Muối ba khía – nghề di sản ở Đất Mũi
Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó ba khía muối là một sản phẩm đặc trưng. Nghề muối ba khía cũng đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Và Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.
Nghề muối ba khía đã có từ xưa tại vùng đất giàu sản vật Cà Mau. Theo lời người dân địa phương, trước đây ba khía có rất nhiều nên đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi bắt ba khía chở bằng xuồng. Không tiêu thụ hết họ mới nghĩ ra cách muối để bảo quản được lâu hơn.
Nghề muối ba khía khá phổ biến ở Cà Mau nhưng phát triển mạnh nhất ở huyện Ngọc Hiển. Đây cũng là vùng đất có nguyên liệu ba khía ngon nổi tiếng – thị trấn Rạch Gốc, góp phần giúp sản phẩm ba khía muối được biết đến rộng rãi.
Người dân truyền tai nhau rằng ba khía ở Rạch Gốc ngon là do điều kiện tự nhiên. Cụ thể, những tán rừng đước, mắm và chất phù sa của vùng biển nơi đây đã tạo ra con ba khía có gạch màu vàng, thịt chắc ngọt.
Video đang HOT
Sau nhiều năm, các công đoạn cơ bản để có sản phẩm ba khía muối ngon miệng vẫn không thay đổi. Gồm 2 công đoạn chính là: muối và trộn ướp để ăn.
Người dân hay các cơ sở kinh doanh sau khi rửa sạch ba khía sống sẽ để không một khoảng thời gian để ba khía khát nước. Rồi mới cho vào những lu nước muối đậm đặc pha sẵn, ba khía uống nước muối sẽ chết.
Sau đó, ba khía một lần nữa được rửa sạch để ráo nước, rồi sắp theo từng lớp vào lu, khạp hoặc các keo, cho nước muối được lóng trong vào. Đó là công đoạn “muối ba khía”.
Ba khía muối không đủ độ mặn sẽ bị hư còn quá mặn sẽ không được thị trường ngày nay chấp nhận. Chính vì vậy, tuy công đoạn muối ba khía khá đơn giản nhưng để muối được ba khía ngon không phải dễ.
Ba khía muối để khoảng 1 tuần là có thể ăn được. Khi ăn, người dân sẽ trộn ướp với các loại gia vị gồm chanh, tỏi, ớt, khóm, đường…, ba khía muối sẽ bớt mặn và có mùi vị thơm ngon.
Ba khía muối Rạch Gốc đang được đưa ra thị trường với 2 sản phẩm là ba khía muối nguyên con và ba khía muối trộn sẵn. Sản phẩm ba khía muối của Cà Mau rất được thực khách ưa chuộng.
Vào giữa năm 2020, nghề muối ba khía của người dân Cà Mau đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó, sản phẩm muối ba khía càng được nhiều người biết đến.
Về Cà Mau thưởng thức món ăn "đỉnh của đỉnh" từ cua 2 da
Nhiều du khách chấp nhận chi số tiền lớn để thưởng thức đặc sản cua 2 da khi đến với vùng cực Nam của Tổ quốc.
Cua biển Cà Mau nổi tiếng gần xa bởi chất lượng thịt thơm ngon khó nơi nào sánh bằng. Đến vùng cực Nam của Tổ quốc, không ít thực khách chấp nhận chi số tiền lớn để được thưởng thức các món ăn chế biến từ cua biển nói chung và cua 2 da (cua cốm) nói riêng.
Thực khách chi số tiền lớn để thưởng thức cua 2 da Cà Mau
Cua 2 da là những con chuẩn bị thay vỏ nên có lớp vỏ ngoài thường rất mỏng. Lớp vỏ bên trong do mới hình thành nên khi ăn có cảm giác bùi bùi, thịt rất ngọt và gạch béo nhưng lại không gây ngán cho người ăn. Những người bị bệnh về xương, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ... ăn loại đặc sản này rất tốt cho sức khỏe do giàu chất canxi, vitamin, protein.
Cua 2 da ở Cà Mau có thời điểm lên tới 1 triệu đồng/kg
Ông Nguyễn Văn Hài, một người nuôi cua biển, chia sẻ về cách nhận biết cua 2 da: "Khi đặc rập, thấy 2 con cua đang ôm nhau hoặc dưới phần bụng (yếm) cua có lông màu đỏ thì đó là những con cua chuẩn 2 da. Cua 2 da luôn được thương lái tìm mua với giá cao hơn hoặc ít nhất cũng bằng cua gạch. Loại cua này chỉ ngon tuyệt khi lớp vỏ cứng, chuẩn bị tách ra khỏi mình".
Lão nông Nguyễn Văn Đảo (44 tuổi; ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho biết cua 2 da ít khi bắt được nên khi đặt rập dính ông thường để cho các con ăn chứ không bán. Đầu bếp có thể chế biến nhiều món ăn từ cua 2 da, như: hấp bia, luộc, nướng mọi... rồi ăn kèm với muối tiêu chanh và rau răm.
Du khách Dương Văn Thắng (ngụ TP HCM) cho biết ông thưởng thức cua biển ở nhiều địa phương trong nước. Song, theo ông cua Cà Mau là ngon nhất do chất lượng thịt thơm ngon vượt trội vì được nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên và điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi.
"Mỗi lần đến Cà Mau, tôi đều dẫn gia đình đi ăn các món chế biến từ cua 2 da. Giá loại đặc sản này tại các nhà hàng, quán ăn là khá cao, có thời điểm hơn 1 triệu đồng/kg. Các con tôi đứa nào cũng tắm tắc khen ngon" - ông Thắng vui vẻ, nói.
Theo lời nhiều du khách, cua 2 da chế biến món nào cũng ngon nhưng "đỉnh của đỉnh" vẫn là nướng mọi và hấp bia bởi 2 món này giữ được vị ngọt tự nhiên của thịt cua.
Bún xào lòng nghệ - món đặc sản thơm ngon và "trị ho" nổi tiếng xứ Huế Với những nguyên liệu gồm bún, các phần nội tạng heo và đặc biệt không thể thiếu nghệ xay nhuyễn, người dân Huế đã sáng tạo nên một món đặc sản bình dân ngon nức tiếng, có thể trị ho. Huế là một trong những "cái nôi" ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài...