Mười biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 ở Hải Dương
Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh, bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hai Dương vừa ban hanh Chi thi sô 1- CT/TU ngay 15-2 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Thương trưc Tinh uy Hai Dương đông viên đôi ngu can bô y tê va yêu câu đây nhanh tiên đô xet nghiêm Sars- CoV-2.
Chi thi nêu ro: Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, số ca bệnh mắc mới Covid-19 tiếp tục phát sinh, tính đến 6 giờ ngày 15-2, toàn tỉnh đã ghi nhận 475 ca trong đợt dịch tính từ ngày 27-1.
Hiện nay, dịch đã xuất hiện ở 11/12 huyện, thị xã, thành phố; số lượng người đưa đi cách ly tập trung rất lớn (gần 14.000 người) và hiện có rất nhiều người liên quan đến các ca dương tính là công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đã di chuyển đến các địa phương khác trong tỉnh. Nguy cơ dịch Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát trên địa bàn toàn tỉnh trong những ngày tới…
Vi vây, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị – xã hội thực hiện một số biện pháp sau:
1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, thần tốc, bốn tại chỗ với tinh thần trách nhiệm cao nhất để nhanh chóng kiểm soát, khống chế và ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, triệt để dập dịch; kiên quyết không để bùng phát trong cộng đồng.
Tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch thần tốc; đồng thời, thực hiện tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong. Khắc phục ngay những hạn chế, khó khăn bộc lộ trong quá trình tổ chức phòng, chống dịch. Tăng cường hoạt động của các tổ Covid-19 cộng đồng; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, thường xuyên, liên tục, chính xác cho người dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
2. Thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 16-2-2021 trên phạm vi toàn tỉnh theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá hai người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Tạm dừng các hoạt động tổ chức lễ hội đầu xuân, các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Ban thường vụ Tỉnh ủy kêu gọi toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Giao cho UBND tỉnh ban hành các quyết định hành chính thực hiện cách ly xã hội và các quy định, hướng dẫn về việc tổ chức cách ly, duy trì sản xuất, kinh doanh và bảo đảm đời sống của người dân trong điều kiện phòng chống dịch.
3. Tiếp tục thực hiện phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng cho đến khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đối với huyện Cẩm Giàng, do có số lượng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp rất lớn, tình hình dịch tễ rất phức tạp, yêu cầu thực hiện phong tỏa, cách ly y tế thật nghiêm ngặt, đặc biệt là tránh nguy cơ lây lan từ công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn của huyện Cẩm Giàng ra diện rộng; chỉ cho phép công nhân có hộ khẩu thường trú, công nhân ở tỉnh khác đang tạm trú trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tới công ty làm việc và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang thường trú, tạm trú.
Đối với công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, hiện đang thường trú ở các huyện, thị xã, thành phố ngoài huyện Cẩm Giàng, yêu cầu cách ly tại nhà, tạm thời chưa quay lại làm việc trong vùng dịch huyện Cẩm Giàng. Đối với các doanh nghiệp ngoài địa bàn huyện Cẩm Giàng không cho phép công nhân cư trú, tạm trú tại địa bàn huyện Cẩm Giàng đến làm việc.
Video đang HOT
4. Các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức ứng dụng công nghệ thông tin và làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở (không quá 50% số người đến làm việc); tổ chức họp trực tuyến để giải quyết công việc.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án làm việc cho cơ quan, đơn vị mình một cách phù hợp, bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật; triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp đến làm thủ tục. Nếu để xảy ra sai sót, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
5. Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp tỉnh, cấp huyện cần tăng cường quản lý khu vực cách ly tập trung, khu vực phong toả, bệnh viện dã chiến… thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo. Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức lực lượng quân đội quản lý các khu cách ly từ 100 người trở lên; đối với khu cách ly tập trung dưới 100 người có quân đội tham gia phối hợp với địa phương; tham mưu văn bản đề nghị Quân khu 3, Bộ Quốc phòng huy động các cơ sở của quân đội trên địa bàn phục vụ cho tổ chức các ly; sử dụng cơ sở Trường quân sự tỉnh phục vụ cách ly tập trung.
