Mùi nhà mình
Kiến trúc sư nhận thư của một người chị, trong đó có đoạn: Má kể hồi đó nhà cửa rộng lắm. Có sân, có nắng, có cái vườn sau trước xanh um. Nhà trước nhà sau tủ kệ đủ kiểu, chả ăn nhập gì nhưng được cái toàn bằng gỗ thịt, chục năm rồi mà hư sao được.
Má nói là có đi đâu cũng nhớ mùi nhà mình.
Giờ vô thành phố mới hiểu, mùi-nhà-mình đó là mùi của nắng khơi lên từ bụi hương thảo, mùi khói vịn trên mấy cái bàn tủ gỗ sồi, mùi da thuộc của cái sofa cũ kỹ.
Bây giờ ở chung cư, không có sân, nhưng vẫn có cái ban công 3-4 mét vuông, lùa nắng vào mấy chậu cây nho nhỏ, coi vậy chứ cũng cái màu xanh um hồi đó.
Cái mùi đó, tìm không ra trong mớ gỗ công nghiệp hiện đại, trong xấp vải simili nhân tạo vô hồn…”.
Lời thư đã trở thành nguồn cảm hứng để thiết kế nên căn hộ 71m2 này với triết lý: nhà dù ở đâu, thành phố hay thôn quê thì điều căn bản nhất vẫn là một không gian sống hình thành nên cảm giác.
Ở đó, gỗ tự nhiên, da thuộc, tinh dầu, cây xanh, tranh sơn dầu… tất cả dung hòa trong tổng thể nhằm khơi gợi cảm xúc tự nhiên nhất cho con người sống trong không gian ấy.
Ở căn hộ này, sự phân chia không gian theo triết lý đơn giản, dựa trên nền căn hộ sẵn có. Bàn, ghế, tủ… đóng vai trò là một bước đệm để chủ nhà có thể trưng bày các món đồ sưu tầm yêu thích, mang nhiều ý nghĩa.
Nếp nhăn của lớp da thuộc, chiều dài bất thường của tủ tivi bằng gỗ sồi, rất nhiều vị trí được tạo ra để trưng bày những món đồ sưu tầm có ý nghĩa: một chiếc bàn sofa với hình dáng như những chiếc mâm tròn nhắc nhớ về bữa cơm gia đình truyền thống, cách ghép nối của từng thanh kệ sách… tất cả đều bắt đầu từ ý niệm truyền thống để khơi gợi truyền thống trong xu hướng ở hiện đại.
Và một căn hộ hình thành bằng tổng thể với sự phân chia không gian đơn giản, dựa trên nền căn hộ sẵn có. Bàn, ghế, tủ… đóng vai trò là một bước đệm để chủ nhà thể hiện tư duy nghệ thuật qua các món đồ sưu tầm, trang trí.
Video đang HOT
Quan điềm của người thiết kế ở đây là: dựa trên cái đang tồn tại, phát triển từ chất liệu cũ, để khơi dậy cảm xúc mới. Sự sáng tạo ở đây tồn tại trong việc sử dụng những chất liệu tự nhiên, thân thuộc để vận dụng vào việc khơi gợi cảm xúc cho gia chủ.
Tổng hoà của ánh sáng tự nhiên và những chất liệu mộc mạc, như nhắc nhớ người sống trong trong đó giữ tâm an, tư bình. Khu vực bếp luôn là nơi đóng vai trò diễn giải cho tâm tình của gia chủ.
Địa chỉ căn hộ: chung cư Emerald, Celadon city, Q. Tân Phú, TP.HCM
Thiết kế và thi công: Red Cape Architects
Địa chỉ: 21 đường số 11, P.7, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Ảnh: Phú Đào
Biệt thự cũ thành ngôi nhà xanh
Mua lại biệt thự rộng 230 m2, chủ nhà muốn cải tạo sao cho đậm chất cá nhân mà vẫn đảo bảo quy tắc thiết kế của khu vực.
Trước đó, công trình trong khu đô thị ở quận Long Biên không khai thác được yếu tố không gian mở đặc trưng của biệt thự vườn. Hình thức cũng theo lối mòn rập khuôn, thiếu cá tính.
Trải qua sáu tháng cải tạo, các đồ khuôn đúc trang trí cũ được thay bằng những vật liệu mang yếu tố hình học để mặt tiền hiện đại, đơn giản hơn. Hệ lam gỗ đem lại diện mạo riêng cho công trình, giúp ngôi nhà kín đáo mà vẫn đảm bảo tầm nhìn từ cửa sổ các phòng ra phía đường. Hệ lam này cũng góp phần giảm nắng chiếu trực tiếp vào cửa sổ và tạo ra trong nhà những "bức tranh" từ ánh sáng tự nhiên.
Mặt tiền công trình trước và sau cải tạo. Ảnh: NGHIA Architect.
Bên trong, kết cấu cũ được thay đổi để mở không gian theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, tạo ra tầm nhìn rộng hơn tới khu vườn bao quanh ngôi nhà.
Phòng khách thông với phòng ăn, đều hướng nhìn ra khu vườn quanh nhà. Ảnh: NGHIA Architect.
Các khoảng ban công được tận dụng làm thành những mảnh vườn nhỏ. Nhờ đó, mỗi phòng ngủ đều được tiếp cận với ánh sáng, gió trời và mở ra một khu vườn riêng thông qua cửa kính trượt. Không gian mở thoáng đãng, gần gũi với sân vườn cũng là điều sáu thành viên gia đình hài lòng nhất về công trình.
Bên cạnh việc bổ sung không gian xanh, công trình ưu tiên các vật liệu bền vững, ít sử dụng gỗ tự nhiên mà thay bằng gỗ công nghiệp cùng các loại đá nhân tạo.
Các phòng ngủ đều mở ra một mảnh vườn. Ảnh: NGHIA Architect.
Theo ý muốn của gia chủ, tầng hai được thiết kế để tăng tương tác giữa các thành viên nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư cần thiết. Tủ quần áo được chuyển ra bên ngoài để kết nối bố mẹ với các con.
Ngoài ra, chủ nhà và kiến trúc sư đầu tư một phòng vui chơi riêng cho trẻ. Từ phòng ngủ bên trên, các bé có thể xuống đây bằng một cầu thang thép nhỏ.
Căn hộ có nội thất bằng gỗ công nghiệp, đồng nhất các phòng Sàn gỗ, bàn ghế, tủ kệ... làm bằng gỗ công nghiệp xuyên suốt căn hộ, hợp nhất các không gian sống từ hành lang tới phòng ngủ. Chủ nhà mong muốn có nơi nghỉ ngơi sau khi làm việc, nên nội thất bên trong được đơn giản hóa đến mức tối đa. Nội thất chủ yếu làm từ gỗ công nghiệp, nhưng màu...