Mùng 3 Tết xuất hành phương Nam gặp “cha đẻ” mít không hạt
“Cha đẻ” mít không hạt nổi tiếng ở Cần Thơ cho biết, năm 2017, ông thu lời gần 1 tỷ đồng từ việc bán mít trái và cây giống. Trong năm 2018, ông sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, xuất bán sản phẩm “độc” của mình ra nước ngoài…
Tết lớn, mừng thành công trong năm cũ
Trong những ngày Tết Nguyên đán năm 2018, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn, ngụ phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) – “cha đẻ” của loại mít không hạt đã và đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Ông Trần Minh Mẫn-Út Mẫn bên cây mít không hạt của mình.
Ông Mẫn cho biết, Tết năm nay, gia đình phấn khởi vì lợi nhuận trong năm 2017 đạt cao hơn các năm trước. “Năm nay gia đình ăn Tết lớn, mừng cho năm cũ mít không hạt Ba Láng bán được nhiều, đơn đặt hàng đến đều đều. Nhờ vậy mà giúp gia đình thoát nghèo, mua được ô tô, các con được đi học đàng hoàng” – ông Mẫn vui vẻ nói.
Theo tính toán của lão nông 69 tuổi này, từ việc bán mít trái và cây giống, sau khi trừ tất cả chi phí, trong năm 2017, ông thu lợi nhuận gần 1 tỷ đồng. Ngoài số lượng mít trái thu được trên diện tích vườn nhà (có gần 100 cây, cho năng suất khoảng 6 tấn trái/năm), ông Mẫn còn thu mua mít không hạt của bà con ở khắp các tỉnh, thành ĐBSCL bán lại cho khách.
Ông Trần Minh Mẫn (phải) khoe giống mít không hạt với khách tham quan.
Video đang HOT
Ông Mẫn nói: “Năm vừa rồi, tôi bán khoảng 35.000 cây giống, trong đó, mỗi cây được thu lời từ 10.000 -15.000 đồng. Ai mua cây giống đều được hướng dẫn kỹ thuật, khi có trái nếu chưa có đầu ra thì tôi thu mua lại với giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg (giá bán ra 50.000 – 60.000 đồng/kg; do nhiều chi phí phát sinh đã đẩy giá bán lên cao)”.
“Cũng trong năm rồi, tôi vinh dự được cơ quan chức năng mời ra Hà Nội tôn vinh nông dân sản xuất giỏi. Tại đây, tôi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước hỏi thăm và khen ngợi về sáng tạo, tìm tòi học hỏi của mình, biết cách xây dựng thương hiệu sản phẩm” – ông Mẫn khoe.
Kế hoạch lớn trong năm mới
Theo ông Mẫn, số lượng đặt hàng mua mít trái và cây giống của ông ngày càng tăng, khách tìm đến nhà ông không chỉ ở các vùng miền trong cả nước mà có cả người nước ngoài như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar… Vì vậy, trong năm 2018, ông sẽ dành khoảng 3ha chỉ để sản xuất mít giống.
Sau khi ăn Tết xong, ông sẽ có đợt bán đầu tiên ra miền trung với khoảng 20.000 cây giống. Ông Mẫn cũng đã nhờ một giảng viên ở Khoa nông nghiệp ứng dụng của Trường ĐH Cần Thơ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, người dân có thể hỏi trực tiếp giảng viên này.
Mít không hạt của ông Út Mẫn ăn được cả xơ, khi xẻ trái ra gần như không có mủ. Ảnh: IT.
Giống mít không hạt của ông Mẫm có thể nặng lên đến 20 kg, vỏ mít có màu xanh, tỏa mùi thơm nhẹ, khi xẻ ra sẽ không hạt, không có mủ, múi và xơ (có thể ăn cả xơ) có màu vàng, cơm dày, vị ngọt thanh,… Tuy nhiên, ông Mẫn lưu ý, để đạt được những ưu điểm trên và cho năng suất cao, mít giống của ông bán ra cho bà con phải được trồng vùng đất cao, đồi núi, còn ở đồng bằng thì phải trồng trên mô cao.
Ngoài ra, loại cây này rất chuộng phân chuồng, nên bón phân hóa học khi cây trên một năm tuổi vì chỉ bón với liều lượng ít. Do thị trường có nhiều nơi tự nhân rộng, bán cây giống mít không hạt không đảm bảo chất lượng nên ông Mẫn mong bà con khi mua phải lựa nơi bán có uy tín.
“Tuổi tôi đã cao, không gì hơn ngoài việc đưa sản phẩm của quê hương đi xa, được người dân nhiều nơi tiếp nhận, thay thế cây mít truyền thống cho lợi nhuận thấp, từ đó thay đổi cuộc sống như tôi” – ông Mẫn chia sẻ.