Tiểu ban hậu cần và tổ chức cách ly có trách nhiệm xiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong các khu cách ly trên toàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định cách ly; phải thường xuyên khử khuẩn và bảo đảm giãn cách trong khu cách ly; xử lý an toàn các nguồn chất thải, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong các khu cách ly; phối hợp với cán bộ y tế của trung ương tổ chức tập huấn cho cán bộ làm nhiệm vụ quản lý trong các khu cách ly về thực hiện quy trình cách ly; tiến hành rà soát các điểm cách ly tập trung đông người, nếu không bảo đảm các điều kiện cách ly thì chuyển người đang cách ly sang các địa điểm mới bảo đảm an toàn và giãn cách. Giao Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã triển khai lắp camera giám sát trong các khu cách ly.
Đồng chí Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức cách ly tập trung.
6. Tiếp tục cho học sinh các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tạm dừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đến hết ngày 2-3. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng kế hoạch học trực tuyến cho học sinh trong thời gian tạm dừng đến trường.
7. Giao cho UBND tỉnh ban hành quyết định về các tiêu chí phòng, chống dịch trong nhà máy, phân xưởng, cơ sở kinh doanh dựa trên các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tất cả các doanh nghiệp phải tự tiến hành đánh giá, tự chấm điểm, nếu thấy đủ các điều kiện cho phép (dựa vào số điểm) thì mới được hoạt động và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ban quản lý các KCN và Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra 100% các nhà máy, phân xưởng, cơ sở kinh doanh; nếu không bảo đảm thì tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Giao cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp phối hợp với Sở Y tế tổ chức xét nghiệm 100% những người đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN; công nhân phải có kết quả âm tính mới cho đi làm việc.
Đối với các doanh nghiệp ngoài KCN trên địa bàn tỉnh, giao cho UBND cấp huyện lấy mẫu điểm một số doanh nghiệp tiến hành xét nghiệm; khuyến khích tất cả các doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm cho tất cả những người làm việc tại doanh nghiệp (kinh phí xét nghiệm ở tất cả các doanh nghiệp do doanh nghiệp tự chi trả).
8. Nâng công suất xét nghiệm tối đa của các cơ sở xét nghiệm của tỉnh, đồng thời giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ nâng công suất xét nghiệm tại Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, hỗ trợ thêm hai cơ sở xét nghiệm mới đặt tại thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu xét nghiệm phòng chống dịch. Giao Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể xét nghiệm cho tới ngày 28-2-2021, ưu tiên xét nghiệm cho các đối tượng có nguy cơ cao; Tiếp nhận hỗ trợ về cơ sở vật chất của Bệnh viện Bạch Mai và mua sắm trang thiết bị và bổ sung nguồn nhân lực để nâng công suất bệnh viện dã chiến số 2 lên 600 giường và đưa bệnh viện dã chiến số 3 đi vào hoạt động ngay.
9. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra trong năm 2021; phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu “Phòng, chống dịch hiệu quả; bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội”. Khẩn trương cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Thực hiện giao nhiệm vụ cụ thể theo tinh thần chỉ đạo “năm rõ” cho các cơ quan chủ động thực hiện, gắn trách nhiệm người đứng đầu để kiểm điểm, đánh giá.
10. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phát huy tốt hệ thống đài truyền thanh cấp xã, khu dân cư để tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn, khu dân cư, tổ dân phố để cán bộ, đảng viên và nhân dân không chủ quan, lơ là và nâng cao tinh thần cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch. Yêu cầu người dân tăng cường cài đặt Bluezone để hỗ trợ công tác truy vết.
Các ban cán sự đảng, đảng đoàn; các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội; ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu ở các cấp, các ngành trong tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được phân công phụ trách các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và chịu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống Covid-19 ở địa phương được phân công phụ trách.
Chỉ thị này phổ biến, quán triệt đến chi bộ.
Quyết liệt, thần tốc dập dịch vì sự phát triển của Hải Dương và vì sự an toàn của cả nước
Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Y tế và Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất cho rằng, sẽ tiến hành giãn cách trên diện rộng và phong tỏa theo diện hẹp ở những nơi phát hiện những ca dương tính với COVID-19; đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm và việc xét nghiệm ưu tiên đối tượng có nguy cơ cao, tập trung nguồn lực cho việc dập dịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Hải Dương tại Hội nghị.
Chiều 14/2, tại Hải Dương, đồng chí Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chủ trì Hội nghị trực tuyến chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cùng dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương; các chuyên gia Y tế, Bộ Y tế. Dự Hội nghị tại các điểm cầu có các đồng chí Thường trực các huyện ủy, thị ủy, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19.
