Mục tiêu ‘nước Mỹ dẫn đầu’ của ông Joe Biden sẽ không dễ dàng
Sự thay đổi của thế giới trong 4 năm qua sẽ đặt ra thách thức trong quá trình đạt mục tiêu đưa nước Mỹ dẫn đầu toàn cầu của ông Joe Biden.
Ông Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, Mỹ, ngày 24/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Joe Biden sẽ phải đối mặt với một sứ mệnh đầy khó khăn khi hoàn thành mục tiêu chính sách đối ngoại đã đặt ra, đưa nước Mỹ lấy lại vị thế dẫn đầu toàn cầu sau nhiều năm sức ảnh hưởng của quốc gia bị suy yếu khi cùng cạnh tranh với những đối thủ như Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, việc công bố đội ngũ an ninh quốc gia bao gồm các nhà ngoại giao kỳ cựu, ông Biden và các ứng viên ngày 24/11 nhấn mạnh sẽ nỗ lực để củng cố đồng minh và chủ nghĩa đa phương, triển khai các sáng kiến mà đã bị bỏ qua trong lối tiếp cận “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump.
“Đây là một đội ngũ phản ánh thực tế nước Mỹ đang quay trở lại, sẵn sàng dẫn đầu thế giới chứ không phải rút lui khỏi nó”, ông Biden nói trong một cuộc họp báo ở Wilmington, Delaware.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới phân tích cho biết mặc dù chính quyền đảng Dân chủ sắp tới có thể đảo ngược một vài chính sách của người tiền nhiệm ở một số lĩnh vực như tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, vẫn rất khó để có thể giành lại vị trí dẫn đầu như thời kỳ trước.
Giáo sư lịch sử Howard Eissenstat làm việc tại Đại học St. Lawrence nhận định: “Ông Biden có thể giúp nâng cao vị thế của Mỹ đến một mức độ nào đó nhưng những điều ông ấy không thể làm là thay đổi thực trạng hiện giờ, rõ ràng nước Mỹ không còn phi thường như trước mà thay vào đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác có thể và sẽ cạnh trạnh một cách hiệu quả trong mọi lĩnh vực”.
Nếu như chính thức được công nhận là tổng thống đắc cử và nhậm chức vào ngày 20/1/2021, ông Biden sẽ tiếp quản nước Mỹ trong một thế giới khác nhiều so với thế giới cách đây 4 năm – thời điểm ông còn làm Phó Tổng thống dưới thời của Tổng thống Barack Obama.
Kể từ đó đến nay, Trung Quốc đã đảm nhận vai trò toàn cầu lớn hơn, từ các thể chế đa phương đến hỗ trợ phát triển ở châu Phi và Mỹ Latinh.
Trong 4 năm qua, Mỹ liên tiếp đã có những quyết định đơn phương khiến đồng minh bất ngờ như rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc khác. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump bày tỏ thái độ hoài nghi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khi từ chối triển khai hướng tiếp cận cứng rắn với một số quốc gia đối đầu như Nga.
Đối với Trung Quốc, mối quan hệ cũng càng ngày căng thẳng hơn do chính quyền Tổng thống Trump áp đặt loạt lệnh thuế, khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xung đột về thương mại cũng như Washington luôn đổ lỗi cho Bắc Kinh về dịch bệnh COVID-19.
Trong suốt quá trình vận động tranh cử, ông Biden liên tục cam kết có đường lối cứng rắn đối với việc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới, đảo ngược quyết định của Tổng thống Trump khi rút Mỹ ra khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và tái gia nhập hiệp định hạt nhân Iran nếu Tehran tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt.
“Chúng ta một mình không thể giải quyết tất cả các vấn đề thế giới. Chúng ta cần phối hợp với các quốc gia khác. Chúng ta cần sự hợp tác của họ”, ông Biden phát biểu ngày 24/11.
Tuy nhiên, cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định “chủ nghĩa đa phương” không phải là lợi ích to lớn nhất của Mỹ. “Chúng ta hợp tác với các nước khi chúng ta có lợi ích chung và chúng ta phát triển mối quan hệ đồng minh thực sự mang lại kết quả và phản ánh tình hình thực tế”, ông Pompeo nói.
Ông Biden sẽ khôi phục một loạt chính sách ngay ngày đầu tiên ở Nhà Trắng
Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là sẽ công bố một loạt các sắc lệnh hành pháp và các thúc đẩy lập pháp khác vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, trong đó có nhiều thứ đối nghịch với người tiền nhiệm Donald Trump.
Ông Biden phát biểu mừng chiến thắng ở Wilmington, Delaware, ngày 7-11-2020
Theo tiết lộ của một cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ông Biden, sau khi truyền thông dự báo đã đạt đủ 270 phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành ông chủ Nhà Trắng, vị tân Tổng thống đắc cử Joe Biden bắt đầu lên kế hoạch giải quyết một số vấn đề mà nước Mỹ đang phải đương đầu, đó là: Sẽ rút lại lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân một số nước Hồi giáo, đưa Mỹ trở lại hiệp định khí hậu Paris, đảo ngược quyết định của ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và củng cố một chương trình bảo vệ những người nhập cư bất hợp pháp được đưa tới Mỹ khi còn là trẻ nhỏ, giúp họ không bị trục xuất khỏi nước này.
Trong khi đó, bà Kate Bedingfield, phó phụ trách chiến dịch tranh cử của Biden cho biết, ông sẽ lập một lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 vào ngày 9-11.
Ông Biden và các cố vấn cũng được cho là đang tích cực thảo luận về việc lập đội ngũ trợ lý Nhà Trắng và nội các.
Vào tối ngày 7-11, trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách tổng thống đắc cử, ông Joe Biden khẳng định: "Đây là thời điểm để hàn gắn nước Mỹ", chấm dứt "kỷ nguyên nghiệt ngã".
Trong khi đó, Tổng thống đương nhiệm Trump kiên quyết không nhượng bộ và tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến pháp lý với quy mô chưa từng có, còn những trợ lý của ông Trump dường như đã chấp nhận sự thật cay đắng rằng, họ đã thua trong cuộc chạy đua lần này.
Cảm xúc cử tri Mỹ: đau buồn và vui sướng với chiến thắng của ông Biden Với các số phiếu bầu đã được kiểm đếm, ông Joe Biden đã nắm chắc cơ hội trở thành tổng thống của Mỹ. Tối 7-11, liên danh đắc cử đã có bài phát biểu chiến thắng, trong đó ông Biden cam kết mang lại sự đoàn kết cho nước Mỹ. Biểu ngữ Biden-Harris của người ủng hộ liên danh thắng cử ở Wilmington,...