Mục sở thị đoàn tàu điện ngầm đầu tiên của TPHCM
Ngày 16/3, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã gặp gỡ các cơ quan báo chí, mở đầu chương trình tham quan, đóng góp ý kiến về đoàn tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố từ các đơn vị, nhà khoa học và người dân thành phố, kéo dài đến hết 15/4/2015.
Các cơ quan, ban – ngành, nhà khoa học và người dân thành phố sẽ có 1 tháng để tham quan, đóng góp ý kiến về hình dáng, màu sắc của đoàn tàu điện ngầm đầu tiên đặt tại Bãi đúc dầm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), đường số 11, quận 9.
Theo ông Bùi Xuân Cường – Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố, Ban quản lý dựa vào những đặc tính khoa học công nghệ, thiết kế hiện nay và xu hướng của thế giới về tàu điện ngầm để làm đoàn tàu. Việc triển khai thu thập ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung vào 6 nhóm chính là hình dáng, màu sắc đoàn tàu, kiểu dáng ghế ngồi, màu sắc ghế ngồi, thảm sàn và chiều cao tay nắm của khách.
Ông Bùi Xuân Cường cho biết, sẽ mời các cơ quan, đơn vị, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, các giảng viên đại học, hội cầu đường cảng thành phố,… và người dân thành phố đến tham quan đóng góp ý kiến.
Trong khi đó, ông Hoàng Như Cương – Phó Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố chia sẻ: “Chúng tôi đã học hỏi, tiếp thu và so sánh toa tàu của các nước lân cận như Thái Lan, Singapore về những điểm hay, điểm dở để tránh những thiếu sót. Cùng với ý kiến của nhà khoa học, người dân thành phố, chúng tôi và nhà thầu Hitachi sẽ tiếp thu và so sánh để có phương án thiết kế tốt nhất khi vận hành tàu điện ngầm”.
Theo ông Cương, đoàn tàu đưa về là loại tàu mới và hiện đại, được thiết kế phù hợp với khí hậu và hình thể người Việt Nam. Đoàn tàu được sơn màu xanh thể hiện vẻ ngoài tươi trẻ, mạnh mẽ. Đồng thời, màu xanh được sử dụng cho tuyến metro đầu tiên này thể hiện niềm tin và hy vọng vào quá trình phát triển mạnh mẽ của hệ thống đường sắt đô thị thành phố.
Nhận xét về nội thất của đoàn tàu, ông Hà Ngọc Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội cầu đường cảng TPHCM cho rằng, màu sắc và không gian khá thoải mái, hài hòa. Tuy nhiên, một số điểm cần phải thay đổi như tay nắm vì so với người Việt Nam, tay nắm cho hành khách đứng hơi cao, cần hạ xuống khoảng 10cm nữa mới hợp lý. Số lượng tay nắm cũng quá ít so với sức chứa của đoàn tàu, cần bổ súng một số vị trí tay nắm ở giữa toa tàu, vì vị trí này hiện rất trống trải. Ngoài ra, đối với lượng hành khách đông mà số lượng cửa thoát hiểm bố trí như hiện tại là chưa đủ, cần lắp đặt thêm cửa thoát hiểm ở hai bên tàu để đảm bảo hành khách thoát ra ngoài nhanh chóng khi xảy ra sự cố.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố, sau khi thu thập ý kiến từ cộng đồng, trong tháng 5, cơ quan chức năng sẽ hoàn chỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Trên cơ sở đó nhà thầu sẽ thiết kế chế tạo. Đến tháng 6/2016, đoàn tàu đầu tiên sẽ được đưa về TPHCM. Sau khi phía TPHCM kiểm tra nghiệm thu đoàn tàu này, thì phía nhà thầu tiếp tục sản xuất, chế tạo 16 đoàn tàu còn lại.
Video đang HOT
Logo “01″ ý nghĩa thông báo là tuyến số 01 rõ ràng cho hành khách. Thiết kế tạo ấn tượng năng động. Số 01 lớn không chỉ thông báo cho hành khách về số tuyến của đoàn tàu, mà còn tạo nên một ấn tượng vững chắc
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên có chiều dài 19,7km, đoạn ngầm dài gần 2,6km, Toàn tuyến có 14 ga trên cao và 3 ga ngầm. Vào giai đoạn đầu đưa vào vận hành, đoàn tàu có 3 toa. Tổng chiều dài đoàn tàu là 61,5m. Đoàn tàu chạy bằng động cơ điện xoay chiều, 3 pha, 380V; sử dụng cần lấy điện trên nóc toa tàu để lấy điện từ nguồn điện áp 1.500 V DC.
