Mười cô gái Lam Hạ qua hồi tưởng của người Trung đội trưởng dân quân
Gần 60 năm đã trôi qua, người dân Lam Hạ chưa bao giờ quên được cái ngày mà 10 cô gái thanh niên xung phong đã ngã xuống vì đất nước, quê hương. Lam Hạ anh hùng còn được xem là Đồng Lộc của Miền Bắc – Nơi có 10 “bông hoa bất tử”.
Vào những năm đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lam Hạ trở thành trọng điểm giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam. Chính vì là cứ điểm quan trọng, nên Lam Hạ luôn hứng chịu những trận mưa bom của quân địch. Từ tháng 10/1966 đến hết năm 1967, Lam Hạ là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt để bảo vệ trọng điểm giao thông Phủ Lý và các vùng phụ cận của quân ta với máy bay của đế quốc Mỹ.
Ở Lam Hạ, khi đó, ngoài bộ đội chủ lực còn có cả dân quân địa phương cùng tập trung đánh địch. Lực lượng nữ dân quân xã Lam Hạ được thành lập với nhiệm vụ chiến đấu bên những trận địa pháo 37 ly bắn máy bay Mỹ. Trong một trận đánh vào năm 1966, mười nữ dân quân Lam Hạ có tuổi đời từ 16 đến ngoài đôi mươi, chiến đấu và hy sinh anh dũng.
Bà Trương Thị Nhàn, Nguyên Trung đội trưởng đội nữ dân quân Lam Hạ
Tìm đến nhà bà Trương Thị Nhàn, nay ở xóm Khả Duy, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, bà Nhàn nguyên Trung đội trưởng đội nữ dân quân Lam Hạ, Phủ Lý năm xưa. Bà Nhàn vẫn nhớ Đại đội phòng không dân quân xã Lam Hạ được thành lập ngày 5//1965.
Đại đội phòng không dân quân Lam Hạ được bố trí trận địa tại thôn Đình Tràng, có nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa tổ chức huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với bộ đội chủ lực xây dựng các trận địa pháo phòng không 37 ly, 57 ly, 100 ly trên địa bàn xã, củng cố trận địa, vận chuyển phương tiện kỹ thuật, đạn dược, cứu chữa kịp thời thương bệnh binh, phối hợp với các đơn vị bộ đội như Tiểu đoàn 6, trung đoàn 250 của Tỉnh đội Nam Hà bảo vệ 2 km đường quốc lộ 1A, 3 km đường sắt Bắc- Nam chạy qua địa bàn; bảo vệ 3 km đê Châu Giang, đê sông Đáy; bảo vệ cầu Phủ Lý…
Mười cô gái Lam Hạ – Mười “bông hoa bất tử” (ảnh tư liệu)
Bà Nhàn bùi ngùi hồi tưởng: “Tôi vẫn nhớ như in năm sinh, năm mất của các nữ dân quân ngày trước. 10 người hy sinh ở các trận địa khác nhau, lúc đó các cô tuổi cũng chỉ khoảng 16, 20 thôi. Tại trận địa pháo 37 ly, ngày 1/10/1966 có 6 người hy sinh gồm: Cô Đinh Thị Tâm (SN 1948), Trần Thị Tuyết (SN 1947), Phạm Thị Lan (SN 1944), Vũ Thị Phương (SN 1943), Nguyễn Thị Thu (SN 1948) và Nguyễn Thị Thi (SN 1950). Trên trận địa pháo 57 ly, ngày 2/10/1966, cô Đặng Thị Chung (SN 1944) hy sinh. Còn trận địa pháo 100 ly, ngày 9/10/1966 có cô Nguyễn Thị Thuận (SN 1948), Trần Thị Thẹp (SN 1944) và cô Nguyễn Thị Oánh (SN 1942) cũng anh dũng hy sinh”.
Ngày ấy, ở trận địa pháo Lam Hạ có 2 trung đội nữ; một hậu cần, một chiến đấu, bà Nhàn nằm trong trung đội chiến đấu. Bà Nhàn vẫn nhớ như in ngày hôm đó là buổi sáng 1/10/1966, khoảng 6h15 sáng có hai máy bay trinh sát từ hướng 14 (hướng thị trấn Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam) bay vào Phủ Lý do thám, chỉ ít phút sau hàng loạt máy bay ở đâu bất ngờ kéo đến ùn ùn, với nhiều tốp, nhiều hướng tiếng phi cơ rít lên rung chuyển đất trời, chúng hướng mục tiêu vào trận địa pháo Lam Hạ và cầu Phủ Lý.
Video đang HOT
Ngay sau đó một trận quyết tử không cân sức đã diễn ra, các chiến sĩ trong trận địa pháo Lam Hạ chỉ biết “ngắm và bắn !”. Trận không kích này diễn ra làm 3 đợt, đáng chú ý trong đợt 3 là dữ dội nhất, vì gặp sự đáp trả quyết liệt của pháo phòng không và cao xạ của ta, máy bay địch gầm rú lên như những con thú điên, chúng uốn lượn, vòng đảo né đạn rồi chút bom, rocket như mưa….thậm chí chúng trút sạch bom đạn một lần cho nhẹ máy bay rồi tháo chạy thoát thân ra hướng biến khỏi vòng vây hỏa lực của ta.
