Mùng 8/3, tôi đề nghị chồng đừng tặng hoa, hãy nấu cơm, rửa bát, quét nhà
Tôi nghĩ, đó là món quà bền lâu nhất, giá trị nhất mà tôi mong muốn. Hoa hay quà mùng 8/3 không phải là mơ ước của tôi.
Từ đầu tháng 3, nhiều chị em đã bồi hồi trông ngóng quà tặng từ chồng, người yêu, sếp cơ quan, bạn nam đồng nghiệp…
Trong đó, có khá nhiều chị em nhìn vào quà tặng 8/3 để đo đếm độ ga lăng, quan tâm của đàn ông với mình.
Tôi lấy chồng đã 15 năm, hai con đều đi học. Hồi mới có con đầu lòng, đâu đó khoảng 3 năm, chồng tôi vẫn tặng hoa cho tôi trong ngày 8/3.
Nhà chật, con bé nghịch ngợm, lọ hoa phải đặt trên nóc tủ lạnh nên tôi nói với chồng: “Từ giờ miễn cho anh việc tặng hoa vợ. Lễ lạt hay kỷ niệm, anh đưa em tiền, em tự mua sắm cho vừa ý”.
Sau đó, cách dịp lễ 2-3 ngày, tôi nhắc khéo để chồng không quên nhiệm vụ.
Cánh đồng nghiệp biết chuyện, giãy nảy bảo tôi: “Đòi quà thế thì ý nghĩa gì, phải để chồng tự giác chứ”. Họ không biết, tôi đã từng chứng kiến, nhiều chị cứ âm thầm trông ngóng xem chồng có tâm lý không, có chuẩn bị quà tặng mình không và rồi hụt hẫng, tức tối khi chồng thản nhiên: “Anh đã tặng em cả cuộc đời rồi còn gì, lương đưa đủ, tối ngủ ở nhà”.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Sau này, tôi biết chuyện, có nhiều nhà, ngày 8/3 trở thành dịp để đàn ông tôn vinh sự hy sinh hết mình vì gia đình, công việc của phụ nữ. Họ tặng hoa, tặng quà, lăng xăng làm đủ việc cho vừa lòng vợ, người yêu, chị em đồng nghiệp.
Nhưng có thể ngay ngày 9/3 cho đến tận hết ngày 7/3 sang năm, họ lại chìm đắm vào các cuộc nhậu tới bến, lại ăn nói sỗ sàng cục cằn, gia trưởng (thậm chí đánh, bạo hành tinh thần) với vợ con hay nói những lời coi thường phụ nữ.
Như vậy, những bông hoa tươi thắm ngày 8/3 chỉ tươi đúng một ngày duy nhất và chị em lại bẽ bàng với hiện thực đắng cay kéo dài.
Thế là, tôi quyết định thay đổi chiến lược đòi quà.
Mười năm nay, tôi chưa hề nhận hoa ngày 8/3 chồng tặng, cũng có năm không hề được nhận quà hay tiền từ chồng.
Ảnh minh họa: Internet
Tôi chẳng lấy thế làm buồn bực, uất ức. Mặc dù hàng hoa bán ngay đầu ngõ, hai anh chị bán hoa tươi còn là người quen biết, giá cả phải chăng.
Có người hỏi tôi: “Được chồng tặng hoa, tặng quà, chị có thích không?”. Tôi thích lắm chứ, phụ nữ mà, ai chẳng yêu hoa, yêu quà. Nhưng tôi muốn nhận được món quà bền lâu hơn, thiết thực hơn và đỡ lãng phí tiền hơn.
Đó là sự chia sẻ của chồng với tôi trong mọi việc của cuộc sống gia đình.
Theo đó, gần chục năm nay, mỗi ngày, vợ chồng tôi (thậm chí cả các con) sẽ chia nhau việc nhà. Anh nấu cơm thì tôi rửa bát, dọn nhà và ngược lại.
Ảnh minh họa: Internet
Riêng ngày 8/3, anh và con trai sẽ nấu nướng, rửa bát, quét nhà. Tôi được thoải mái đi chơi, đi ‘buôn dưa lê’ và làm những gì tôi thích.
Tôi nghĩ, đó là món quà bền lâu nhất, giá trị nhất mà tôi mong muốn. Hoa hay quà ngày này với tôi không phải vấn đề quá quan trọng.
Chị em, có ai suy nghĩ giống tôi không?
Theo phunuvagiadinh.vn
Không đòi hỏi bởi họ là phụ nữ
Hãy nhìn lại những phụ nữ âm thầm, những người phụ nữ không bao giờ có ai đó bày tỏ tình cảm trong ngày lễ kỷ niệm. Không phải họ cam chịu thiệt thòi nhưng chính bởi là phụ nữ họ mới không đòi hỏi.
Nhiều quý ông cho rằng, phụ nữ giờ đây được ưu tiên số một, trong năm có nhiều ngày dành cho mình: Valentine, 8/3, Ngày của mẹ, Vu Lan, 20/10... Hoa tràn ngập đường phố để nam giới mua tặng người phụ nữ của mình. Hình ảnh chiều muộn, một anh chàng tấp xe vào lề đường mua vội bó hoa hồng rồi rồ xe đi thật ngưỡng mộ. Có thể bó hoa ấy dành cho mẹ, cũng có thể cho người yêu, hay cho cô bạn đồng nghiệp. Trên mạng ảo cũng tràn ngập lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ vào những ngày kỷ niệm này.
