Mùi hôi từ cơ thể tiết ra có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe gì?
Vào mùa hè thì thời tiết nắng nóng kéo dài khiến bạn mất tự tin vì mồ hôi tiết ra thường xuyên, kèm theo đó là mùi hôi phảng phất từ các bộ phận trên cơ thể nên có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hà Nội đang bước vào những ngày nắng nóng kỷ lục nhất trong năm, nhiệt độ ngoài đường hiện tại có thể lên đến 40 – 45 độ C. Chính vì thế, nhiều người sẽ phải chịu cảnh mồ hôi tiết ra nhễ nhại, thậm chí còn gặp phải tình trạng sốc nhiệt, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng…
Bên cạnh đó, mùi hôi từ các bộ phận trên cơ thể như da đầu, miệng, vùng da dưới cánh tay, đôi chân… cũng là một yếu tố khiến nhiều người lo sợ trong mùa hè. Bởi nó khiến bạn mất tự tin và ngại giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, mùi cơ thể không chỉ khiến bạn ngại ngùng mà nó còn có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe mà bạn có khả năng gặp phải. Cùng tìm hiểu xem mùi cơ thể từ một số bộ phận tiết ra đang ngầm cảnh báo vấn đề sức khỏe gì bạn nhé!
Mùi hôi từ vùng da dưới cánh tay
Cơ thể của chúng ta có 3 loại tuyến mồ hôi là eccrine, apocrine và tuyến bã nhờn. Thông thường, các tuyến eccrine sẽ tạo ra mồ hôi nhưng không gây mùi trên cơ thể. Còn các tuyến apocrine lại chủ yếu ở nách, háng và trong khu vực xung quanh núm vú. Các tuyến mồ hôi này giải phóng để đáp ứng với các yếu tố khác nhau, bao gồm cả lo âu và căng thẳng về mặt cảm xúc.
Do đó, khi bạn gặp phải mùi hôi từ vùng da dưới cánh tay thì có thể là bạn đang gặp lo lắng, căng thẳng thường xuyên chứ không phải chỉ do điều kiện thời tiết gây ra.
Mùi hôi từ miệng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải mùi hôi từ chính hơi thở của mình. Có thể là do vệ sinh răng miệng sai cách, thức ăn bám lại trong miệng quá lâu… gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã làm sạch răng miệng đều đặn, kỹ càng mà vẫn gặp phải mùi hôi từ miệng thì có thể là do bạn đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể liên quan tới bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh về tim mạch khác. Đôi khi cũng có thể là do một số bệnh về ung thư, rối loạn chuyển hóa, bệnh viêm amidan, nhiễm khuẩn răng miệng…
Mùi hôi từ vùng âm đạo
Video đang HOT
Mùi hôi từ vùng cơ thể này có thể là do bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín, hoặc do vệ sinh cơ thể sai cách. Đặc biệt khi đi vệ sinh, bạn sẽ thấy mùi hôi tanh bốc ra từ nước tiểu hoặc từ vùng âm đạo. Dấu hiệu này có thể là do nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Lúc này, bạn nên chủ động đặt lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Mùi hôi từ da đầu
Trong mùa hè mà bạn không chú ý tới việc vệ sinh cơ thể thì mùi hôi từ da đầu bốc ra là điều rất dễ gặp phải. Thế nhưng, một số chuyên gia cho biết, có một hội chứng gọi là hội chứng tóc có mùi. Nguyên nhân mắc phải chủ yếu là do vi khuẩn và nấm sinh sôi khiến da đầu tiết ra mùi hôi nhiều hơn.
Mặt khác, nó cũng có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố nên tốt nhất là bạn cần chú ý tới việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, đồng thời sử dụng chất kháng khuẩn và xà phòng chứa lưu huỳnh để làm sạch tóc cũng như da đầu. Bởi lưu huỳnh sẽ làm giảm độ dầu của da đầu và loại bỏ các vi khuẩn hoặc nấm gây hại.
