Mục tiêu chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình
Mục tiêu hàng đầu mà Bắc Kinh đặt ra trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình (từ ngày 22-25/9) là xây dựng sự nhất trí chung về khái niệm “quan hệ nước lớn kiểu mới”.
Bài phân tích được đăng trên tờ “Đại Công báo” của Hong Kong số ra ngày 16/9 khẳng định rằng mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ thảo luận nhiều vấn đề trong các lĩnh vực, từ thương mại song phương tới an ninh mạng và các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, song mục tiêu hàng đầu của ông Tập Cận Bình sẽ là xây dựng một sự nhất trí chung về ý nghĩa của khái niệm “quan hệ nước lớn kiểu mới” giữa Trung Quốc và Mỹ trong vòng 5-10 năm tiếp theo.
Khái niệm có phần khó hiểu này được đưa ra lần đầu tiên trong tài liệu của Trường Trung ương Đảng từ năm 2005, và sau đó ít khi được nhắc tới cho đến tháng 11/2012, khi nó được đưa vào báo cáo tại Đại hội Đảng, lúc đó ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm Tổng bí thư mới của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ tại Bắc Kinh hồi năm 2014. (Ảnh: AP)
Tại cuộc gặp không chính thức với Tổng thống Obama tại trang trại Sunnylands, bang California vào tháng 6/2013, vài tháng sau khi nhậm chức Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình được dẫn lời cho biết Trung Quốc và Mỹ “cần phải cùng nhau hành động để xây dựng một hình mẫu mới về quan hệ nước lớn giữa hai quốc gia, dựa trên sự tôn trọng chung và sự hợp tác cùng có lợi vì lợi ích của người Trung Quốc, người Mỹ, và cả người dân trên toàn thế giới”.
Khái niệm này cũng được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nhắc đến trong một bài phát biểu tại trường Đại học Georgetown hồi tháng 11/2013. Bà nói rằng Washington đang nỗ lực để “cụ thể hóa việc xây dựng một hình mẫu mới cho mối quan hệ nước lớn” với Trung Quốc. Theo bà, điều này có nghĩa là “vừa kiềm chế những cạnh tranh không thể tránh được, vừa đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong các vấn đề mà hai bên có cùng quan điểm”, chẳng hạn việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bà Rice nhấn mạnh hai nước cũng đang đẩy mạnh “mối quan hệ quân sự song phương” thông qua việc nâng tầm “các cuộc đối thoại an ninh chiến lược” và hợp tác trong các vấn đề như xử lý nạn không tặc và và đảm bảo an ninh hàng hải.
Trong suốt 6 vòng đàm phán tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung hồi tháng 7/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh rằng ông từng nhiều lần nghe nói về thuật ngữ “mô hình mới của mối quan hệ nước lớn”, nhưng ông cho rằng khái niệm này nên được xác định rõ bằng hành động hơn là lời nói. Mặc dù vậy, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì được báo chí dẫn lời vẫn nói với ông Kerry về việc xúc tiến một hình thức mới của các mối quan hệ quyền lực quan trọng khi hai người gặp nhau tại Washington vào tháng 10/2014.
Ngay sau khi Tổng thống Obama tới thăm Bắc Kinh để dự hội nghị APEC, ông đã nhấn mạnh rằng quan hệ nước lớn kiểu mới không chỉ đơn giản là một khái niệm, mà phía Mỹ sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc để biến nó thành hành động.
Video đang HOT
Nội hàm của khái niệm này tiếp tục được thảo luận khi bà Susan Rice gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 8/2015. Chủ tịch Trung Quốc khi đó nhấn mạnh rằng quan hệ nước lớn kiểu mới có nghĩa là “không xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Quan điểm này đã được ông Dương Khiết Trì nhắc lại một lần nữa mới đây hôm 11/9.
Ngày 15/9, Yang Xiyu – chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc – nói rằng Trung Quốc vẫn do dự về khái niệm này bởi những khác biệt về cấu trúc còn tồn tại trong quan hệ song phương. Ông cho rằng hiện vẫn còn nhiều vấn đề trong việc đạt được sự đồng thuận sâu sắc hơn về khái niệm này bởi hai bên vẫn tiếp tục có những nghi ngờ lẫn nhau về mặt chiến lược. Theo ông Yang, Bắc Kinh phải tích cực thúc đẩy phương hướng của khái niệm “quan hệ nước lớn kiểu mới” này hơn nữa. Trung Quốc không được tìm cách lấn át vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, trong khi Mỹ không nên tìm cách chi phối Trung Quốc. Ông nói thêm rằng cho dù các vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức, nhưng chúng sẽ trở nên dễ dàng xử lý hơn trước.
