Mùi của yêu thương
Má kể hồi đó, ngày sinh anh Hai má tủi thân lắm, vì vô phòng chờ sinh, bà bầu nào ngoài mẹ ruột hoặc mẹ chồng cung có một ông chồng lăng xăng bên cạnh, trong khi má chỉ có bà ngoại.
ảnh minh họa
Bà ngoại an ủi má, đàn ông vô đây chỉ biết đứng xớ rớ chứ làm được cái gì, thêm chật chỗ.Bà bầu nằm gần giường của má rất hãnh diện vì được chồng cưng chiều. Để chứng tỏ sự cưng chiều rất mực đó, bà kêu thèm ăn hết món này tới món kia khiến ông chồng chạy vòng vòng cả ngày. Cái bàn gần giường của bà bầu đó chất đầy thức ăn như vật chứng của tình yêu.
Má không có ba bên cạnh nên những ánh mắt nhìn về phía má ái ngại. Phòng chờ sinh, chưa có em bé, chưa ai bận bịu, đi ra đi vô cả ngày chào hỏi nhau rồi thì thành một “chợ tám” rôm rả. Bà ngoại không phải người nhiều lời mà cũng phải góp phần.
Rồi ba cũng xuất hiện kịp trước khi má và em bé xuất viện. Ba lóng ngóng bế em bé lên và bối rối nhìn má khóc, lúc đó ba chưa hiểu ra nguồn cơn của những giọt nước mắt tủi thân. Cho tới khi bà ngoại kêu lên: “Sinh đẻ đừng có dại mà khóc, sau này mau mờ mắt” thì má mới chịu nín. Đó là kinh nghiệm nhớ đời của ba, cho nên khi má sinh tôi thì ba sắp xếp về nhà trước mấy ngày để đưa má vô bệnh viện.
Tôi may mắn hơn anh Hai vì sinh ra nhằm mùa mưa, công việc xây dựng chậm lại cho nên ba có mặt ở nhà thường xuyên hơn. Suốt sáu tháng đầu đời, tôi thường được ba bồng bế. Rồi mùa khô tới, công việc của ba dồn dập hơn, những lần về nhà ngắn ngủi, tôi chỉ còn được nghe giọng của ba qua điện thoại. Má kể mỗi lần điện thoại reo là tôi chồm tới, khi nghe giọng người gọi không phải là ba thì tôi khóc dữ dội.
Video đang HOT
May mà có kinh nghiệm của bà ngoại. Ngày xưa ông ngoại đi miêt, đàn con chỉ được có cha ngày cuối tuần. Cậu Út cũng khóc như tôi, bà ngoại nghĩ ra cách lấy áo của ông ngoại làm khăn đắp, mùi thân thuộc từ cái áo khiến cậu nín khóc và ngủ ngon lành.
Vậy nên ban ngày khi bế bồng tôi thì má khoác cái áo của ba vô người, tối ngủ thì má lấy áo của ba làm khăn đắp ngang ngực tôi. Tôi ăn ngon và ngủ yên với cái áo của ba suốt tháng ngày thơ ấu.
***
Chồng tôi là lính biển.
Gần tới ngày sinh con, tôi chuẩn bị tinh thần cho mình vượt cạn không được có chồng bên cạnh. Đã nghe má kể rồi mà khi điều đó trở thành sự thật, mới thấm thía tận cùng nỗi ngậm ngùi.
Má đưa tôi vào khoa sản như ngày nào bà ngoại đưa má đi. Tay kia má xách cái giỏ căng phồng đồ đạc, tay này má nắm tay tôi bóp nhẹ đầy thông hiểu và khích lệ. Những ngón tay đồng cảm của má khiến tôi muốn khóc òa.
Má tham gia vô “hội bà tám” cũng bâng quơ: “Con rể tôi là lính hải quân, tình hình đang căng quá, chẳng biết có về với vợ con được không”.
Tháng trước chồng về, tôi đã giữ lại cái áo quân phục cũ của năm trước, loại áo nồng mùi của anh nhất. Tôi muốn ủ con trong lòng anh ngay từ khi con mới chào đời.
Theo PNO
Bữa cơm gia đình
Hai đứa con uể oải ngồi vào bàn, lơ đễnh với những đĩa thức ăn, dù em đã kỳ công chế biến và bài trí. Em gắp thức ăn vào bát, chúng còn phụng phịu. Bực, em mắng:
- Con người ta chẳng có mà ăn. Đằng này mẹ làm đủ các món dọn cho tận miệng rồi mà cũng không chịu ăn là sao?
