Muỗi có làm trầm trọng thêm sự lây lan của coronavirus?
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng muỗi không thể làm trầm trọng thêm sự lây lan của coronavirus.
Theo nhà côn trùng học người Nga, chuyên gia DNA Konstantin Kitaev, muỗi và ruồi không phải là vật mang mầm bệnh coronavirus mới.
“Côn trùng không phải là vật truyền nhiễm COVID-19. Người Trung Quốc đã thực hiện một nghiên cứu trong đó họ phát hiện ra rằng vật hút máu, và thậm chí, kể cả ruồi, không lây lan coronavirus. Do đó, không có gì phải sợ theo nghĩa này”, chuyên gia Kitaev nói.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, nhà côn trùng học Julia Lovtsova giải thích thêm: Muỗi thực sự có khả năng lây nhiễm, chẳng hạn như sốt rét, sốt vàng da hoặc sốt xuất huyết, nhưng không có bằng chứng về khả năng lây nhiễm COVID-19 của chúng.
“Về mặt lý thuyết có thể tưởng tượng rằng người bệnh hắt hơi trên bàn tay, một con ruồi ngay lập tức ngồi trên bàn tay đó, sau đó bay qua một người khác và lây nhiễm cho anh ta, nhưng xác suất là rất nhỏ”, bà Julia Lovtsova chia sẻ.
Đợt bùng phát bệnh COVID-19 do chủng coronavirus mới SARS-CoV-2 gây ra đã được phát hiện vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Bây giờ virus đã lan sang hầu hết các quốc gia trên thế giới, hơn 1,27 triệu người đã bị nhiễm bệnh và hơn 69 nghìn người tử vong.
Phát hiện ong 'nửa đực, nửa cái' cực hiếm
Các nhà khoa học vừa tìm thấy con ong 'nửa đực, nửa cái' và cho rằng nó không giống bất cứ sinh nào từng quan sát được trước đây.
Con ong đặc biệt này có phần thân mình dày 4 mm, thuộc giống ong megachile amoena, sống chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ.
"Đây là sinh vật đáng chú ý, không giống bất cứ sinh vật nào tôi từng quan sát trước đây", nhà côn trùng học Erin Krichilsky tới từ Đại học Cornell nói. Ông cũng là người tìm thấy con ong trong cánh rừng trên đảo Barro Colorado, Panama.
Điểm kỳ lạ mà Krichilsky nói đến nằm ở chỗ con ong này mang các đặc điểm của giống cái ở bên phải và đặc điểm giống đực ở bên trái. Nó giống như thể một con ong đực và một con ong cái bị chia đôi sau đó hợp nhất. Phần vòi của nó nhô ra ở nửa thân phải.
Con ong "nửa đực, nửa cái" thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. (Ảnh: Scienec Alert)
Các nhà khoa theo dõi con ong này trong 4 ngày và phát hiện nó dậy sớm hơn một chút so với đồng loại. Tuy nhiên, thời gian nó hoạt động năng nổ nhất trong ngày gần giống với hành vi của con cái. Điều này cho thấy các hành vi kiếm ăn của ong megachile amoena có liên quan mật thiết tới phần bên phải của não.
"Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hơn về sự khác biệt nhịp sinh học dựa trên giới tính ở loài này. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu mô hình hoạt động không bình thường của con ong nửa đực, nửa cái này tới từ đâu", ông Krichilsky cho hay.
Cách đây 20 năm, các nhà khoa học từng phát hiện con megachile amoena "nửa đực, nửa cái".
Thông thường, một trứng ong sẽ biến thành con cái nếu được thụ tinh, các trứng không được thụ tinh sẽ tạo ra con đực. Nhưng nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng nếu tinh trùng từ cá thể thứ 2 hoặc thậm chí thứ 3 xâm nhập vào trứng đã được thụ tinh, nó có thể phân chia tạo ra mô đực dẫn tới một cá thể "nửa đực, nửa cái" như trên.
1,2 triệu năm trước: loài người đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Có một thảm họa xảy ra cách đây khoảng 1 triệu năm với sức hủy diệt ít nhất cũng bằng núi lửa Toba phun trào và gần như đã tiêu diệt hết loài người. Các nhà khoa học cho rằng trong thời gian 1 triệu năm bắt đầu từ cách đây 1,2 triệu năm, khi tổ tiên chúng ta đang trong quá trình...