Mùng 1 đến nhà sếp chúc Tết thì đụng mặt vợ cũ bèn hỏi đểu: “Làm ô sin xuyên Tết à?” nào ngờ đúng lúc sếp đi ra: “Chú nói gì với vợ yêu của anh đấy?”
Đúng là trái đất tròn nhỉ. Anh đến đây làm gì? Đến chúc Tết sếp tôi. Còn cô đói đến mức làm ô sin xuyên Tết à
Hà không thể ngờ rằng người đàn ông cô hết mực yêu thương đến mức sẵn sàng nhường 1 quả thận của mình cho anh lại có ngày nhẫn tâm đuổi cô ra khỏi nhà đúng ngày mùng 1 Tết. Tất cả chỉ vì Hiếu chồng Hà quá nghe lời mẹ.
- Con vợ mày lấy trộm của tao 50 triệu, rõ ràng đêm qua tao đếm rồi cất vào tủ để ra Tết đi gửi tiết kiệm. Nhà này chỉ có 3 người, mày không lấy thì chỉ có nó lấy mà thôi.
- Mẹ ơi, con không lấy ạ. Oan cho con mẹ ơi.
Ảnh minh họa
- Tối hôm nọ tao nghe mày nói chuyện với đứa em mày rồi. Em mày đang thiếu nợ bị người ta đòi nên là mày ăn trộm của tao cho em mày đúng không?? Khôn hồn trả ngay cho bà.
- Không, con thề là con không lấy mẹ à. Đúng là em con có thiếu nợ, nhưng bố mẹ con ở quê đã vay mượn và cắm sổ đỏ để trả cho em con rồi ạ.
- Mày đừng có mà lừa tao. Không trả cho tao thì cút ra khỏi cái nhà này. Thằng Hiếu, tống cổ nó đi cho tao.
- Con xin mẹ, con không lấy ạ. Anh ơi… anh đừng đuổi em, hôm nay là mồng 1 mà. Anh nói mai anh đưa em về ngoại chúc Tết bố mẹ mà.
- Cút, tống cổ nó ra khỏi nhà. Nhà tao không chứa loại trộm cắp.
Hiếu chẳng hỏi han vợ ngọn ngành, anh vất luôn vali của Hà ra đường.
- Tôi thật không ngờ, uổng công bấy lâu nay tôi thương yêu cô.
- Anh ơi, em không lấy mà.
Video đang HOT
Hiếu đóng rầm cổng lại, mặc vợ với cái vali đứng dưới trời mưa phùn…
Sau đó Hiếu lấy vợ, đó là cô gái do mẹ anh mai mối. Bố vợ Hiếu làm giám đốc chứ không phải người bố làm ruộng như bố của Hà. Ai cũng bảo Hiếu chuột sa chĩnh gạo. Nhưng nào ngờ, vừa cưới được 2 ngày thì Hiếu sốc ngất khi hay tin công ty bố vợ vỡ nợ, ông đã bỏ trốn.
Hóa ra ông cưới con gái là nhằm vớt vát chút tiền mừng. Lúc ấy Hiếu mới vỡ lẽ vợ về nhà mình chỉ có 2 bàn tay trắng, nhưng giờ biết làm sao. Mẹ Hiếu suốt ngày than ngắn thở dài, mẹ chồng con dâu vì thế cũng không bằng mặt nhau.
3 năm sau ngày bỏ Hà để lấy vợ mới. Hiếu đã có liền 2 đứa con, vợ Hiếu giờ chạy chợ vì không có nghề nghiệp, trước toàn ở nhà vì được bố bao bọc. Mình Hiếu phải nai lưng kiếm tiền vì vợ thu nhập có là bao.
