Mụn cóc sinh dục – Đừng chủ quan vì mụn cóc có thể chính là dấu hiệu bị ung thư
Mụn cóc sinh dục đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ vì một số loại vi rút gây nên căn bệnh này có thể đồng thời gây ra ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm hộ.
Mụn cóc sinh dục là bệnh xã hội gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này nếu không kịp thời điều trị sẽ có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Mụn cóc sinh dục là gì?
Mụn cóc sinh dục là trường hợp các nốt mụn nhỏ, mềm phát triển trên bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do một số chủng vi rút papillomavirus ở người (HPV) gây ra. Mụn cóc có thể gây ra đau đớn, ngứa ngáy khó chịu. Nó đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ vì một số loại vi rút gây nên căn bệnh này có thể đồng thời gây ra ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm hộ.
Dấu hiệu của bệnh
Mụn cóc có thể được “ủ” trong cơ thể từ vài tuần đến vài tháng sau nhiễm trùng. Mụn cóc sinh dục cũng khá khó khăn để nhận biết bằng mắt thường. Trong một vài trường hợp, những nốt mụn rất nhỏ và trùng màu da, chỉ khi chạm vào có cảm giác không bằng phẳng thì chúng ta mới phát hiện ra.
Mụn cóc ở nam giới thường xuất hiện ở các khu vực sau:
- Dương vật;
- Bìu;
- Háng;
- Đùi;
- Bên trong hoặc xung quanh hậu môn;
Còn ở phụ nữ, mụn cóc thường tập trung ở:
- Bên trong âm đạo hoặc hậu môn;
Video đang HOT
- Bên ngoài âm đạo hoặc hậu môn;
- Cổ tử cung;
Bệnh này cũng có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người đã quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Ngay cả khi bạn không nhìn thấy những nốt mụn cóc sinh dục, chúng vẫn có thể gây ra các triệu chứng như:
- Khí hư dày, đặc;
- Ngứa ngáy;
- Chảy máu “vùng kín”
- Châm chích “vùng kín”.
Nguyên nhân bị mụn cóc sinh dục
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do HPV gây ra. Có đến 30 – 40 chủng HPV ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, nhưng chỉ một vài trong số chúng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không?
Hầu hết, mụn cóc sinh dục đều gây ra không ít những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh
Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày: Những u nhú xung quanh cơ quan sinh dục dễ chảy dịch và có mùi hôi thối khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu, bất tiện khi tiếp xúc với người khác.
Ảnh hưởng đến tâm lý: Người bệnh thường có tâm lý lo lắng, bất an khi bị mắc bệnh vì đây là bệnh xã hội, dễ lây qua đường tình dục. Từ đó dễ nảy sinh những nghi ngờ về sự chung thủy của bạn đời, dẫn đến những nguy cơ gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Gây nguy cơ viêm nhiễm: Khi mắc bệnh mụn cóc sinh dục, u nhú hay chảy dịch quanh cơ quan sinh dục nếu không vệ sinh sạch sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Từ đó dễ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín như viêm âm đạo, âm hộ, viêm cổ tử cung ở nữ giới, viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo,… ở nam giới.
Nguy cơ ung thư: Mụn cóc sinh dục do virus HPV gây ra là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở nữ giới, ung thư dương vật ở nam giới, ung thư trực tràng và ung thư vòm họng ở những người có quan hệ qua đường hậu môn và đường miệng.
Điều trị mụn cóc sinh dục
Mặc dù mụn cóc có thể biến mất, nhưng HPV vẫn tồn tại trong máu. Bạn chỉ có thể giảm các triệu chứng khó chịu hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của các nốt mụn. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc điều trị mụn cóc tại chỗ bao gồm:
- Imiquimod (Aldara);
- Podophyllin và podofilox (Condylox);
- Axit tricloaxetic (TCA);
Nếu mụn cóc không biến mất theo thời gian, bạn có thể cần làm tiểu phẫu để loại bỏ chúng. Bác sĩ của bạn cũng có thể loại bỏ mụn cóc thông qua:
- Electrocautery (đốt cháy mụn cóc với dòng điện);
- Phẫu thuật cryo (đông lạnh mụn cóc);
- Laser;
- Cắt bỏ mụn cóc;
- Tiêm thuốc interferon.
