“Mừng rơi nước mắt vì con đỗ thủ khoa ĐH Thủy lợi”
Hay tin con trai Ngô Văn Tùng đỗ thủ khoa Trường Đại học Thủy lợi, ông Ngô Văn Chi ở huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) mừng rơi nước mắt vì ước mơ của ông đã trở thành sự thật.
Chiều ngày 17/7, Trường ĐH Thủy lợi công bố điểm thi tuyển sinh 2014, theo đó, thủ khoa của trường là thí sinh Ngô Văn Tùng, học sinh Trường THPT Tống Văn Trân (huyện Ý Yên, Nam Định) với số điểm 26,25 (Toán 9; Vật lý 8,25 và Hóa 9 điểm), cộng 1 điểm ưu tiên khu vực thành 27,5 điểm (làm tròn).
Cả nhà Tùng vui mừng khi biết tin vui này. Người vui mừng, xúc động nhất là ông Ngô Văn Chi bởi cậu con trai yêu quý đã đỗ đại học làm thỏa nguyện ước mơ của ông bấy lâu nay.
Tâm sự với phóng viên Dân trí, cô Đinh Thị Vân – mẹ thủ khoa Ngô Văn Tùng cho biết: “Khi ra khỏi phòng thi, Tùng bảo làm bài bình thương, gia đình cứ nghĩ cháu chỉ đủ điểm đỗ nhưng không ngờ lại đỗ thủ khoa. Bố Tùng mừng lắm, bởi vì ngày xưa nhà nghèo, không được đi học nên lúc nào anh Chi cũng động viên các con cố gắng học tập. Được đi học, đó là khao khát mong ước lớn nhất của anh ấy”.
Mẹ Tùng hiện là giáo viên mầm non, bố Tùng ở nhà làm 2 sào ruộng, trong khi đó có Tùng có 1 chị gái học đại học nên thu nhập gia đình khó khăn. Tuy sức khỏe yếu nhưng để lo cho 2 con ăn học, bố Tùng vẫn cố gắng làm thêm nghề hàng thủ công sơn mài để có thêm thu nhập.
Mẹ Tùng cho biết: Do kiến thức có hạn nên chúng tôi không giúp được gì cho Tùng về kiến thức học tập mà chỉ động viên con cố gắng học tập.
Trong 12 năm học, đến lớp 12 Tùng mới đi học thêm để thi đại học. Còn hầu như em ở nhà tự học. Ngoài giờ học Tùng đều phụ giúp bố, mẹ làm thêm.
Ngô Văn Tùng và các bạn trong buổi chia tay lớp 12.
Tâm sự với PV Dân trí, Tùng cho hay: “Bố mẹ là nguồn động lực lớn nhất cho em. Mỗi lần nghe bố kể chuyện ngày xưa nhà nghèo không được đi học như các bạn, phải ở nhà làm ruộng kiếm sống nên khuyên chị em em cố gắng học tập. Chính vì lo cho chúng em học nên bố mẹ em luôn tằn tiện từng đồng kiếm được. Em chỉ biết cố gắng học thật giỏi thì mới không phụ lòng bố mẹ”.
Được biết, Tùng là một trong năm học sinh xuất sắc của Trường THPT Tống Văn Trân. Lực học ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh của Tùng luôn là giỏi với điểm tổng kết hàng năm thường trên 9,0. Năm lớp 12 Tùng đạt giải Ba tỉnh môn Toán.
Ngoài thi ngành Cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn của Trường ĐH Thủy lợi, Tùng thi thêm Trường ĐH Y Hà Nội. Do môn Sinh không phải là sở trường nên Tùng dự kiến điểm thi Trường ĐH Y Hà Nội em đạt được khoảng 24,5 điểm.
Video đang HOT
Vậy niềm đam mê lớn nhất của thủ khoa Trường ĐH Thủy lợi là bóng đá. Trên trang Facebook cá nhân, Tùng chọn cho mình cái tên của một cầu thủ bóng đá: Marco Reus – cầu thủ của đội tuyển quốc gia Đức.
Tùng cho hay, đội bóng Tùng say mê nhất, đội Bồ Đào Nha nhưng đội này đã phải ra về quá sớm nước quá sớm. Bù lại đội tuyển yêu thích thứ hai của Tùng là Đội Đức- đã giành được vô địch năm nay nên niềm vui của Tùng được nhân thêm.