Năm 2007, do 1ha vườn sầu riêng của gia đình thoái hóa nên ông Mẫn quyết định đi tìm giống cây mới để thay thế. Trong lần đi dự hội thảo tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, ông được người bạn giới thiệu về một giống mít có nguồn gốc từ Myanmar. Thấy giống mít hiếm, chỉ còn 1 cây duy nhất nên ông xin người bạn cho chiết nhánh đem về quê trồng. Khi cây lớn đã cho năng suất cao, trái to nhưng lạ ở chỗ là không có hạt, múi và xơ (có thể ăn cả xơ) có màu vàng, cơm dày, vị ngọt thanh,…
Năm 2010, ông Mẫn đem giống mít lạ tham gia Hội thi trái cây ngon – an toàn Nam Bộ và đã đạt giải nhất. Sau hội thi trên, giống mít lạ của ông Mẫn đã chính thức được đặt với cái tên là mít không hạt Ba Láng (tên địa danh, nơi ông Mẫn trồng loại mít này). Cũng sau hội thi trên, ông Mẫn đã đưa loại mít lạ của mình gửi vào các siêu thị bán. Không chỉ bán trái mít chín, ông Mẫn còn nhân giống chia cho bà con trong vùng trồng, nhân rộng. Mít không hạt Ba Láng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Theo Danviet
"Nóng" ở BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp: Cần Thơ báo cáo gì với Bộ GTVT?
Liên quan đến những bất cập xảy ra tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp trong vài ngày qua, UBND TP.Cần Thơ đã có báo cáo nhanh gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ xem xét chính sách miễn giảm phí để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương này.
Theo UBND TP.Cần Thơ, từ khi BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đi vào hoạt động, ngành chức năng TP.Cần Thơ liên tục nhận được đơn xin miễn giảm phí qua trạm BOT của các hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn phường Ba Láng (quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ), xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang).
Báo cáo của UBND TP.Cần Thơ gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ
Theo đó, UBND TP.Cần Thơ đã chỉ đạo Sở GTVT tổ chức buổi đối thoại với khoảng 50 doanh nghiệp và người dân để lắng nghe ý kiến đề xuất, kiến nghị về mức thu phí, đồng thời cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị xem xét. Sau khi Bộ GTVT đồng ý, từ ngày 20.12.2017, BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã triển khai chính sách giảm giá.
Tuy nhiên, từ ngày 2.1 các lái xe thường xuyên đến trạm thu phí cản trở hoạt động của trạm, yêu cầu nhân viên trạm thu phí bán vé bằng hình thức "đi bao nhiêu km sẽ trả bấy nhiêu tiền", nhiều xe ô tô còn treo băng rôn trên xe có nội dung "đề nghị miễn 100% dân cư trong khu vực 5km", "đề nghị BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp thu đúng, thu đủ". Tình trạng này đã gây ùn tắc giao thông cục bộ và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Các tài xế phản đối việc thu phí tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp sáng 6.1
Trước tình hình trên, lực lượng chức năng của thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật. Yêu cầu Ban quản lý trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp xả trạm để cho các phương tiện được lưu thông nhưng Ban quản lý trạm không hợp tác một cách tích cực.
Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn kẽ xấu lợi dụng trạm thu phí để tiến hành kích động các doanh nghiệp, người dân khu vực lân cận trạm tổ chức các hoạt động gây rối an ninh trật tự, UBND TP.Cần Thơ đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng địa phương khi có tình huống về an ninh trật tự, ùn tắc giao thông xảy ra tại trạm thu phí.
Đồng thời, UBND TP.Cần Thơ yêu cầu sớm xem xét có chính sách miễn giảm giá 100% cho phương tiện không kinh doanh ở phường Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc. Giảm 50% cho xe ô tô từ 10 chỗ trở lên và xe tải trên 1 tấn ở phường Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc.
Đơn vị này cũng đề nghị cho hưởng chính sách miễn giảm đối với các hộ dân, doanh nghiệp có hợp đồng vận chuyển cụ thể, cố định trên 3 tháng có sử dụng quãng đường dưới 5km tính từ trạm. Đối với 23 phương tiện không có đăng ký xe chính chủ thuộc phường Ba Láng không thuộc đối tượng cho miễn giảm cũng đề nghị cho hưởng chính sách trên.
Theo Danviet
Công nhân huyện vùng ven háo hức với màn pháo hoa chào năm mới Thời khắc giao thừa, người dân huyện Nhà Bè tiến về trung tâm khu công nghiệp Hiệp Phước (TPHCM) để xem bắn pháo hoa. Dường như đã lâu rồi nơi đây mới có một sự kiện đặc biệt như thế ngày thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Hàng chục ngàn người tiến về khu vực trung tâm của khu công...