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Thuốc chủng ngừa HPV được gọi là Gardasil và Gardasil 9 có thể bảo vệ đàn ông và phụ nữ khỏi các chủng HPV phổ biến nhất gây ra bệnh, và cũng có thể bảo vệ chống lại các chủng HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Một loại vắc xin gọi là Cervarix cũng có sẵn. Vắc-xin này bảo vệ chống lại ung thư cổ tử cung, nhưng không chống lại mụn cóc sinh dục.
Sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục cũng là một bước quan trọng để bảo vệ bản thân.
Theo Khám phá
Nhận biết sớm dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh vì nếu không được điều trị tốt, LNMTC có thể gây tổn thương vòi trứng, phá huỷ nhu mô buồng trứng, viêm dính vùng chậu. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Thế nào là lạc nội mạc tử cung?
Nội mạc tử cung là lớp màng (niêm mạc) phủ mặt trong tử cung (dạ con). Lớp niêm mạc này biến đổi hằng ngày theo các chất nội tiết của buồng trứng tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi đang có kinh cũng là lúc niêm mạc này bắt đầu tái tạo phát triển dần lên. Đến cuối chu kỳ, lớp niêm mạc này rất dày, lúc này chất nội tiết buồng trứng giảm sút làm cho nó bong ra, gây chảy máu từ tử cung gọi là kinh nguyệt.
Triệu chứng phổ biến của LNMTC là đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)
LNMTC là trường hợp các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc chỗ, vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung (lạc nội mạc trong cơ) hoặc "lạc" cả ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, màng bụng (phúc mạc), thành ruột; thậm chí có khi còn ở trong thận hay phổi... Các tế bào này có nguồn gốc là niêm mạc tử cung nên nó cũng biến đổi theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của nội tiết buồng trứng và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt và gây đau.
Biểu hiện
Triệu chứng phổ biến nhất của LNMTC là đau bụng kinh, kinh nguyệt nhiều và rong kinh... Đau bụng thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt, thậm chí kéo dài cho đến nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, có người đau bụng cho đến ngày cuối của chu kỳ. Nhìn vùng bụng dưới có thể lớn hơn. Có trường hợp không rõ triệu chứng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường bị đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều... Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản: gây tổn thương vòi trứng, phá hủy nhu mô buồng trứng, gây dính vòi trứng hay cản trở sự phóng noãn của buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh.
Cần điều trị sớm
Có 2 phương pháp điều trị phổ biến là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Trong điều trị nội khoa, người bệnh có thể được dùng thuốc nội tiết có tác dụng làm thoái triển và làm teo các đám niêm mạc tử cung lạc chỗ.
Việc dùng thuốc phải do bác sĩ chỉ định, cân nhắc sau khi đánh giá cụ thể mức độ nặng, nhẹ. Khi điều trị bằng thuốc không kết quả hoặc bệnh hay tái phát thì phải phẫu thuật. Đối với người bệnh trẻ tuổi, cần giữ gìn cơ quan sinh sản, có thể phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung, bệnh nhân có thể sớm tranh thủ mang thai. Đối với phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con, có thể tiến hành cắt bỏ toàn bộ tử cung.
Khi có biểu hiện nghi ngờ lạc nội mạc tử cung, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để có biện pháp điều trị thích hợp để loại trừ những tổn thương lạc nội mạc, ngăn ngừa tái phát và bảo tồn khả năng sinh sản.
Theo Sức khỏe đời sống
Thiếu nữ mọc 36 khối u xơ tử cung vì ăn thịt: 7 thực phẩm phụ nữ phải tránh Nữ sinh viên đại học đã rất sốc khi biết tin mình mắc u xơ tử cung dù tuổi đời con trẻ và chưa hề lập gia đình. Tiểu Hoàng, 19 tuổi, sống ở Vũ Xương (Trung Quốc) là sinh viên năm thứ 2 tại một trường cao đẳng tại địa phương. Một năm trước, cân nặng của Tiểu Hoàng bắt đầu tăng...