Mục sở thị những cổ phiếu có EPS khủng trong 6 tháng
Hầu hết các doanh nghiệp có “truyền thống” EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) cao nhất trên sàn lại tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm nay.
Tính đến thời điểm này, đã có nhiều doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp có EPS cao nhất trên sàn công bố kết quả kinh doanh 6 tháng, như CTCP Bến xe Miền Tây (WCS), CTCP Xây dựng Cotec (CTD), CTCP Phú Tài (PTB), CTCP Đá Núi Nhỏ (NNC), CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT).
Ba doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu xây dựng là PTB, NNC, CTD ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu, lợi nhuận, với mức tăng của lợi nhuận ròng ít nhất là 52%.
Cụ thể, theo báo cáo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 của CTD, trong kỳ, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 80% so với cùng kỳ 2015. Lợi nhuận sau thuế đạt 355 tỷ đồng, tăng 150,85% so với cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận quý II của CTD có đóng góp không nhỏ của việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm mạnh 46,93%) và nhờ hoàn nhập dự phòng khoản phải thu khó đòi.
Tính chung 6 tháng đầu năm, CTD đạt 8.145 tỷ đồng doanh thu thuần và 595 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 86% và 177% so với cùng kỳ 2015, EPS lên tới 12.090 đồng.
CTD luôn có tên trong Top doanh nghiệp có EPS cao nhất trên thị trường chứng khoán. Năm 2015, EPS của Công ty đạt 14.770 đồng. Với hiệu quả kinh doanh cao và vị thế vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường xây dựng, CTD đang là cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán, đạt 222.000 đồng/CP khi đóng cửa phiên 25/7.
Tại PTB, dù chưa chính thức công bố báo cáo tài chính quý II/2016, nhưng theo HĐQT Công ty, 6 tháng đầu năm nay, doanh thu thực hiện của PTB đạt 1.644,2 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm, tăng 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế ghi nhận trong kỳ của PTB là 129,5 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch năm và tăng trưởng 52% so với cùng kỳ. Với mức lợi nhuận này, ước tính, EPS của cổ phiếu PTB trong 6 tháng đầu năm đạt tối thiểu 6.000 đồng.
Video đang HOT
Được biết, trong 6 tháng cuối năm, PTB đặt mục tiêu doanh thu 1.800 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 160 tỷ đồng.
Với NNC, doanh nghiệp nhỏ mà “không nhỏ”về hiệu quả kinh doanh trong nhiều năm qua, theo báo cáo tài chính quý II của NNC, trong kỳ, Công ty lãi ròng gần 53 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, NNC đạt 265,8 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 22,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt gần 91 tỷ đồng, tăng 81,3% so với cùng kỳ 2015. Với 16,44 triệu cổ phiếu NNC đang được lưu hành, ước tính EPS 6 tháng đầu năm của Công ty đạt trên 5.500 đồng/CP.
Năm 2016, NNC đặt mục tiêu doanh thu 500 tỷ đồng và 145 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, với kết quả nửa đầu năm Công ty đã hoàn thành 78,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tại một doanh nghiệp khác là WCS, mức EPS 6 tháng của Công ty này đạt 9.417 đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, WCS đạt doanh thu thuần 59,4 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế đạt 28,6 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với NCT, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay có chút gây thất vọng với giới đầu tư khi tổng doanh thu đạt 355,2 tỷ đồng, giảm 14,94% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 142,4 tỷ đồng, giảm 21,05% so với cùng kỳ 2015. Tuy nhiên, EPS của NCT vẫn đạt gần 5.500 đồng.
Theo giải trình của NCT, nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận tổng sản lượng hàng hóa phục vụ trong 6 tháng đầu năm giảm 9,34% so với cùng kỳ, xuất phát từ việc sản lượng phục vụ hàng hóa quốc tế của NCT (chiếm tới 69,22% cơ cấu hàng hóa phục vụ của NCT) giảm mạnh tới 17,59% so với cùng kỳ 2015.
Anh Quốc
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/5
Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 26/5 của các công ty chứng khoán.
FMC: Khuyến nghị trung lập
CTCK BIDV (BSC)
Kết quả kinh doanh quý I/2016 của CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) cải thiện nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 543 tỷ đồng nhờ vào thị trường EU. Cụ thể, xuất khẩu vào Mỹ giảm 22% so với cùng kỳ còn 146 tỷ đồng trong khi xuất khẩu vào Nhật và EU tăng 12% và 84% so với cùng kỳ đạt tương ứng 199 tỷ đồng và 103 tỷ đồng. Doanh thu nội địa cũng tăng vọt 79% lên 47 tỷ đồng.