Hình ảnh các cô gái dân quân Lam Hạ trong thời chiến (ảnh tư liệu)
Đang chiến đấu quyết liệt thì khẩu đội 1 và 2 của trận địa pháo phòng không 37 ly bị hết đạn. bà Nhàn là Trung đội trưởng nữ dân quân nên phải cùng đồng đội vội chạy đi tiếp đạn. Khi về đến khẩu đội 4 thì nghe tiếng bom nổ trùm lên khẩu đội 1 và khẩu đội 2 của trận địa pháo phòng không 37 ly. Lúc này có 6 người hi sinh tại trận là các cô: Thu, Thi, Tâm , Tuyết, Lan, Phương, thi thể mọi người bị bom xé nát, các mâm pháo nhuộm một màu của máu, cứ nhắc đến tên ấy vô tình hay hữu ý, tôi mất hàng tuần không ngủ được, vì hình ảnh các bạn cô cứ hiền hiện về trong đầu…. Kể đến đây, bà Nhàn không cầm được nước mắt.
Ngày 2/10/1966, Mỹ tiếp tục đánh bom tại trận địa pháo 57 ở thôn Hòa Lạc, xã Lam Hạ. Lập tức, đội trưởng Nguyễn Thị Tình cùng chị em đã vào chống đỡ lại bom đạn của địch. Tại đây, chị Đặng Thị Chung đã hy sinh. Đến ngày 9/10/1966, Mỹ tập trung đánh trận đại pháo 100 ly tại thôn Đường Ấm làm 3 nữ xạ thủ trúng bom. Chị Nguyễn Thị Thuận bị bom tiện chân và chị đã hy sinh ngay chiều cùng ngày trên bàn mổ. Cũng trong trận chiến hôm đó còn hai nữ xạ thủ khác hy sinh là chị Nguyễn Thị Oánh và Trần Thị Thẹp.
Bà Nhàn tâm sự: “Thời ấy, không biết sống chết thế nào nhưng vui lắm, vì đa số các chị em độ tuổi đôi mươi, yêu đời, chẳng biết sợ là gì cả… ai cũng chỉ nghĩ đến hai tiếng thiêng liêng “hòa bình”, chúng tôi đều nghĩ, phái nam họ ra trận cả rồi chẳng còn ai, tại sao chị em mình không đánh giặc được. Không hiểu sao lúc ấy ai cũng khỏe, mặc dù vẫn ăn đói nhịn khát, thân hình mảnh mai đào tơ là vậy mà vẫn vác hòm đạn pháo trăm cân chạy rầm rầm”.
Giấy chứng nhận chiến sỹ thi đua của bà Nhàn
Bà Nhàn xúc động nhớ lại: “Mỗi khi đến mùa quả ổi, na, chuối…chín, là tôi lại hình dung ngay đây là những thứ hoa trái mà các chị, các bạn của mình vẫn ăn cùng nhau mỗi khi mừng chiến thắng, tiếp sức trong lúc giải lao, hay chỉ bày trên mâm pháo trang hoàng cho những đêm sinh hoạt văn nghệ… Ấy vậy mà, giờ cũng đã gần 60 năm rồi…”.
Cứ đến những ngày tháng 10, bà Nhàn lại tranh thủ về quê thắp hương cầu khấn cho đồng đội đã anh dũng hy sinh. Với bà, được sống, được chiến đấu cùng 10 nữ dân quân anh hùng là một vinh dự, niềm tự hào to lớn.
Đức Văn
Theo Dantri
Lực lượng tuần tra lạ mắt trên phố đi bộ ở Sài Gòn
Đây là mô hình được UBND TPHCM thử nghiệm cho lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) để tuần tra, giúp đỡ và nhắc nhở du khách, người dân trong khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1).
Hình ảnh năng động, độc đáo của đội TNXP đặc biệt
Theo đó, UBND TPHCM đã trang bị 12 đôi giày patin cho lực lượng TNXP. Mỗi ngày, lực lượng TNXP đặc biệt này có 6 người tuần tra trong mỗi ca sáng và chiều.
Nhóm TNXP đặc biệt đangtrượt patintuần tra trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: Như Sỹ
Qua tìm hiểu của PV, thành viên được chọn vào nhóm TNXP đặc biệt này phải là người có kỹ năng trượt patin tốt, nhanh nhẹn. Họ đã trải qua 1 tháng tập huấn kỹ lưỡng để hoạt động thử nghiệm.
Ghi nhận vào sáng 6/8, một nhóm TNXP trượt patin dọc tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tại những khu vực có người dân đến vui chơi ăn uống, các TNXP đã nhắc nhở người dân giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, lực lượng đặc biệt này còn nhắc nhở người dân bảo vệ tài sản cá nhân, tránh kẻ gian lợi dụng trộm cắp, cướp giật...
Ảnh: NLĐ
Ảnh: Như Sỹ
Đây là mô hình đang được thử nghiệm; tuy nhiên nhiều người dân và du khách tỏ ra thích thú với hình ảnh này trên phố đi bộ. Ảnh: Như Sỹ
Ảnh: NLĐ
Cũng theo quan sát, nhiều trường hợp du khách nước ngoài cần hỗ trợ, lập tức được hướng dẫn kịp thời. Nhiều người dân và du khách tỏ ra thích thú với hình ảnh năng động, độc đáo của đội TNXP đặc biệt này.
Bạn Ngọc Ánh (ngụ Q.10) cho biết: "Em thấy hình thức tuần tra này rất mới mẻ, độc đáo và thân thiện. Sáng giờ các anh TNXP liên tục trượt patin đi dọc phố đi bộ để tuần tra, giúp đỡ người dân và du khách; di chuyển thật dễ dàng và lại mất rất ít thời gian...".
Theo Nguyễn Sỹ
VietNamnet
Về lại tọa độ lửa Truông Bồn Những hố bom, những mảng đồi nham nhở vết bom cày đạn xới đã được thay bằng màu xanh của cây cỏ, màu no ấm của những mái nhà, của tượng đài sừng sững khí phách những người thanh niên xung phong thủa ấy. Truông Bồn ngày trở lại rưng rưng Tọa độ lửa Quần thể di tích Truông Bồn (Mỹ Sơn, Đô...