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, tính đến 13/2, Hải Dương ghi nhận 440 ca bệnh (trong đó, mắc nhiều nhất là các địa phương: Chí Linh (234 ca); Kinh Môn (58 ca); Cẩm Giàng (49 ca); Nam Sách (26 ca)..
65/235 xã, phường, thị trấn; 10/12 huyện, thị xã, thành phố có ca mắc. Số lượng F1: 13.630 người (số đã hoàn thành cách ly: 2004 người). Đã có 66 khu dân cư; 09 thôn; 02 xã và 02 huyện, thành phố phong tỏa.
Đồng chí Lương Văn Cầu cũng cho biết, trong thời gian qua, hiện tượng chuyển hóa từ F1 thành F0 có số lượng đáng kể.
Hình ảnh tại Hội nghị.
Nhận định tình hình, PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đặc điểm của ổ dịch tại Hải Dương là phát hiện trong khu công nghiệp, có đông công nhân, môi trường công nhân khu công nghiệp đông đúc dễ lây lan; người ở khu công nghiệp cũng đến từ nhiều địa phương khác nhau; thời điểm phát hiện sát Tết nên công nhân quay trở về các địa phương nhiều.
Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện, Hải Dương đã đi đúng hướng khi quyết định phong tỏa toàn Thành phố Chí Linh để "đóng" nguồn lây ra ngoài. "Quyết định này đã đúng khi ngay đợt xét nghiệm đầu tiên đã phát hiện 175 ca dương tính, nếu số này còn tiếp tục di chuyển và về các địa phương thì sẽ là nguồn lây lan lớn." - PGS.TS Trần Như Dương khẳng định.
Điều đáng lo ngại là sau Tết, các công nhân tại các khu công nghiệp quay trở lại làm việc. Tại Cẩm Giàng có khu công nghiệp với khoảng 60.000 công nhân. Do vậy, việc phòng, chống dịch sau Tết trong các khu công nghiệp cần được tính toán và thực hiện tốt để ngăn chặn ngay từ khi có nguy cơ. Với tinh thần truy vết thần tốc, Tổ công tác của Bộ Y tế đã quyết định lấy mẫu gộp, xét nghiệm đơn để đẩy nhanh việc xét nghiệm. Tuy nhiên, do số lượng công nhân trong các khu công nghiệp quá đông nên cần tiếp tục có sự chỉ đạo của Bộ và Ban Chỉ đạo quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Hải Dương.
Tại Hội nghị, lãnh đạo Quân khu 3, các chuyên gia y tế, các bác sỹ, các đoàn khảo sát và lãnh đạo các huyện, thành phố nơi có các ca bệnh cũng đã nêu lên những thực trạng đang diễn ra, đồng thời đề xuất những khó khăn để từng bước tháo gỡ.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao công tác chống dịch COVID-19 của tỉnh Hải Dương thể hiện sự quyết liệt và thần tốc theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia. Tỉnh đã huy động tổng lực, đồng bộ nhân lực, vật lực để chống dịch và đến nay đã cơ bản đã kiểm soát được tình hình.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý, trong thời gian gần đây, một số huyện trước đây chưa có, nhưng nay đã có. Do đó, cần hết sức lưu ý việc áp dụng các hình thức giãn cách xã hội phù hợp. Chỉ thị 16 /CT-TTg góp phần làm chậm lại, thậm chí chặn lại tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng. Do đó, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Hải Dương nên áp dụng giãn cách trên diện rộng, nhưng phong tỏa theo diện hẹp.
Về việc mở rộng diện xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, đây là biện pháp tốt để sớm phát hiện nguy cơ, tuy nhiên, cần tính toán ưu tiên đối đa cho việc ngăn chặn dịch trước, xác định các nhóm nguy cơ cao để tập trung. Bộ trưởng cũng yêu cầu cần đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, tăng công xuất xét nghiệm trong thời gian sắp tới; yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai đưa thêm máy móc và lực lượng xuống, thiết lập 1 trung tâm xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; yêu cầu Bệnh viện Nhiệt đới thiết lập thêm phòng xét nghiệm tại Cẩm Giàng, Chí Linh. Đồng thời, kêu gọi sinh viên ngành Y sớm quay trở lại trường sau Tết để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm.