Thời gian giãn cách là 4 phút 30 giây, giờ cao điểm thì khoảng 2 phút 10 giây là có một chuyến tàu. Vận tốc tối đa là 110km/h đoạn trên cao, 80km/h đoạn ngầm. Tổng thời gian vận hành từ đầu đến cuối tuyến là 30 phút. Mỗi đoàn tàu có thể chuyên chở 930 hành khách.
Mỗi bên thành toa xe sẽ có 4 cửa. Giữa hai toa xe có lối thông qua đầu toa xe nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách lưu thông, chiều rộng lối đi 0,9m và có khả năng chống cháy (có thể dùng cách ly một toa xe gặp sự cố để đoàn tàu chạy về ga gần nhất).
Cũng được thiết kế như xe buýt, ghế ngồi trên tàu có khoang trống bên dưới được lắp dọc thành xe
Bố trí vị trí cho và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật (đi xe lăn), hàng ghế ưu tiên dành cho người già, phụ nữ mang thai
Tay vịn và móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành khách, mật độ hành khách đứng 8 người/m2
Cabin (buồng lái) được bố trí hai đầu của đoàn tàu có chiều rộng bằng chiều rộng toa xe và bố trí cửa thoát hiểm phía trước cho tình huống có sự cố phải dừng trong hầm. Mỗi bên ca bin có một bộ cửa (mở bằng tay)
Quốc Anh
Theo Dantri
Tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam hoành tráng cỡ nào?
Mô hình tàu điện ngầm được phác thảo, trưng bày tại depot metro (quận 9, TP HCM) dự kiến được Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM lấy ý kiến người dân từ ngày 15/3 đến 15/4.
Mô hình trưng bày gồm phần đầu máy có buồng lái và một toa tàu. Đầu tàu thiết kế bo tròn về phía dưới làm nổi bật hình dáng khí động học khỏe khoắn, vỏ tàu được làm bằng nhôm và thép không gỉ. Theo Ban quản lý, mô hình có màu xanh da trời để thể hiện vẻ tươi trẻ, mạnh mẽ và dễ chịu trong điều kiện môi trường của Việt Nam.
Màu trắng đục làm chủ đạo bên trong toa tàu. Có tất cả 8 cửa ra vào được bố trí đều ở 2 bên thành toa để hành khách lên, xuống. Giữa 2 toa xe có cửa thông.
Tàu có cửa sổ lớn cùng vách ngăn để phân chia khu vực hành khách đứng và ngồi. Đại diện ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, giai đoạn 1, mỗi đoàn tàu sẽ có 3 toa (tổng chiều dài là 61,5 m) và vận chuyển hơn 900 hành khách (khoảng 50 hành khách ngồi, 270 hành khách đứng mỗi toa); vận tốc khai thác 110 km/h (đoạn trên cao) và 80 km/h (đoạn ngầm). Theo dự kiến, để phục vụ cho toàn tuyến metro số 1, Ban quản lý sẽ sắm 17 toa tàu, đóng tại Nhật Bản.
Cabin được bố trí ở hai đầu của đoàn tàu có chiều rộng bằng chiều rộng toa xe và kín hoàn toàn. Tài xế có thể quan sát hành khách và các hoạt động khác qua hệ thống camera.
Trên toa của mô hình tàu có 45 chỗ ngồi ghế nhựa dài, lắp đặt dọc theo thành xe được làm bằng vật liệu nhựa gia cường sợi thủy tinh.
Trần toa xe là hệ thống điều hòa chạy dọc.
Toa xe có 127 móc nắm cùng tay vịn với hai mức cao thấp khác nhau cho khách đứng, đảm bảo an toàn khi di chuyển. Tàu còn có vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật (đi xe lăn).
Phía trên các cửa lên xuống hai cánh có bảng điện tử thông báo bến đổ cho hành khách theo dõi. