Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD “phá sản” vì thẻ vàng IUU của châu Âu
Để toàn ngành thủy hải sản đạt mức xuất khẩu 10 tỷ USD, thì riêng hải sản khai thác phải đóng góp được từ 3,3 – 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động từ thẻ vàng IUU khiến mục tiêu này khó hoàn thành trong năm 2018.
Bà Lê Hằng, Phó Giám Đốc Trung tâm Vasep Pro (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam) nhận định như thế khi đánh giá về tác động của thẻ vàng IUU ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản khai thác của Việt Nam tại Hội chợ Vietfish 2018.
Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hàng loạt mặt hàng hải sản sụt giảm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo bà Hằng, tác động từ thẻ vàng IUU đang làm chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hàng loạt mặt hàng hải sản sụt giảm so cùng kỳ năm 2017.
Cụ thể theo báo cáo của Trung tâm Vasep Pro, tổng xuất khẩu hải sản vẫn tăng trưởng dương 7,4% nhưng các chỉ số tăng trưởng từng mặt hàng đều thấp hơn so cùng kỳ 2017. Tăng trưởng xuất khẩu từng tháng dao động và mức tăng chậm lại.
Xuất khẩu hải sản sang EU sau thẻ vàng IUU chiếm 12 – 15% tổng xuất khẩu của cả nước và có chiều hướng giảm liên tục trong năm 2018 (4 – 20%).
Với các sản phẩm cụ thể, xuất khẩu cá ngừ là mặt hàng duy trì tăng trưởng dương cao nhất. Tuy nhiên so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng qua từng tháng đều thấp hơn đáng kể. Năm 2018 tăng từ 1 – 15% trong khi năm 2017 tăng từ 20 – 34%.
Tốc độ tăng trưởng qua từng tháng của cá ngừ đều thấp hơn đáng kể so cùng kỳ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Xuất khẩu cá ngừ sang EU vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số trừ các tháng 12.2017, tháng 2 và tháng 4 năm 2018. Từ tháng 1 đến tháng 7.2018, xuất sang châu Âu tăng 22%, đạt 84 triệu USD, chiếm 23% tổng xuất cá ngừ. Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ cũng giảm 8%, chỉ còn 118 triệu USD, chiếm 33%.
Với mực và bạch tuột, từ đầu năm đến tháng 7.2018, cả nước xuất được 353 triệu USD, tăng 6%. Qua theo dõi cho thấy, xuất khẩu ở các tháng tăng không ổn định.
Mức tăng cũng thấp hơn nhiều so với đà tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái. Năm 2017 dao động từ 44 – 64%, nhưng năm nay chỉ tăng 4 – 28%. Riêng tháng 7.2018, giảm 15% sau khi tăng chậm 1,4% trong tháng 6.
Video đang HOT
Xuất khẩu mực, bạch tuột sang EU liên tục giảm sâu từ 9 – 40%. Tính từ tháng 1 – tháng 7.2018, xuất sang EU giảm 27%, đạt 46 triệu USD.
Theo Vasep, thẻ vàng IUU đã tác động đáng kể đến xuất khẩu hải sản khai thác sang EU trong thời gian qua và dự báo sẽ còn tiếp tục giảm trong các tháng cuối năm; ảnh hưởng chung đến kết quả xuất khẩu hải sản nói chung.
Xuất khẩu các mặt hàng mực, bạch tuột, cua ghẹ, cá biển sang EU sẽ còn tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc khai thác theo quy định IUU.
Theo bà Hằng, tại thị trường EU, nếu tình hình không cải thiện, chỉ số xuất khẩu sẽ còn giảm xuống nữa. Xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm đạt 1,35 tỷ USD, tăng 7%. Xu hướng này dự báo xuất khẩu hải sản vào nửa cuối năm chỉ đạt khoảng 1,8 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu cả năm lên 3,2 tỷ USD, tăng 7%.
Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD khó hoàn thành vì thẻ vàng IUU. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Để toàn ngành thủy hải sản đạt mức xuất khẩu 10 tỷ USD thì riêng hải sản khai thác phải đóng góp được từ 3,3 – 3,4 tỷ USD. Con số này sẽ khó hoàn thành nếu không nỗ lực cải thiện”, bà Hằng chia sẻ.
Theo Vasep, ngoài việc tiếp tục có các giải phải về chính sách; cần phải nâng cao hơn nữa năng lực thực thi của Ban quản lý cảng cá; nâng cao khả năng và rút ngắn thời gian xử lý các đề nghị của EU qua cổng IUU Việt Nam. Đồng thời Tổng Cục thủy sản cung cấp hàng tháng dữ liệu nguồn lợi và sản lượng khai thác cho cộng động doanh nghiệp với ít nhất các loài thuộc tốp 10 – 20 loài xuất khẩu chủ yếu.
Theo Danviet
Ăn sushi và uống nước đá trong buồng lạnh dưới 18 độ C ở Vietfish
Thưởng thức món sushi tươi rói và uống nước đá trong phòng lạnh dưới 18 độ C thu hút rất đông sự chú ý của du khách đến tham quan Hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản Vietfish 2018 khai mạc ngày 22.8 tại TP.HCM.
Tại gian hàng của Isuzu, các sản phẩm hải sản được chế biến theo phong cách Nhật Bản. Các món ăn được giới thiệu có nguyên liệu từ hải sản nhập khẩu, chuyên chở trong buồng lạnh và đưa trực tiếp đến hội chợ để phục vụ du khách.
Nguyên liệu làm món sushi tươi rói thu hút du khách. Ảnh: Nguyên Vỹ
Một chú cá hồi nặng 8 kg được dùng làm nguyên liệu chính. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ngoài ra, không thể thiếu các nguyên liệu khác như tôm, mực... Ảnh: Nguyên Vỹ
Đầu bếp người Nhật chế biến món ăn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Thực khách được thưởng thức một dĩa sushi miễn phí ngay tại chỗ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Món mì lạnh đặc trưng đến từ nước Nhật. Ảnh: Nguyên Vỹ
Sau khi thưởng thức món ăn, du khách được tham quan buồng lạnh trong xe chuyên dùng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Nhiệt độ bên trong buồng lạnh âm 18oC là một trải nghiệm thú vị với du khách. Ảnh: Nguyên Vỹ
Các bạn trẻ tranh thủ chụp hình lưu niệm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Một thử thách tiếp theo là du khách được mời uống nước giải khát đầy đá lạnh ngay trong buồng lạnh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tại hội chợ còn có nhiều gian hàng sushi khác với các món ăn được trình bày bắt mắt. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Vietfish 2018 quy tụ 374 gian hàng (tăng 3,6% số lượng gian hàng so với năm 2017) của 233 doanh nghiệp (tăng 6,8% so với năm 2017) đến từ 14 quốc gia. quy mô lớn nhất trong 20 năm qua
Vietfish 2018 dự kiến sẽ thu hút trên 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp XNK thủy sản, đơn vị cung ứng dịch vụ thủy sản, các nhà nhập khẩu, bán lẻ quốc tế...
"Bơm" nguồn vốn khủng 1,75 triệu USD phát triển thủy sản ĐBSCL Đó là kinh phí được huy động cho dự án Thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững thông qua tăng cường hợp tác công tư tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa được ký kết khởi động chính thức tại Hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản - Vietfish 2018. Dự án nằm trong mô hình hợp tác công tư...