Đồng chí Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu, tỉnh Hải Dương cần sớm bố trí thêm các điểm cách ly tập trung, giãn cách mật độ tại các khu tập trung hiện tại. Về vấn đề này, lãnh đạo Quân khu 3 cũng nhất trí cùng Hải Dương tiếp nhận các trường hợp cách ly tập trung khi có yêu cầu.
Để đảm bảo mục tiêu kép, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thống nhất ý kiến tại các khu công nghiệp, vẫn thực hiện giãn cách xã hội theo những yêu cầu, hướng dẫn đã ban hành, đồng thời vẫn duy trì sản xuất kinh doanh.
Lưu ý phương châm "4 tại chỗ" là hết sức quan trọng, đồng chí Nguyễn Thanh Long đề nghị tỉnh Hải Dương cần áp dụng triệt để và huy động sự vào cuộc của tất cả các lực lượng để việc dập dịch được nhanh chóng hơn, vừa đảm bảo an toàn cho tỉnh, vừa đảm bảo an toàn cho cả nước.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng khẳng định quyết tâm của tỉnh Hải Dương trong công tác dập dịch COVID-19.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết, tỉnh Hải Dương chưa bao giờ có khó khăn, thách thức lớn trong công tác phòng, chống dịch bệnh như hiện nay. Dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cũng mong muốn Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và các chuyên gia y tế, các y, bác sỹ tiếp tục đồng hành, chia sẻ với tỉnh trong giai đoạn này.
Đồng chí Phạm Xuân Thăng cũng cho biết, ngay từ đầu, tỉnh xác định tinh thần chống dịch vì sự phát triển của Hải Dương và vì sự an toàn của cả nước. Tỉnh đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch trong toàn tỉnh. Toàn bộ hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương đã vào cuộc, đặt vào tình trạng khẩn cấp. Từ ngày 27/1 phát hiện ca bệnh đầu tiên, ngày 28, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19, đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 5 thông báo Kết luận để chỉ đạo kịp thời. Với sự hỗ trợ đắc lực của ngành y tế từ những ngày đầu, dịch đã được khoanh vùng và xử lý hiệu quả.
Hải Dương luôn xác định mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp là một pháo đài phòng, chống dịch. 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký kết nếu vi phạm công tác phòng, chống dịch thì dừng hoạt động. Tại Cẩm Giàng, việc xét nghiệm cho công nhân trong các khu công nghiệp được tiến hành 100%, khi nào có xác nhận âm tính thì mới cho đi làm trở lại. Hiện tại, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, chỉ cho những công nhân là người trong huyện hoặc ngoài huyện nhưng ở lại ăn Tết thì mới được trở lại làm việc sau khi tiến hành các thủ tục xét nghiệm theo yêu cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cũng cho rằng, qua phân tích của các chuyên gia y tế, sẽ đặt Hải Dương vào tình trạng cảnh báo cao hơn. "Đã quyết tâm thì càng quyết tâm hơn nữa. Hải Dương đã quyết liệt rồi, thần tốc rồi nhưng sẽ quyết liệt nữa, thần tốc nữa, với quan điểm chống dịch vì sự phát triển của Hải Dương và vì an toàn cho cả nước. Chúng tôi có niềm tin Hải Dương đang đi đúng hướng và sẽ trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất". - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng bày tỏ.
Đồng chí cũng cho biết, đến thời điểm này, hệ thống chính trị của Hải Dương đã hình thành kỹ năng phản ứng nhanh nhạy, có giải pháp hợp lý trên cơ sở bám sát chiến lược phòng chống dịch của Bộ Y tế. Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cũng mong các chuyên gia y tế, các y, bác sỹ tiếp tục chuyển giao kỹ năng, công nghệ giúp Hải Dương chủ động hơn trong công tác điều trị và xử lý các tình huống phát sinh trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất phương án bố trí thêm các khu cách ly tập trung để giãn cách mật độ tại các khu cách ly tập trung hiện tại. Tỉnh cũng sẽ tiến hành áp dụng thực hiện Chỉ thị 16 /CT-TTg, giãn cách trên diện rộng và phong tỏa theo diện hẹp; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm theo hướng ưu tiên cho việc dập dịch...
Quảng Ninh tăng tốc khoanh vùng, dập dịch COVID-19 Ngày 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ra Chỉ thị số 08-CT/TU về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn nhằm ngăn chặn, dập dịch trong thời gian ngắn nhất; nhanh chóng kiểm soát tốt tình hình, không để dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng, kéo dài. Đưa...