Do quý I không phải nằm trong mùa thu hoạch tôm, sự khan hiếm nguyên vật liệu tôm đầu vào khiến biên lợi nhuận gộp giảm còn 7% và biên lợi nhuận hoạt động còn 3%. Mặc dù lợi nhuận hoạt động giảm 18% so với cùng kỳ còn 16 tỷ đồng, lợi nhuận khác và thuế suất TNDN giảm giúp lợi nhuận sau thuế tăng 29%, lên 15 tỷ đồng.
Trong năm 2016, Sao Ta đặt mục tiêu 3.360 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với cùng kỳ, và 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 4%. Trong khi rủi ro giảm giá sản phẩm tôm vẫn ở mức cao do sự hồi phục nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan, lượng đánh bắt tăng mạnh ở Argentina và lượng tồn kho lớn cuối 2015, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long nhiều khả năng sẽ khiến giá nguyên vật liệu tôm trong nước tiếp tục tăng trong năm nay.
Chúng tôi định giá FMC ở mức 21.5k đồng/cp tại thời điểm cuối 2016, dựa trên phương pháp so sánh. Tổng mức sinh lời kỳ vọng là 11%, bao gồm cả 5% suất sinh lời cổ tức tiền mặt. Với giả định rủi ro giá đầu vào cao năm 2016, chúng tôi có quan điểm TRUNG LẬP với cổ phiếu Sao Ta tại mức giá hiện tại là 21.3k đồng/cp.
>> Tải báo cáo
SWC: Khuyến nghị mua vào
CTCP MB (MBS)
Tổng CTCP Đường sông miền Nam (mã SWC) hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong ngành vận tải thủy, xếp dỡ hàng hóa, cơ khí đóng tàu, tư vấn thiết kế và thi công công trình, công ty có quan hệ mật thiết với các hãng tàu uy tín, các dịch vụ của công ty luôn đảm bảo đúng lịch trình với giá cước phù hợp, đáp ứng yêu cầu riêng của từng khách hàng.
Thời gian qua SCIC đã thoái vốn khỏi SWC, Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Sotrans đã mua vào phần vốn của SWC và tiếp tục mua vào mạnh các cổ phần của các nhà đầu tư cá nhân tổ chức khác bán ra và hiện tại đã nắm hơn 51% phần vốn.
Kết quả kinh doanh quý I/2016 của công ty tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ với lợi nhuận sau thuế đạt 22 tỷ đồng tăng trưởng 407%, doanh thu của công ty đạt 49 tỷ đồng tăng trưởng 103%. Đóng góp phần lớn vào doanh thu với mức tăng thu 660% do nhận lãi từ công ty liên kết Keppel Land. Đại hội cổ đông năm 2016 cũng đã thống nhất chia cổ tức năm 2015 với 5% tiền mặt và thoái vốn khỏi tòa nhà Saigon Centre dự kiến theo giá thị trường khoảng 40 triệu USD.
Theo kế hoạch từ HNX trong thời gian tới cổ phiếu trên sàn Upcom sẽ được cho vay ký quỹ với một số cổ phiếu có tình hình tài chính tốt và HNX cũng sẽ xây dựng bổ bảng cổ phiếu Upcom Premium, chúng tôi nhận định SWC sẽ được lựa chọn vào bảng Upcom Premium và được giao dịch ký quỹ vay margin khi tình hình tài chính của công ty tốt với 4 năm liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng. ROE năm 2015 đạt 6.85%, lợi nhuận sau thuế đạt 66 tỷ với yêu cầu vào bảng Upcom Premium là ROE từ 5% trở lên, lợi nhuận năm gần nhất trên 30 tỷ.
Ngày 27/5 là ngày chốt quyền cổ tức bằng tiền mặt 2015 với tỷ lệ 5%. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư mua vào cổ phiếu SWC với tầm nhìn 1 năm với định giá cổ phiếu 20.000 đồng tăng trưởng 33% chưa tính cổ tức 5%.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cổ phiếu giảm nhanh, SHI khẳng định vẫn hoạt động bình thường Cổ phiếu SHI đã giảm 17,8% trong vòng 1 tháng qua, chủ yếu do việc mất giá tới 14,8% trong tuần qua. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường và tiếp tục ghi nhận khoản lãi 10,5 tỷ đồng trong tháng 4/2016. Trước tình hình cổ phiếu SHI của CTCP...