Nếu không ít phụ nữ thích những lời có cánh hay quà tặng vào dịp lễ thì cũng có biết bao nhiêu phụ nữ trong cuộc đời chưa bao giờ được nhận một đóa hoa từ người thân quen. Nhiều phụ nữ cho đó là hình thức, chủ yếu người ta sống tốt đẹp với nhau, hoa làm gì khi đối xử đời thật không ra sao.
Một gia đình, gọi là hạnh phúc chỉ tương đối, nhưng người ngoài nhìn vào chưa thấy có gì trục trặc. Vợ chồng là bạn học cùng lớp đại học, yêu nhau, qua bao nhiêu trở ngại đến 10 năm mới cưới. Sống với nhau đến giờ đã 30 năm. Con, một trai, một gái có nghề nghiệp ổn định.
Một hôm, bà mẹ nói với con trai: "Cả đời mẹ chưa bao giờ được ai tặng một món quà, ngay cả sinh nhật". Cậu mới nhận ra, gia đình mình không chú trọng hình thức. Mọi người trong gia đình ít nói lời thương yêu với nhau mà chỉ bày tỏ bằng những cử chỉ quan tâm, lo lắng cho nhau. Thậm chí, ít chụp hình chung bốn người. Cậu cảm thấy đó là điều thiếu sót, thế nhưng cậu không dám mở lời "khuấy động phong trào" yêu thương vồ vập như thường thấy trên phim ảnh, sách báo hay rộn ràng như trên Facebook. Trong gia đình, bố mẹ ngại mở lời đã hình thành tính cách khép kín, ngại thổ lộ, mở lòng. Ngay cả bây giờ, mua cho mẹ món quà cậu cũng thấy kỳ và không biết mua gì. Hôm trước, cậu nghe mẹ ngỏ ý thích cái nồi thủy tinh nhưng mua tặng mẹ lại thấy không phải vì như gắn thêm trách nhiệm cho mẹ. Cậu sẵn sàng tặng mẹ một món tiền để mẹ tiêu gì tùy thích nhưng mua quà thì thôi vậy.
Một anh chàng bày tỏ trên Facebook, từ ngày quen nàng cho đến khi thành vợ chồng, năm nào vào dịp lễ Tình nhân hai người đều có bữa ăn tối lãng mạn với hoa, nến, rượu... Năm nay, anh cảm thấy áy náy khi không có cơ hội thực hiện điều đó. Tặng hoa thì không chỉ vào dịp lễ, quà thì không kể là ngày Tình nhân, đi ăn tối lãng mạn thì vợ tỏ ý muốn tiết kiệm. Thế là anh chàng bèn ra chợ mua thức ăn về tự chế biến chiêu đãi vợ. Sau đó, tất cả việc như rửa bát, lau nhà anh làm hết để vợ có một ngày vui. Lời kết, anh thầm hỏi, tại sao những bà mẹ có thể nấu cơm cho chồng con ăn suốt cả mấy chục năm mà không hề đòi hỏi một lời cảm ơn. So với tình yêu giản dị, âm thầm nhưng sâu sắc ấy thì việc anh làm cho vợ có một ngày vui cũng chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi.
Suy nghĩ của chàng trai đã nói lên giùm nhiều bà mẹ - những phụ nữ suốt đời âm thầm đứng phía sau chồng con, lo lắng những bữa cơm, giấc ngủ, công việc làm của chồng con. Có người gặt hái thành quả tốt đẹp là chồng, con thành đạt, có người không hưởng được diễm phúc ấy, nhưng họ đều là mẹ, là vợ. Sự hy sinh của họ lặng thầm, không hoa, không thiệp, không lời cảm ơn... Con cái học hành ngoan ngoãn, chồng thông cảm với vợ, bạn bè, đồng nghiệp đối xử chân thành với nhau đó là điều họ cần. Và như thế, vào một ngày kỷ niệm thuộc về phụ nữ có sáo rỗng hay không chỉ với bó hoa, để rồi những ngày tháng còn lại thiếu những hành động, cử chỉ yêu thương, hoặc nói những lời đau lòng, xúc phạm?
Hãy nhìn lại những phụ nữ âm thầm, những người phụ nữ không bao giờ có ai đó bày tỏ tình cảm trong ngày lễ kỷ niệm. Không phải họ cam chịu thiệt thòi nhưng chính bởi là phụ nữ họ mới không đòi hỏi.
KIM DUY
Theo phunuonline.vn
Vì một câu 'Chồng con rồi, mình sao cũng được', đàn bà đánh mất hạnh phúc cả đời Hy sinh gì chứ, nghĩ cho chồng gì chứ, khi anh ta còn chưa từng biết bạn đã vì gia đình chịu đựng và cố gắng thế nào. Đàn ông cạn tình là lỗi của họ, nhưng đàn bà không yêu chính mình là lỗi của đàn bà. Vì một câu "sao cũng được" cho chính mình mà bạn như đánh mất hạnh...