Mùi hơi thở tiết lộ những bệnh nghiêm trọng gì?
Hơi thở có mùi không phải lúc nào cũng có nghĩa là vệ sinh kém, nhưng đó có thể là triệu chứng của một chứng bệnh nào đó.
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là danh sách các triệu chứng mùi hôi và các căn bệnh, theo Bright Side.
1. Mùi hôi: Viêm nha chu, hoặc bệnh nướu răng
Nếu răng hư, thì hơi thở chắc chắn sẽ có mùi. Viêm nướu và viêm nha chu là hai tình trạng liên quan đến mùi hôi từ miệng.
2. Mùi long não (băng phiến): Bệnh đường hô hấp
Bị dị ứng hoặc mắc một bệnh về đường hô hấp nào, như cảm lạnh thông thường hoặc các trường hợp cúm có thể gây hôi miệng.
Các vi khuẩn xâm nhập vào miệng trở thành nguyên nhân gây mùi hôi. Khi cơ thể khỏe lại, mùi hôi tự biến mất. Ngoại trừ bị viêm xoang mạn tính.
3. Mùi chua: Trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng
Nếu hơi thở có mùi chua, nguyên nhân có thể là do trào ngược dạ dày.
Để làm cho hết mùi, phải kiểm soát tình trạng dạ dày trước. Ngoài ra, phải thay đổi chế độ ăn uống và kiêng một số thực phẩm như rượu, tỏi, thức ăn cay và cà phê, theo Bright Side.
3. Mùi trái cây: Bệnh tiểu đường
Nếu miệng có mùi trái cây, thì đó là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng.
Mùi như vậy chỉ có thể xuất hiện khi một người sắp bị bệnh tiểu đường, theo Bright Side.
Hãy gặp bác sĩ nếu có mùi hơi thở này.
Video đang HOT
4. Mùi và vị của kim loại: Ung thư dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Hp
Có mùi vị kim loại trong miệng hoặc trong hơi thở là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn, hoặc bị nhiễm vi khuẩn Hp.
Tuy nhiên, đôi khi một số loại thuốc có thể gây hôi miệng như thế.
5. Mùi thối rữa: Ung thư phổi
Ung thư phổi tạo ra một mùi nhất định trong hơi thở giống mùi thối rữa.
Nếu hơi thở có mùi như vậy nên gặp bác sĩ ngay.
6. Mùi tanh: Suy thận
Nếu có mùi tanh khi thở ra có nghĩa là bị suy thận. Về cơ bản, thận ngừng loại bỏ chất thải mà nó thường “lọc” khỏi hệ thống.
Lúc này đã là bệnh rất nghiêm trọng, nên gặp bác sĩ gấp, theo Bright Side.
7. Mùi mốc và mùi ngọt: Suy gan
Có mùi giống như nấm mốc có nghĩa là gan không hoạt động tốt.
Một triệu chứng khác là vàng da và vàng mắt.
Nếu có những dấu hiệu này, hãy đi khám ngay.
8. Mùi sữa chua: Không dung nạp Lactose
Có mùi sữa chua chắc chắn là dấu hiệu của việc không dung nạp một loại đường trong sữa, cơ thể không thể phân hủy chất đạm trong sữa. Kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy và chuột rút.
9. Mùi tã bẩn: Viêm amidan
Viêm amidan gây hôi miệng. Nếu có mùi hôi như mùi “tã bẩn”, hãy đi gặp bác sĩ ngay.
Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế đặc biệt để loại bỏ canxi và vi khuẩn tích tụ trên amidan.
Nhiều người tin rằng nhai kẹo cao su sẽ giúp thoát khỏi mùi ở miệng và ngăn ngừa sâu răng.
Nhưng theo các nghiên cứu khác nhau, đã chứng minh điều ngược lại. Đường trong kẹo cao su giúp vi khuẩn trong miệng phát triển hơn nữa.
Ngay cả khi nhai kẹo cao su không đường, mùi hôi miệng sẽ chỉ được che đi chứ không thể khử hết mùi được.
Giải pháp tốt nhất là chữa bệnh tận gốc và giữ gìn sức khỏe răng miệng, theo Bright Side.
5 nhóm người không nên ăn dứa
Loại quả chua ngọt, thơm lừng này không những làm nước ép cực ngon mà cho vào các món canh chua cũng rất tuyệt vời. Mặc dù nó vừa ngon vừa bổ, nhưng không phải là loại trái cây dành cho tất cả mọi người.
Dứa là loại trái cây chín rộ từ tháng 4 đến tháng 10. Thời điểm này khí hậu ẩm ướt, nóng bức, dễ ra mồ hôi nhiều nên ăn dứa không chỉ làm dịu cơn khát mà còn rất tốt cho cơ thể. Trong dứa có rất nhiều dưỡng chất và vitamin, nếu biết được những công dụng của nó, chắc chắn mọi người sẽ chăm chỉ bổ sung loại quả này thường xuyên.
