Mục tiêu phát thải ròng bằng 0, thách thức song hành với cơ hội
Ngày 23/12, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu thuộc Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Nagase và Unilever Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0″.
TS. Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn.
Đây là chương trình diễn đàn thứ 2 trong chuỗi sự kiện “Cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam – Ứng phó biến đổi khí hậu”.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết, biến đổi khí hậu đã và đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đang phải gánh chịu. Có thể nhận thấy những tác động mà biến đổi khí hậu đem lại đang khá tiêu cực, ảnh hưởng đến thiên nhiên, thời tiết, đời sống kinh tế và xã hội. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỉ 21.
Video đang HOT
“Phát thải ròng bằng 0 là mục tiêu không thể trì hoãn. Các nhà khoa học đã chứng minh, chúng ta cần phải đưa thế giới về trạng thái này càng sớm càng tốt, chậm nhất là năm 2050 để hạn chế những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu”, ông Ngọc cho biết.
Để giải quyết những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp và đưa ra những chiến lược, mục tiêu trong tương lai, cụ thể: Như ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôdôn; quyết định số 01/QĐ-TTG về các danh mục, lĩnh vực, các cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; quyết định số 896 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050… Đây chính là những cơ sở cơ bản nhất để các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội chung thực hiện và hành động để đạt mục tiêu Netzero.
Phát biểu tại diễn đàn, TS. Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, Việt Nam luôn coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và từng người dân trong việc thực hiện đồng thời các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo TS Nguyễn Đình Thi, cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình triển khai những quan điểm, chủ trương, định hướng và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững của chính bản thân doanh nghiệp và sự phát triển bền vững đất nước.
Đặc biệt, trong số các giải pháp để thực hiện mục tiêu trọng tâm là Netzero thì theo nhiều chuyên gia việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần thực hiện tốt cam kết này và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.
Unilever Việt Nam 'lên tiếng' vì nhà vệ sinh học đường
Unilever Việt Nam và nhãn hàng Vim triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và kêu gọi chung tay giải quyết vấn đề nhà vệ sinh tại các trường học Việt Nam.
Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày Nhà Vệ sinh Thế giới (World Toilet Day) 19/11 hàng năm của Liên Hợp quốc với chủ đề trong năm 2022 "Making the invisible visible - Cùng nhau lên tiếng vì nhà vệ sinh học đường".
Trong khuôn khổ chiến dịch, các bên đã phối hợp tổ chức Chương trình tọa đàm "Giải pháp an toàn vệ sinh trường học" với sự tham gia của đại diện Quỹ Nhi Đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, Unilever Việt Nam, chuyên gia từ Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, đại diện nhà trường.
Thông qua chương trình tọa đàm, Unilever Việt Nam kêu gọi cộng đồng nhìn nhận một cách nghiêm túc về nhà vệ sinh học đường, thấu hiểu tính nghiêm trọng, những khó khăn con trẻ đang gặp phải và lên tiếng cũng như có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để xóa bỏ tình trạng này.
Tại buổi tọa đàm "Giải pháp an toàn vệ sinh trường học", bà Lê Thị Hồng Nhi - Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam đã nhấn mạnh những tác hại nghiêm trọng của nhà vệ sinh bẩn, thiếu nước sạch, các điều kiện vệ sinh cá nhân không đảm bảo tới thể chất lẫn tinh thần của các em học sinh và khiến trẻ trở nên ái ngại khi tới trường, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tập trung, tiếp thu bài giảng trên lớp và chất lượng học tập nói chung.
Các đại diện tham gia tọa đàm đều nhất trí rằng để giải quyết tình trạng nhà vệ sinh bẩn và duy trì môi trường sinh hoạt, học tập tốt nhất cho học sinh thì sự đóng góp, chung tay từ học sinh, phụ huynh, nhà trường, các ban ngành liên quan, các tổ chức là vô cùng quan trọng.
Ông Đỗ Mạnh Cường, Đại diện Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế đánh giá cao tầm quan trọng của truyền thông giúp giải quyết các vấn đề vệ sinh trường học với hai mục đích chính: Truyền thông vận động chính sách hướng tới những người đứng đầu nhà trường, tổ chức, và cấp lãnh đạo của các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương; Tổ chức các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho các em học sinh, thầy cô giáo giúp sử dụng và bảo quản nhà vệ chung một cách đảm bảo, có ý thức.
Cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia Tối 7/12, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) phối hợp với Phòng Thương mại Malaysia (MCCM) tổ chức lễ ký biên bản ghi nhớ giữa VMBIZ và MCCM nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia. Lễ...