Mạng tin “Đa chiều”, xuất bản bằng tiếng Trung ở Mỹ, cho rằng mong muốn lớn nhất của Bắc Kinh trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Mỹ là đạt được đồng thuận với ông Obama về khái niệm cụ thể của “quan hệ nước lớn kiểu mới”, thay vì giải quyết các vấn đề đơn lẻ. Mạng tin này cho rằng mặc dù bất đồng giữa hai bên vẫn tồn tại, song Bắc Kinh tin rằng khái niệm này sẽ mang lại sự thay đổi căn bản trong bản chất quan hệ hai nước. Đây là lý do tại sao chính phủ Trung Quốc lại đặt kỳ vọng cao như vậy vào chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, theo mạng tin “Đa chiều”, Washington vẫn giữ quan điểm rằng “quan hệ nước lớn kiểu mới” chỉ là một khái niệm và họ không quan tâm đến việc tìm ra nội hàm thực chất của nó. Washington hiện quan tâm đến việc giải quyết nhanh chóng các vấn đề cụ thể trước mắt, trong khi Bắc Kinh lại bận tâm đến bức tranh tổng thể và kế hoạch dài hạn. Mạng tin “Đa chiều” khẳng định rằng sự khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận cho thấy cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Obama vào tuần tới sẽ không mang lại kết quả như mọi người hy vọng.
Theo TTK/baotintuc.vn
Người Mỹ dè dặt với ông Tập Cận Bình hơn so với 3 năm trước
Trung Quốc đang cố đánh bóng quan hệ kinh tế với Mỹ trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng ông Tập sẽ phải đối mặt với dư luận dè dặt hơn rất nhiều trong chuyến thăm Mỹ lần này so với chuyến thăm 3 năm trước, theo Wall Street Journal ngày 18.9.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hồi tháng 2.2012 - Ảnh: AFP
Các quan chức Trung Quốc đang tìm cách nêu bật các lợi ích có được từ mối quan hệ kinh tế với Mỹ và đánh bóng hình ảnh ông Tập như một vị lãnh đạo của nhân dân trước chuyến công du chính thức của chủ tịch Trung Quốc đến nước Mỹ, bất chấp giữa Washington và Bắc Kinh còn tồn tại nhiều bất đồng.
Các cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập đã bất ngờ xuất hiện tại một sự kiện ở Seattle (Mỹ) hồi giữa tuần này nhằm quảng bá các thỏa thuận hợp tác mới giữa doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc trước chuyến đi của chủ tịch Trung Quốc.
Tại sự kiện này, các cố vấn của ông Tập đã công bố thương vụ xây tuyến tàu điện cao tốc dài hơn 370 km nối liền nam California với Las Vegas, ký kết với tập đoàn XpressWest (Mỹ). Chi tiết về nguồn tài chính dành cho dự án "khủng" này hiện vẫn chưa được tiết lộ, theo Wall Street Journal. Dự án này đã được bàn bạc từ nhiều năm và từng thất bại vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như tác hại đến môi trường, chi phí giải phóng mặt bằng...
Ngoài ra, cố vấn của chủ tịch Trung Quốc cũng tiết lộ kế hoạch thiết lập một quỹ đầu tư trị giá 3 tỉ USD cho các dự án năng lượng tại Trung Quốc và một thỏa thuận thực hiện các dự án năng lượng sạch giữa tập đoàn General Electric (Mỹ) và Tổng công ty Máy móc công nghiệp quốc gia Trung Quốc (CNMIC).
Wall Street Journal cho biết Bắc Kinh cũng sẽ cố tái tạo lại những khoảnh khắc tốt đẹp từ chuyến đi Mỹ hồi năm 2012 của ông Tập, khi đó còn là phó chủ tịch nước.
