Mũi tiêm giúp bệnh nhân ung thư thoát đau đớn
Bệnh nhân 45 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối, thể trạng suy kiệt, đau đớn liên tục, khối u phát triển lớn, đè tạng xung quanh.
Hai tháng gần đây, bệnh nhân sốt cao, mất ngủ về đêm, ăn uống kém, suy sụp toàn diện về thể chất, tinh thần. Người nhà đưa đến nhập viện Đa khoa Bãi Cháy điều trị, ngày 2/7.
Bác sĩ Lê Tiến Hưng, Phó Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, thực hiện kỹ thuật diệt đám rối thần kinh thân tạng, giảm đau cho bệnh nhân.
Đám rối thân tạng (hay đám rối dương – Celiac Plexus) là một đám rối thần kinh lớn trong ổ bụng, là trung tâm chuyển tiếp cảm giác đau của các tạng nằm tầng trên đại tràng ngang như tụy, dạ dày thực quản, gan, tuyến thượng thận…
Bệnh nhân không cần gây mê. Các bác sĩ tiêm cồn tuyệt đối diệt hạch thân tạng, dưới hướng dẫn của kỹ thuật cắt lớp vi tính. Yêu cầu đường kim chọc vào đám rối thân tạng phải chính xác tuyệt đối, tránh làm tổn thương gan, tạng, chọc thủng tạng hoặc mạch máu trong quá trình can thiệp.
Ngay sau can thiệp, bệnh nhân đã hết đau, ngủ được, ăn uống tốt trở lại và được xuất viện sau 24 giờ.
Video đang HOT
Quá trình thực hiện can thiệp diệt đám rối thần kinh thân tạng. Bác sĩ sẽ xác định chính xác đường chọc can thiệp dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính . Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Hưng cho biết diệt đám rối thần kinh thân tạng là phương pháp giảm đau nhân đạo cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khi mọi liệu pháp điều trị không còn hiệu quả. Phương pháp này giúp người bệnh ung thư gan, tụy, dạ dày, thận… chấm dứt những cơn đau bệnh, mang đến trạng thái sức khỏe và tinh thần khỏe khoắn, nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống.
Theo nghiên cứu y khoa, đau là triệu chứng lâm sàng phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Trong đó, 50% số bệnh nhân đau tại thời điểm chẩn đoán, 65-68% bệnh nhân đau trong giai đoạn tiến triển. Nguyên nhân ung thư có thể do khối u, ung thư xâm lấn vào xương, thần kinh, phần mềm, tạng… Khối u lớn chèn ép vào các tạng, vị trí thần kinh gây cảm giác đau nặng tăng dần, liên tục, dai dẳng.
Đau do ung thư hành hạ khiến người bệnh mất ngủ triền miên, tâm trạng lo âu, buồn bực, chán nản, suy giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, cơ thể suy kiệt dần và dẫn tới nguy cơ tử vong sớm. Bác sĩ cho biết, người bệnh thường tìm đến morphine – thuốc giảm đau có chất gây nghiện để giải thoát khỏi cơn đau nhưng về lâu dài sẽ phải tăng liều lượng, hiệu lực giảm đau của thuốc rút ngắn dần, người bệnh vẫn phải chịu đựng đau đớn tái phát.
Bệnh viện Bãi Cháy là một trong ít những đơn vị tỉnh áp dụng giảm đau bằng phương pháp này.
Nhật Bản sử dụng tế bào gốc đa năng trong điều trị ung thư
Các tế bào NKT sẽ được lấy từ những người khỏe mạnh, sau đó sẽ tạo ra các tế bào iPS và nhân lên với số lượng lớn. và cần hai năm để đánh giá hiệu quả, mức độ an toàn của phương pháp điều trị.
Ảnh minh họa. (Nguồn: genengnews.com)
Ngày 29/6, nhóm nghiên cứu của Đại học Chiba và Viện nghiên cứu lý hóa Nhật Bản Riken đã công bố phương pháp điều trị ung thư đầu tiên trên thế giới bằng cách cấy ghép các tế bào miễn dịch NKT (Natural killer T cells) được tạo ra từ các tế bào gốc đa năng (iPS) cho các bệnh nhân ung thư.
Ca cấy ghép đầu tiên dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng Tám tới.
Kế hoạch thử nghiệm lâm sàng nói trên đã được Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA) Nhật Bản phê duyệt ngày 27/5 vừa qua.
Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử nghiệm bước đầu đối với 4 đến 18 bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ trong độ tuổi từ 20 đến 80 và hiện không đáp ứng với các phác đồ điều trị thông thường.
Các tế bào NKT - một loại tế bào miễn dịch có chức năng tấn công các tế bào ung thư, sẽ được lấy từ những người khỏe mạnh, sau đó sẽ tạo ra các tế bào iPS và nhân lên với số lượng lớn. Trong giai đoạn đầu, khoảng 150 triệu tế bào iPS sẽ được cấy ghép cho mỗi bệnh nhân trong ba chu kỳ.
Nhóm nghiên cứu cho biết cần hai năm để đánh giá hiệu quả, mức độ an toàn và xác định phương pháp này có được đưa vào danh mục hưởng chế độ bảo hiểm y tế hay không.
Hiện nay, biện pháp điều trị ung thư được thực hiện bằng cách lấy các tế bào NKT từ cơ thể người bệnh, sau đó nhân lên với số lượng lớn và truyền lại cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng được đối với 30% bệnh nhân ung thư do số lượng tế bào NKT trong cơ thể bệnh nhân có hạn và cần thời gian để tạo ra số lượng tế bào cần thiết.
Biện pháp sử dụng tế bào iPS được kỳ vọng có thể tạo ra số lượng lớn tế bào NKT trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Các tế bào NKT được Riken phát hiện vào năm 1986 và được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư khi chúng tấn công các tế bào lạ mà không cần tín hiệu của tế bào chỉ huy, đồng thời, kích hoạt hoạt động các tế bào miễn dịch khác./.
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư: "Cứu tinh" từ hạt nano? Theo các nhà khoa học đến từ Đại học liên bang Baltic (BFU) mang tên I. Kant và Đại học khoa học và công nghệ quốc gia MISiS, nghiên cứu của họ về tác dụng của hạt nano từ tính đối với các tế bào ung thư gan có thể cải thiện việc điều trị bệnh ung thư. Theo Sputnik, kết quả nghiên...