Hai đứa con miễn cưỡng cầm bát lên. Nhìn cách chúng ăn là biết chẳng ngon miệng gì.
Ngày anh cưới em, em gái đùa: Anh lấy chị em là cái khoản ăn uống chẳng bao giờ phải lo. Chị ấy không những thích nấu nướng mà còn nấu rất ngon nữa.
Lấy em về, chấm dứt cuộc đời độc thân nay mì tôm, mai cơm bụi, anh được em chăm chút từ bữa ăn đến giấc ngủ, nên lên cân vù vù. Nhiều người gặp anh đều kêu anh "phát tướng". Bạn bè có người còn ghen tỵ vì anh tốt số.
Vốn thích nấu nướng, lại thêm cái tính no bụng đói con mắt nên làm món gì em cũng làm nhiều. Nhiều hôm ăn xong phần của mình, bụng no căng, anh lại phải ăn cố. Không ăn thì em không vui, có khi hờn giận. Ngày thường thì còn đỡ, đến ngày nghỉ là anh bội thực. Cũng nhiều lần thấy em đi làm về lại lọ mọ trong bếp, anh bảo chỉ nấu vài món đơn giản thôi nhưng em không nghe. Lại bày biện món nọ, món kia, nhiều hôm nhìn bàn ăn của hai vợ chồng mà anh phát ngốt.
Từ ngày có con, thực đơn của nhà mình vừa dày vừa dài ra. Em tham khảo trên mạng, học hỏi bạn bè, có khi đi ăn ở nhà hàng còn dò hỏi bí quyết để về nhà thực hành. Cứ nghe quảng cáo cái gì ngon, bổ là em tìm mua về nấu nướng. Bố con anh là những thực khách đầu tiên dùng món mới, vui nhưng cũng đến là khổ vì cứ bị ép ăn. Không biết bao nhiêu bận, em bực mình cau có, còn anh thì phải buông bát đi lau nhà khi con trớ hết ra sàn vì em cố ép con ăn cho hết miếng cuối. Có lúc con sợ mẹ mắng, cứ lúng búng trong miệng nhưng không nuốt, chỉ tìm cách để nhè ra. Cũng không biết từ bao giờ, con rất sợ mỗi khi phải ngồi vào bàn, với trước mặt là những đĩa thức ăn đầy ắp.
Dù em ngày nào cũng đổi món cho con và ép con ăn, rồi bổ sung vitamin và các loại men vi sinh, sữa nội, sữa ngoại... nhưng con mình vẫn gầy nhom. Con không hấp thụ được. Còn anh, sau đợt khám sức khỏe, bác sĩ cũng chỉ định phải ăn kiêng. Biết là em thương và lo cho chồng con, muốn chăm sóc sức khỏe chồng con một cách tốt nhất, nhưng em biết không, ăn không đơn giản chỉ là để nạp năng lượng mà còn là sự thưởng thức. Một bữa ăn ngon đâu chỉ nằm ở những đĩa thức ăn mà còn ở không khí gia đình, thể trạng và tâm trạng của mỗi người. Nếu cứ ăn theo kiểu nhồi nhét sẽ không bao giờ ngon miệng cả. Vì thế, không nhất thiết phải là sơn hào hải vị, không nhất thiết phải là những đĩa thức ăn chế biến công phu, trang trí cầu kỳ. Có khi chỉ là bát canh cua với vài ba quả cà pháo, một bữa cơm đạm bạc nhưng mọi người ngồi vào bàn thoải mái, vui vẻ cũng sẽ có một bữa ăn ngon.
Một gia đình hạnh phúc không thể thiếu những bữa cơm đầm ấm, quây quần, nhưng bớt chút thời gian cho việc ăn uống để cả nhà cùng nhau ngồi xem một bộ phim hay đi dạo đâu đó cũng là cách để kết nối yêu thương, phải không em?
Theo VNE
Cọc đi tìm trâu thì đã sao? Không lẽ mình là con gái mà lại tỏ tình, lại nói yêu người ta rồi lại mang tiếng cọc đi tìm trâu...? Nhiều khi tôi cứ muốn nói huỵch toẹt ra là tôi thích anh nhưng mỗi lần sắp sửa nói, tôi lại thấy có cái gì đó chặn ngang. Không lẽ mình là con gái mà lại tỏ tình, lại nói...