Mùi hôi từ đôi chân
Mùi hôi chân có thể là do bạn tập luyện thể thao hoặc do căng thẳng quá sức gây ra. Đây cũng là một căn bệnh mà nhiều người gặp phải chứ không phải chỉ riêng do thói quen vận động hay đi giày thường xuyên. Đôi khi, nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo đôi chân của bạn đang mọc nấm, vi khuẩn bên trên. Tốt nhất, vào mùa hè thì bạn nên tránh đi giày kín chân thường xuyên mà nên để đôi chân được thông thoáng, mát mẻ sẽ giảm mùi hôi khó chịu.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Không làm gì cũng đổ mồ hôi có thể ngầm báo cho bạn nhiều vấn đề về sức khỏe
Đừng chủ quan khi bạn không hoạt động thể chất nặng nhọc mà vẫn đổ nhiều mồ hôi vì đó có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe.
Đổ mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên nhằm điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Mỗi người trong chúng ta sẽ có tình trạng đổ mồ hôi khác nhau. Có người rất ít khi ra mồ hôi, trong khi đó có nhiều người gặp trường hợp oái ăm là chỉ ngồi thở thôi mà mồ hôi cũng chảy ròng ròng. Nếu bạn thuộc trường hợp thứ hai thì hãy cẩn thận, đó là có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau.
Căng thẳng quá mức
Có hai loại tuyến mồ hôi, đó là eccrine và apocrine. Tuyến mồ hôi eccrine chỉ hoạt động khi bạn tập thể dục hoặc khi nhiệt độ của bạn tăng cao. Ngược lại, tuyến mồ hôi apocrine lại rất nhạy cảm với các kích thích thần kinh thông qua adrenaline và đây là lý do vì sao bạn đổ mồ hôi nhiều hơn khi bị căng thẳng. Do vậy, để tránh tình trạng mồ môi đổ không kiểm soát thì bạn hãy học cách hạn chế căng thẳng thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Rối loạn hormone
Mất cân bằng hormone và thay đổi nội tiết tố được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Khi hormone bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn, các tuyến bã nhờn và mồ hôi sẽ bị kích thích hoạt động mạnh hơn, tăng tiết dầu nhờn và mồ hôi để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, sự gia tăng này thường xuyên rơi vào tình trạng mất kiểm soát, không đúng lúc, đúng chỗ và gây cảm giác khó chịu cho "khổ chủ".
Béo phì
Không chỉ thở thôi cũng béo, những người bị béo phì còn có một nỗi niềm khó nói khác: thở thôi cũng đổ mồ hôi ròng ròng. Nguyên nhân là vì những người thừa cân luôn có thân nhiệt cao hơn người bình thường. Thêm vào đó, hệ thần kinh giao cảm ở những người này đôi khi có xu hướng hoạt động mạnh hơn những người có cơ thể cân đối. Vì vậy, tuyến mồ hôi thường phải hoạt động "năng suất" hơn để hạ nhiệt ở người béo phì.
Bệnh tăng tiết mồ hôi
Sự thực là, có không ít người trong số chúng ta mắc bệnh tăng tiết mồ hôi. Căn bệnh này là hệ quả do rối loạn hệ thần kinh thực vật (cường giao cảm) gây ra. Thông thường, thông qua các hạch thần kinh, hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu điều khiển tuyến mồ hôi hoạt động để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên khi quá mức, hệ thống thần kinh này sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt của cơ thể kém nhạy bén, làm sai lệch tín hiệu truyền đi và hệ quả là mồ hôi bài tiết liên tục mất kiểm soát.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng có thể gây nên hiện tượng mồ hôi đổ vô tội vạ dù bạn không làm gì nặng nhọc. Bởi vì khi bạn thức khuya, ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ rối loạn hormone và nội tiết tố. Và như chúng ta đã biết, các chứng rối loạn này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi. Do vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc và ngủ sớm để hạn chế gặp phải tình trạng khó chịu này.
Nguồn: Getthegloss
Theo Helino
Những mẹo vặt giúp xua tan cái nóng ngày hè Những bí kíp thông minh, rẻ tiền này sẽ giúp bạn luôn mát mẻ khi thời tiết nóng. Phun trà bạc hà Hãm một bình trà bạc hà, sau đó cho nó vào tủ lạnh. Khi nó đã ngấm và lạnh, hãy rót một ít vào bình xịt và phun vào chính mình. Tốt hơn so với nước, bạc hà trong trà sẽ...