Cuối năm nghe tin ra Tết sếp sẽ quyết định ghế phó phòng nên Tết đó Hiếu sửa soạn cái lễ khá to đến chúc Tết sếp. Anh mà được lên chức thì cuộc sống sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Hiếu đến khá sớm và bấm chuông cổng. Một người phụ nữ mảnh khảnh ra mở. Và rồi cả 2 đơ người mất mấy phút khi nhìn thấy nhau. Người phụ nữ ăn mặc quá đỗi bình dân trước mặt Hiếu không ai khác chính là Hà. Nhìn bộ dạng Hiếu biết ngay Hà làm ô sin nên chả thèm hỏi han gì nhưng Hà lại hỏi anh trước.
Ảnh minh họa
- Đúng là trái đất tròn nhỉ. Anh đến đây làm gì??
- Đến chúc Tết sếp tôi. Còn cô đói đến mức làm ô sin xuyên Tết à ??
Hà cười không nói câu nào cả. Đúng lúc ấy thì sếp bước ra, Hiếu nhanh nhảu:
- Dạ, em chào sếp ạ!! Năm mới em tới chúc sức khỏe sếp và chị cùng các cháu có một năm mới an khang – thịnh vượng ạ.
- Cảm ơn cậu. Mà này, cậu vừa nói gì với vợ yêu của tôi đấy??
- Dạ… Em chưa gặp chị ạ. Chỉ có cô ô sin ra mở cổng thôi ạ.
- Vợ tôi đấy chứ ô sin nào. Nhà tôi không có ô sin.
- Ơ… Em…
Có nằm mơ Hiếu cũng không thể ngờ rằng Hà lại chính là vợ của sếp. Hôm đó đầu Hiếu như bị lú lẫn, ăn nói không đâu vào đâu bị sếp nhắc suốt. Ngồi được 15 phút Hiếu xin phép ra về. Lúc ra đến cổng Hà nhỏ nhẹ:
- Ngày này năm đó mẹ anh đã thấy tiền và bà dùng tiền đó sắm sính lễ cưới con dâu mới đấy. Bà có nói cho anh biết không??
- Anh… anh không biết.
- Dù sao cũng phải cảm ơn mẹ con anh. Nhờ mẹ con anh đuổi đi nên tôi mới có ngày hôm nay.
Nói rồi Hà đóng cổng, Hiếu thất thểu ra về. Cái ghế phó phòng chắc chắn không bao giờ tới lượt anh rồi…
Minh Đức
Theo kenhsao.net
Đau đầu khi bà nội dạy cháu 'gom' lì xì
Theo lời con kể, bà nội nói năm nay bên nhà tôi đã có bé nhỏ nhận lì xì nên đem bé lớn qua nhà ông bà để "tăng thu nhập".
Vợ chồng tôi cưới nhau gần 7 năm và có hai đứa con. Con gái đầu hơn 5 tuổi còn bé sau mới sinh trước Tết khoảng hơn một tháng. Vậy nên, Tết năm nay, tôi không đi chúc Tết mà chỉ ở nhà chăm con.
Chúng tôi có nhà riêng, cách nhà chồng khoảng hơn 1km nên thường xuyên qua lại. Lúc mới sinh, tôi phải đem bé lớn qua gửi mẹ chồng, còn bà ngoại nuôi tôi ở cữ. Nhờ thế, tôi cũng đỡ vất vả phần nào dù rất nhớ con.
Tết năm nay, bà nội muốn giữ cháu ở nhà để nhận lì xì. (Ảnh minh họa)
Tôi định đến Tết sẽ đưa con về vì các em chồng về ăn Tết đông cũng phiền. Nhưng mẹ chồng nhất định không chịu, cứ bảo để cháu ở qua Tết rồi về. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì bình thường bà nội cũng không mặn mà gì với cháu. Bà thường than đau lưng, mỏi gối không chăm cháu được. Hầu như, khi sinh bé lớn cho đến nay, bà chẳng mấy khi quan tâm.
Khi nghe mẹ chồng nói vậy, tôi không muốn lắm nhưng chồng bảo, cứ để con bên nhà ông bà một Tết cũng được. Vả lại, bà ngoại về quê ăn Tết, chồng có lịch trực, một mình tôi xoay xở với hai đứa con sẽ rất vất vả.