Dứa là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao
Dứa là loại trái cây lành tính, thích hợp cho hầu hết mọi người. Hàm lượng enzyme protease trong dứa có thể thúc đẩy tiêu hóa, giảm độ nhớt của máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não.
Ngoài ra, hàm lượng đường và muối có trong dứa giúp làm giảm viêm, lợi tiểu, giảm nhiệt, giải độc rất tốt. Vitamin B1 trong dứa là chìa khóa giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn và chuyển hóa năng lượng cơ thể hiệu quả. Còn vitamin B2 có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, chống mệt mỏi, giữ ẩm da..., đặc biệt tốt cho phụ nữ muốn giảm cân.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc Lâm Lăng Vinh, enzyme protease trong dứa giúp phân giải protein và chất béo nhanh. Nếu nấu dứa với thịt, kết quả là thịt mềm, ngọt, thơm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tác dụng của protease của dứa sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Do đó, nếu muốn giữ nguyên được những công dụng của dứa, không nên nấu chúng ở nhiệt độ quá cao và phù hợp nhất là làm các món ăn trộn hoặc nước ép.
Hầu hết mọi người khi ăn dứa đều cắt bỏ mắt dứa. Trên thực tế, hàm lượng chất xơ trong mắt dứa cao, cao hơn cả phần thịt dứa nên rất tốt cho việc thúc đẩy nhu động ruột. Đối với người bị táo bón lâu ngày thì nên ăn luôn cả phần này để cải thiện tình trạng.
Ngoài ra, vì dứa chứa hàm lượng đượng đường cao hơn cả dưa hấu nên cần đặc biệt chú ý khi ăn. Đối với những người đang muốn giảm cân hay bị tiểu đường thì tốt nhất nên ăn dứa trong chừng mực cho phép.
5 nhóm người không nên ăn dứa
Mặc dù dứa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng loại trái cây này vẫn có một số tác dụng phụ đối với 5 nhóm người sau:
Mặc dù dứa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng loại trái cây này vẫn có một số tác dụng phụ.
1. Người tiêu dùng bị viêm nha chu, loét dạ dày
Dứa là loại trái cây có tính axit cao, ăn nhiều sẽ kích thích nướu và niêm mạc miệng. Nếu là người có bệnh dạ dày thì sẽ gây ra các phản ứng với axit.
2. Người bị huyết áp
Những người bị huyết áp thấp, không ổn định, cơ quan nội tạng không tốt cần hạn chế ăn dứa để tránh làm nặng thêm tình trạng.
Khi ăn nhiều dứa sẽ khiến huyết áp đột nhiên tăng cao bất thường. Ngoài ra, nếu ăn thường xuyên thì nó cũng sẽ khiến hàm lượng đường trong cơ thể tăng lên, có thể gây ra tiểu đường.
3. Người bị viêm phế quản, bệnh mũi họng
Trong quả dứa có một chất gọi là glucosides, nếu dung nạp nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạc lưỡi, cổ họng, gây ra tình trạng rát lưỡi hoặc ngứa ngáy. Trong trường hợp đối với người từng có tiền sử bị bệnh mũi họng, hen phế quản thì phải hạn chế tối đa nếu không muốn làm tình trạng bệnh tái phát hoặc nặng hơn.
4. Người hay nổi giận
Mặc dù nước có thể giúp giải nhiệt cơn khát tức thì nhưng nó vẫn thuộc loại trái cây có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn nhiều dứa sẽ khiến người ăn dễ cáu giận, nên với những người này cần hạn chế ăn dứa.
5. Trẻ em, phụ nữ mang thai
Trẻ em hay phụ nữ có thể chất yếu, sợ lạnh không nên ăn dứa nhiều. Đặc biệt, trường hợp là người quá gầy muốn tăng cân thì tuyệt đối không nên ăn dứa. Đối với phụ nữ mang thai, việc ăn nhiều dứa sẽ gây kích thích tử cung, nguy cơ dẫn tới sảy thai cao, nhất là trong 3 tháng đầu.
Dứa có mùi thơm hấp dẫn, được sử dụng làm món mặn, món ngọt, nước ép... đều phù hợp. Mặc dù nó rất ngon nhưng vẫn nên kiểm soát lượng tiêu thụ, nhất là đối với 5 trường hợp trên thì cần nên tránh.
Trước và sau khi ngủ không làm điều này bạn sẽ đối diện nguy cơ ung thư dạ dày và cổ họng cực cao Nguy cơ ung thư cổ họng và dạ dày tăng 52% chỉ cần bạn có tiền sử bệnh nướu răng. Nguy cơ càng tăng cao với người bị rụng hay phải nhổ bỏ từ 2 răng trở lên. Nghiên cứu mới từ Đại học Harvard (Mỹ) đã tìm hiểu giá trị của hệ vi sinh vật trong miệng của một người đối với...