quả, nên mở rộng thêm diện tích, đến nay đã trồng được hơn 3ha khóm.
Mô hình trồng khóm của anh Sang cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: C.L
Tỉnh Sóc Trăng hiện đang có khoảng 19 mô hình khuyến nông có hiệu quả, trong đó huyện Thạnh Trị đang triển khai 6 mô hình. Từ khi phát hiện mô hình trồng khóm trên vùng đất trũng phèn đạt hiệu quả, huyện đã chủ trương vừa quan sát, vừa hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, vừa chủ động nhân rộng mô hình ở những vùng phèn, mặn.
Trồng khóm đầu tư nhẹ nhưng thu lợi nhuận hàng năm ổn định hơn so cây lúa rất nhiều. Trung bình một công khóm sẽ thu lãi được từ 9 - 10 triệu/năm, gấp 4 lần lúa. Hơn nữa, đây là vùng đất phèn nên khóm rất ngọt, được người mua ưa chuộng".
Cùng suy nghĩ, anh Trần Thanh Sang cùng ngụ ấp Tân Lộc cho biết: "Thấy người bà con trồng khóm có hiệu quả nên tôi cũng trồng theo, lúc đầu tôi chỉ trồng 3 công, sau đó trồng thêm 2 công nữa. Sau khi trừ chi phí, thu lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/năm. Tôi đang dự định chuyển diện tích 5 công trồng hoa huệ kém hiệu quả sang trồng khóm". Theo nhiều nông dân ở xã Lâm Tân, đối với đất phèn trồng lúa hay trái cây, mía đều trụ không nổi, chỉ có cây khóm là thích ứng tốt và còn có thể chịu được mặn. Cây khóm dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, chăm sóc đơn giản. Sau khi trồng khoảng 14 - 18 tháng, khóm sẽ cho thu hoạch quanh năm. Ở đất có độ mặn cao, một vườn khóm có thể cho thu nhập đến 10 năm; còn ở đất phèn có độ mặn thấp thì vườn khóm cho thu nhập từ 5 - 7 năm.
Phù hợp với địa phương
Ông Liêu Sơn Nhì - Chủ tịch UBND xã Lâm Tân thông tin: "Cây khóm bén duyên trên vùng đất trũng phèn ở xã Lâm Tân đã được 8 năm. Qua thời gian theo dõi, bước đầu đánh giá đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư nhẹ. Hiện nay, toàn xã có gần 10ha diện tích trồng khóm. Thời gian tới, nếu tập hợp đủ dân, xã sẽ mở lớp tập huấn và hỗ trợ cho người dân vay vốn, chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng khóm".
Ông Trần Trang Nhã - Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thạnh Trị cho biết thêm: "Trước đó, người dân trên địa bàn trồng theo kiểu tự phát, lấy giống từ Tắc Cậu (Kiên Giang) về trồng. Năm 2014, huyện phát hiện mô hình, thấy bước đầu có hiệu quả nên đầu tư trên 3ha về vốn và giống cho người dân. Bước đầu nhận thấy giá khóm ổn định, người dân đều có lãi, huyện sẽ nhân rộng ra trên địa bàn ở hai xã Lâm Tân và Thạnh Tân".
"Mô hình trồng khóm trên đất trũng phèn được xem là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Mong rằng mô hình này mở ra hướng sản xuất bền vững cho người dân" - ông Nhã nhấn mạnh.
Theo Danviet
2017 rồi, ăn dứa là phải biết làm việc này! Tận dụng những phần "còn sót lại" của quả dứa sau khi ăn, bạn có thể tự mình làm nên điều kì diệu dưới đây! Chúng ta vẫn thường có thói quen ăn dứa xong rồi... đổ vỏ là xong. Thế nhưng, các bạn có biết, phần lá phía trên quả dứa còn có những công dụng khác vô cùng hữu ích. Hãy...