"Ông Tập sẽ đối mặt với một dư luận Mỹ e dè hơn rất nhiều so với 3 năm trước... Kinh tế tăng trưởng chậm cùng với cách giải quyết tỉ giá đồng nội tệ và đà sụt giảm trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã khiến quan chức Mỹ và các nhà đầu tư nghi ngờ năng lực quản lý kinh tế của chủ tịch Trung Quốc", tờ báo Mỹ bình luận.
Các chủ doanh nghiệp, cũng như giới chính trị gia Mỹ đã trở nên thiếu thiện cảm với Trung Quốc sau khi các công ty Mỹ liên tục bị tin tặc được cho là của Bắc Kinh tấn công, và nhiều công ty nước ngoài ngày càng lo ngại rằng chính sách an ninh quốc gia mới dưới thời ông Tập sẽ hạn chế hoạt động làm ăn của họ, theo Wall Street Journal.
Và việc Bắc Kinh vẫn cố bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp tại Biển Đông bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ và các nước láng giềng cũng đang tạo áp lực về chính trị lên chính quyền Obama, buộc Nhà Trắng phải có hành động để trấn an các đồng minh trong khu vực, tờ báo Mỹ nhận định.
Chiến thuật &'lấy lòng' của Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2012 khi còn là phó chủ tịch Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích nhận xét chiến thuật Trung Quốc dùng để chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của ông Tập chính là ra sức hướng sự chú ý của dư luận vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước và quảng bá hình ảnh tích cực của chủ tịch Trung Quốc khi ông có mặt ở Seattle, Tacoma và New York.
Theo lịch trình, ông Tập sẽ có buổi gặp gỡ giới chủ doanh nghiệp, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực công nghệ, tại Seattle. Ông cũng sẽ có dịp tái ngộ những người dân mà ông đã tiếp xúc tại thành phố cảng Tacoma thuộc bang Washington hồi năm 1993.
Còn tại New York, Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự các hội nghị của Liên Hiệp Quốc, gồm một hội thảo về nữ quyền do Trung Quốc đồng chủ trì.
"Mọi hoạt động của ông Tập Cận Bình sẽ diễn ra hoặc ở Seattle hoặc New York, chứ không phải ở thủ đô Washington. Bạn có thể thấy điều đó qua cách Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến đi", Wall Street Journal dẫn lời Christopher Johnson, cựu chuyên gia phân tích CIA và hiện làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS).
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng chiến thuật này có thể bị "phá sản", nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ ra cứng rắn khi bàn về các bất đồng giữa 2 nước trong cuộc gặp với ông Tập vào ngày 25.9 tại Nhà Trắng.
Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng bực bội với Bắc Kinh, và điều này được thể hiện qua việc Phòng thương mại Mỹ và châu Âu tại Trung Quốc trong tuần này đã than phiền rằng Bắc Kinh đi ngược lại những cam kết về mở cửa thị trường nội địa, đồng thời quá chậm chạp trong việc giảm số lượng ngành công nghiệp hạn chế đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư quốc tế cũng tỏ ra lo ngại cách Trung Quốc điều hành nền kinh tế. Lloyd Blankfein, giám đốc điều hành tập đoàn tài chính Goldman, đánh giá các biện pháp giải quyết khủng hoảng thị trường chứng khoán mới đây của Bắc Kinh là "cẩu thả", đồng thời cho hay sẽ không đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này trong thời điểm hiện tại.
Bất chấp những "lùm xùm" kể trên, ông Tập nhiều khả năng vẫn sẽ cố tái tạo bầu không khí lạc quan tại Tacoma mà ông từng gầy dựng lúc thăm Mỹ vào năm 2012, tại thời điểm chỉ còn vài tháng là ông lên nắm chức tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, theo Wall Street Journal.
"Ông ấy muốn tạo ra hình ảnh gần gũi với người dân, bao gồm việc tiếp xúc với những thường dân Mỹ. Ông uốn chiếm được cảm tình của công chúng tại Mỹ", ông Chương Lập Phàm, một nhà sử học kiêm bình luận viên chính trị tại Bắc Kinh, nhận xét.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Tổng thống Obama sẽ xử lý khôn khéo với Trung Quốc Trước những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đương đầu, liệu chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình có phải là thời điểm để Washington giành lấy ưu thế? Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng vào tuần tới (Ảnh: AP) Kinh tế đi Trung Quốc đi xuống...