Mùng 1 mua hoa ly để lên bàn thờ, mẹ chồng nhìn thấy đùng đùng nổi giận: Cô có thù gì với nhà này?
Bị mẹ mắng sa sả vào mặt, tôi uất nghẹn bật khóc, vào phòng lấy túi xách rồi chào bà đi làm luôn.
Tôi mới về làm dâu của mẹ được gần nửa năm, vì không có điều kiện ra riêng nên vợ chồng tôi đành phải sống chung với bố mẹ chồng. Mẹ chồng nổi tiếng khó tính một vùng nên không ít lần tôi bị mẹ mắng rồi.
Đi làm về cởi giày ra phải cất gọn gàng, ngay ngắn, lệch một chút thôi cũng bị nói. Rửa bát xong phải úp bát theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, bát ra bát, đĩa ra đĩa. Hay ngay cả tấm thảm chùi chân nhỡ lệch một chút thôi mẹ cũng nhắc nhở. Mẹ khó quá thành ra tôi thấy ngột ngạt lắm, ấm ức muốn ra riêng nhưng điều kiện kinh tế không cho phép nên đành cắn răng chịu đựng.
Hôm nay là mùng 1, sáng sớm tôi dậy đi chợ mua hoa quả về thắp hương như thường lệ. Bình thường cắm hoa cúc vàng, hồng đỏ hoặc lay ơn, đồng tiền, nhưng nay thấy hoa ly đẹp quá nên tôi bèn mua về trưng trên bàn thờ cho tươi mới, đỡ nhàm chán.
Sáng mùng 1 tôi mua hoa ly về cắm trên bàn thờ. (Ảnh minh họa)
Sau khi lau dọn, sửa soạn bàn thờ xong, tôi gọi mẹ ra thắp hương. Nào mà ngờ khi thấy bình hoa ly trên bàn, mẹ lại nổi cáu mắng tôi:
- Cô có thù gì với nhà này à? Tại sao cô lại mua hoa ly bày trên bàn thờ? Ly là chia ly, ly tán. Có lớn mà không có khôn, cô muốn nhà tôi lục đục, bất hòa mới vừa lòng phải không?
Bị mẹ mắng sa sả vào mặt, tôi uất nghẹn bật khóc, vào phòng lấy túi xách rồi chào bà đi làm luôn. Có lẽ hôm qua lúc mẹ chồng mắng con dâu, chồng đứng ra bênh vực, nói đỡ cho tôi mấy câu nên hôm nay bà mới nặng lời với tôi như vậy. Nhưng chẳng nhẽ tôi đặt hoa ly lên bàn thờ là sai à, tôi vẫn thấy nhiều nhà trưng hoa ly mà. Bà có cần phải khắt khe như vậy không?
Video đang HOT
Chỉ vì bình hoa ly mà mẹ chồng mắng tôi té tát. (Ảnh minh họa)
Nên hay không nên đặt hoa ly trên bàn thờ gia tiên?
Hoa ly có màu sắc thanh nhã, đẹp mắt, mùi hương thoang thoảng nên không ít người đã chọn hoa ly để bày trên bàn thờ vào những ngày mùng 1, ngày rằm hay lễ Tết. Song, nhiều gia đình cho rằng chữ “ly” trong hoa ly là ly tán, chia ly, đặt hoa ly trên bàn thờ là “đại kỵ”. Việc này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khiến mọi người ngày càng xa cách, hay xảy ra xung đột, cãi vã.
Thế nhưng, trong các nhà thờ hay các chùa, hoa ly trắng lại tượng trưng cho sắc đẹp, đức hạnh, sự kiêu hãnh và tình yêu cao thượng, chung thủy nên thường được dùng để dâng thánh, dâng Phật.
Bày hoa ly trên bàn thờ hay không là tùy theo quan điểm của từng gia đình. (Ảnh minh họa)
Nhiều quốc gia khác ở châu Á cũng cho rằng hoa ly là một loài hoa mang ý nghĩa tốt lành. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, hoa ly được sử dụng nhiều trong các đám cưới hoặc dùng làm hoa cầm tay cho cô dâu. Nguyên nhân là do trong tiếng Trung, hoa ly có nghĩa là “trăm năm hạnh phúc”, dùng trong tiệc cưới ngụ ý chúc phúc cho cô dâu chú rể có cuộc sống hôn nhân mỹ mãn, dài lâu.
Chính vì vậy, việc dâng hoa ly lên bàn thờ hay không còn tùy thuộc vào quan điểm, văn hóa và truyền thống của từng vùng miền, từng gia đình. Điều quan trọng nhất trong thờ cúng là gia chủ cần phải thành tâm, thành kính với bề trên.
Một số loài hoa không nên bày trên bàn thờ
- Hoa phong lan: Chữ “phong” gần nghĩa với phong tình, phong lưu, do đó không nên trưng trên bàn thờ, đặc biệt là bàn thờ Phật.
- Hoa đại (sứ, chămpa): Tuy mang màu sắc đẹp, hương thơm đặc trưng nhưng hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới nên được khuyên là không nên trưng trên bàn thờ.
- Hoa nhài: Hoa nhài với màu trắng tinh khiết, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nhiều người cho rằng loài hoa này hay gặp nghịch cảnh, tốt nhất không này trên bàn thờ.