Chia sẻ về phương pháp học tập, Tùng cho biết: “Em học không nhiều quá, buổi tối dành 2-3 tiếng để học. Nhưng khi học luôn cố gắng tập trung cao độ. Quan trọng nhất là tự bản thân luôn tạo cảm giác thoải mái để học, đi từ những cái dễ đến bài tập khó để không nản”.
Hết lòng vì con, hết lòng lo cho con học tập không quản ngại khó khăn – bố mẹ thủ khoa Ngô Văn Tùng đã được đền đáp xứng đáng với những đứa con ngoan, học giỏi – đó là niềm hạnh phúc, niềm mơ ước của nhiều người làm cha mẹ.
Theo Dantri
Viêm đa khớp mãn tính, cô bé nhà nghèo hiếu học mơ ngày trở lại trường
Cuối năm học 2013-2014, chân không thể đi, tay không cầm nổi cây viết em vẫn nhờ cha cõng đến trường, giải bài thi bằng miệng rồi nhờ bạn chép ra giấy. Cô giáo đau lòng lắm nhưng cũng cố tổ chức kỳ thi đặc biệt cho em thỏa ước mơ hoàn tất năm học.
Khánh kiệt vì con
Sinh ra trong gia đình bần nông tại một xã nghèo xa xôi đất Bình Thuận, Phạm Thị Kim Liễu (sinh năm 2001) như bao trẻ em vùng nông thôn nghèo khác, một buổi đến trường, một buổi phụ cha mẹ việc đồng áng. Tuy vất vả hơn so với các bạn cùng trang lứa vì gia đình nghèo khó nhưng em luôn ngoan hiền, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi.
Mong ước của Liễu là được học để thay đổi số phận nghèo khó của gia đình, và em cũng cố hết sức để thực hiện ước mơ ấy. Thế nhưng, trời chẳng chiều lòng người. Bắt đầu từ năm 2010, Liễu liên tục bị sốt, đau đầu, nhức mỏi khắp mình mẩy. Ban đầu cha mẹ Liễu đưa em đi khắp các bệnh viện ở Bình Thuận vẫn chưa xác định được bệnh gì mà chỉ cho uống thuốc giảm đau cầm chừng. Mãi sau này mới phát hiện ra em bị bệnh viêm đa khớp mãn tính.
Hiện các khớp tay chân của Liễu bị tổn thương nặng, sưng to và không đi được, muốn đứng lên phải chống gậy
Các khớp tay chân của em khô dần, cứ mỗi lần cử động là đau buốt tận óc. Chất dịch không còn nên khi em vận động, các khớp cạ vào nhau gây tổn thương nặng đến đầu khớp xương tay chân và đau đớn tột cùng. Căn bệnh kéo dài suốt 4 năm nay. Cha mẹ Liễu đưa em đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng vẫn chữa không khỏi.
Anh Phạm Lành, cha Liễu cho hay: "Em ở nhà làm nông, mỗi năm trúng mùa cũng chỉ kiếm được 5 - 7 triệu đồng. Ngày rảnh rỗi ai kêu gì thì làm nấy kiếm thêm thu nhập. Vợ em đi bóc hạt điều cho người ta, mỗi ngày công được trả 70 - 80 ngàn đồng nhưng không phải ngày nào cũng có việc làm. Vì vậy mà nhà em không có điều kiện cho cháu nhập viện điều trị dứt điểm. Cứ khi nào dành dụm được năm trăm, 1 triệu lại đưa cháu đi chữa, hết tiền lại về nên 4 năm nay mà bệnh cháu vẫn không hết".
Nhìn quanh nhà anh Lành có thể thấy chỉ còn chiếc tivi cũ kỹ là tài sản quý giá duy nhất của gia đình. Căn nhà gỗ nhỏ đến cảnh cửa cũng không có, vách nhà ván đã mục nát chưa thay... Anh Lành than: "Bao nhiêu tài sản tích cóp khi bé Liễu chưa đổ bệnh đều bán cả rồi. Nó ham học lắm, nó sợ không đi học nổi nữa nên cứ khóc hoài. Vợ chồng em xót quá nên cũng cố đưa con đi chạy chữa, tài sản khánh kiệt cả rồi mà vẫn chưa có hy vọng thành công!".