Vậy là, con ở ăn Tết cùng ông bà nội, đến chiều mồng 3 mới được chú chở về nhà chơi với em. Khi con về, tôi thấy trong túi của con có khá nhiều phong bao lì xì. Tôi định đem cất thì con ngăn lại bảo: "Mẹ để đó, tí về con đưa cho bà nội không thì bà la đó".
Tôi ngạc nhiên hỏi con: "Thế mấy ngày nay con có đi chơi đâu không". Con buồn bã lắc đầu: "Bà nội không cho con đi, bảo ở nhà nhận tiền lì xì". Rồi sau đó, con hào hứng khoe: "Mỗi lần khách lì xì, con đều xin thêm cho em nữa đó, mẹ thấy con có ngoan không".
Tôi sửng sốt khi nghe con nói như thế, thấy chuyện này không ổn nên tôi tìm cách hỏi để con kể lại chi tiết. Càng nghe tôi càng xấu hổ khi biết bà nội "dạy" cháu nhận lì xì theo cách không giống ai.
Theo lời con kể, bà nội nói năm nay bên nhà tôi đã có bé nhỏ nhận lì xì nên đem bé lớn qua nhà ông bà để "tăng thu nhập". Khách đến chơi, bà dặn cháu cứ lân la gần đó để được lì xì.
Nếu ai quên lì xì thì phải nhắc trước khi họ ra khỏi cổng: "Bác chưa lì xì cháu mà". Chưa hết, bà còn "hướng dẫn" cháu, khách lì xì rồi thì phải xin thêm cho em: "Mẹ cháu mới sinh em bé ở nhà, bác lì xì cho em cháu nữa nhé".
Tôi thấy sửng sốt khi nghe con kể về việc bà nội dạy nhận lì xì. (Ảnh minh họa)
Sau khi nhận xong lì xì thì đưa hết cho bà nội cất. Chiều mồng 3, bà đi chùa, con than nhớ nhà nên chú chở về chơi. Tôi nghĩ trẻ con không thể bịa ra những chuyện như thế và con tôi chưa bao giờ nói dối. Bà dạy cháu như thế khác gì bảo cháu "xin" tiền người khác chứ đâu phải lì xì bình thường. Bởi vậy, khi bà nội cho người sang chở cháu về, tôi không cho con đi nữa.
Cứ nghĩ đến việc, con nói với khách những lời lẽ như thế, không biết họ đánh giá như thế nào về cách dạy con của vợ chồng tôi. Ngày hôm sau, ở nhà với mẹ, con vẫn "xin" lì xì khi có người đến chơi làm tôi nhắc nhở không kịp. Tôi dặn con, khi có ai lì xì thì phải biết cảm ơn, không được mở phong bì ngay, sau đó mới bỏ vào ống heo chứ không được vòi vĩnh hay xin xỏ.
Tôi càng ngạc nhiên, khi bà nội sang chơi còn bảo cháu: "Về với bà đi, chiều nay bạn cũ của ông đến chơi đông lắm, tha hồ nhận lì xì". Tôi "câm nín" với cách dạy cháu và quan điểm về lì xì của bà nhưng vì đang là ngày Tết, tôi không muốn mẹ chồng - con dâu lời qua tiếng lại với nhau, đành tìm cách giữ con lại bên mình, không cho về với bà nữa.
Thúy Nga
Theo phunuonline.com.vn
Bị đá ngay mùng 1 Tết vì lì xì người yêu 100 nghìn đồng Ngược gần 100km về nhà đã hơn 8h đêm, tôi mệt mỏi nằm vật ra giường, bật facebook lên định chào hỏi em thì đập vào mắt tôi là phong bao lì xì mà tôi vừa đưa em hồi trưa, với dòng chữ khiến tôi cay đắng. Tôi đang là sinh viên năm thứ 3. Quê tôi ở vùng đất "chó ăn đá,...