- Hoa cúc vạn thọ: Loài hoa này có mùi hôi nên người ta kiêng không dâng lên ông bà tổ tiên.
- Hoa dâm bụt: Cái tên của loài hoa này khiến người nghe liên tưởng tới những điều không mấy tốt đẹp. Hơn nữa, nó thường mọc bên bờ rào, không mấy sạch sẽ nên không thích hợp để dâng cúng thần linh, tổ tiên.
- Hoa phù dung: Vì “sớm nở tối tàn” nên hoa phù dung thể hiện cho cuộc đời ngắn ngủi. Đó cũng là lý do người ta không dùng hoa phù dung để trưng lên bàn thờ.
Giấc mơ nhà riêng thêm xa vời
Sau hơn 10 năm dài cố gắng, nhưng nay chúng tôi lại phải gác lại ước mơ về mái ấm nhỏ để dồn tiền cho ông bà nội xây nhà ở quê.
Tôi năm nay 32 tuổi, chồng 36 tuổi. Cả hai vợ chồng quê ngoài Bắc và làm việc tại Bình Dương. Tôi làm nhân viên hành chính, chồng làm kỹ thuật máy trong một công ty trong cùng khu công nghiệp.
Nhiều cặp vợ chồng chọn cảnh sống xa con vì điều kiện kinh tế (ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi có một bé gái 6 tuổi. Khi sinh con, tôi xin nghỉ làm tại công ty cũ để về quê ở với bố mẹ chồng cho thuận tiện nhờ cậy ông bà khi con còn nhỏ. Đến khi con gần 2 tuổi, tôi mới quay lại Bình Dương cùng chồng.
Dù thương con lắm nhưng đành lòng để con ở nhà với ông bà nội. Một năm vợ chồng chỉ được về với con có 2 lần. Ở Bình Dương, vợ chồng tôi vẫn thuê trọ trong căn phòng chỉ hơn chục mét vuông, chỉ có vài đồ sinh hoạt cơ bản. Nếu đưa con vào ở cùng thì sợ con khổ, lại không có người trông coi chăm sóc.
Vợ chồng tôi nung nấu ý định mua mảnh đất nhỏ rồi cất một ngôi nhà riêng cho mình nên bao năm nay tiêu pha tằn tiện. 10 năm nay vẫn chạy chiếc xe máy số cũ mèm chưa dám thay xe mới. Đến máy giặt, máy lạnh cũng không dám mua.
Hàng tháng, vợ chồng tôi gửi về cho ông bà 5 triệu đồng để lo tiền ăn uống, học hành cho con. Các khoản học phí đầu năm của con, tôi cũng chủ động chuyển khoản cho cô giáo chứ không để ông bà phải nộp.
Nhiều năm tiết kiệm, vợ chồng tôi đã mua được một miếng đất ở quê cùng 300 triệu đồng tiền dành dụm. Tôi tính chỉ vài năm nữa, chúng tôi sẽ có đủ tiền xây nhà. Khi đó, cả hai sẽ về quê làm ăn để được gần con.
Chồng tôi là con trai duy nhất. Hai chị gái đã đi lấy chồng. Anh không hợp tính bố, hai bố con cứ ở với nhau chỉ được 2 ngày là gây sự. Nên chồng tôi chọn đi học, đi làm xa để không thường xuyên va chạm với ông. Thế nhưng chồng tôi là đứa con hiếu thảo. Trước đến giờ ít khi anh trái lời bố mẹ.
Bố mẹ chồng có một ngôi nhà, một mảnh vườn và ít đất ruộng. Ngôi nhà ông bà đang ở đã xây gần 30 năm nay. Năm vừa rồi, ông bà được nhận tiền đền bù giải phóng đất ruộng và có món tiền 300 triệu. Tết vừa rồi, trước hôm vợ chồng quay trở lại Bình Dương ông bà gọi vợ chồng tôi để nói chuyện.
Vợ chồng tôi buộc phải gác ước mơ về mái ấm riêng để làm trọn đạo hiếu (ảnh minh họa)
"Anh chị đi làm xa đã chục năm, bố nghĩ thế cũng đủ rồi. Thằng Tuấn là con một, cũng phải thu xếp về còn hương hỏa tổ tiên thay cho bố. Rồi thì còn phải sinh thêm thằng con trai nối dõi. Bố mẹ có một ít tiền, mấy tháng nữa sẽ làm lại ngôi nhà này. Sau này nó cũng là nhà của anh chị, vì vậy anh chị phải góp tiền lo cùng. Xây được nhà để bố mẹ còn mở mặt với hàng xóm. Rồi anh chị, con cái anh chị cũng được hưởng".
Chồng tôi không nói gì, nhưng tôi chắc chắn rằng anh sẽ gửi hết số tiền tiết kiệm mấy năm nay chúng tôi tích cóp cho ông bà để xây nhà. Vậy là giấc mơ có nhà riêng của tôi thêm xa vời.
Suy thoái kinh tế khiến cả một thế hệ không dám yêu hay tiến đến hôn nhân Điều kiện kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm đã khiến Gen Z không muốn lập gia đình, sinh con hay thậm chí nuôi thú cưng. Ngân hàng Goldman Sachs, Mỹ, đã thực hiện cuộc khảo sát toàn cầu với hơn 2470 thực tập sinh trong kỳ nghỉ hè. Theo đó, khoảng 86% thực tập...