4 năm chạy chữa cho con khiến gia đình anh Lành khánh kiệt
"Con muốn được đi học"
Đến tháng 3/2014, căn bệnh viêm đa khớp trở nặng, Liễu không còn đi đứng được trên chính đôi chân của mình. Nhìn con đau đớn vì bệnh tật mà gia đình không còn khả năng chạy chữa, vợ chồng anh Phạm Lành và chị Đinh Thị Lan suy sụp, rơi vào bế tắc cùng cực khi nhìn thấy đôi chân của em teo tóp từng ngày.
Nhưng nỗi đau của anh chị cũng không bằng nỗi đau của Liễu. Bà nội Liễu kể: "Mỗi ngày trời mưa hay trở lạnh là khớp chân, khớp tay của nó lại sưng to. Nó hay ngồi bên cửa số nhìn bạn bè đi học rồi vừa khóc vừa đánh vào cái chân sưng húp của nó mà bảo: "Nội ơi, sao con không đi học được nội ơi!". Tôi nhìn nó khóc cũng chỉ biết khóc theo chứ nói làm sao bây giờ!".
Ngày mưa, cơn đau nhức của cơ thể không khiến Liễu đau đớn bằng việc không thể đến trường
Để không lỡ việc học của con, những ngày thi cuối năm học 2013 - 2014 (Liễu học lớp 7 trường THCS Nghị Đức), anh Lành dành thời gian cõng con đến lớp. Đến giờ thi, cô giáo bố trí cho Liễu thi riêng rồi nhờ bạn học hỗ trợ, Liễu đọc bài giải cho bạn chép ra giấy thi. Vậy mà kết thúc năm học 2013 - 2014, cô bé vẫn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Theo thăm khám của bác sĩ, tình hình bệnh của bé đã chuyển biến xấu sau 4 năm phát bệnh mà vẫn phải đi lại, các khớp xương của bé bị bào mòn nghiêm trọng, cần sớm chữa trị nếu không sẽ không còn cơ hội. Để trị dứt điểm, bé cần truyền 12 liều thuốc đặc trị liên tiếp (không được tính bảo hiểm y tế). Chỉ riêng tiền thuốc, mỗi liều trị giá 7 triệu đồng. Nếu đáp ứng thuốc, bé sẽ hồi phục sau 12 liều, nếu không bé sẽ phải truyền thêm 12 liều nữa.
Anh Phạm Lành than: "Nghe bác sĩ báo chi phí mà tay chân tôi rụng rời. Nếu theo 1 năm điều trị mất cả trăm triệu đồng thì biết lấy đâu ra. Năm rồi Ủy ban xã cũng linh động cho tôi vay 20 triệu đồng tiền bảo vệ nguồn nước, tôi vay mượn thêm bên ngoài rồi đưa bé đi điều trị giữa chừng hết tiền đành thôi. Giờ không chờ được nữa rồi, nhưng tiền nợ cũ còn chưa trả được thì biết vay ở đâu nữa bây giờ!".
Còn với Liễu, em chỉ ậm ừ nhắc đi nhắc lại trong nước mắt: "Con muốn được đi học, con muốn được đi học..." rồi bần thần nhìn đôi tay, đôi chân đang teo tóp dần, khớp cùi chỏ tay, khớp gối chân thì xưng húp mà lo lắng một ngày nào đó chúng không thể nhúc nhích được nữa. Tương lai tật nguyền đăm đăm trước mắt, ước mơ đến trường của cô bé ham học ngày càng xa xăm...
7 năm trời là học sinh khá giỏi, ước mơ của Liễu chỉ là tiếp tục được đến trường
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1480: Anh Phạm Lành, số 7, xóm 1, thôn 6, xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Điện thoại: 01665.645.575 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội. Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Tùng Nguyên
Theo dantri
Thứ trưởng phải đạt ngoại ngữ bậc 6: Không thuyết phục, thiếu thực tế! "Dự thảo Thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc đạt trình độ cao cấp bậc 6 là các tiêu chí cứng nhắc về ngoại ngữ để bổ nhiệm, e rằng không thuyết phục, thiếu tính thực tế...". Nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục đã nhận định như vậy khi...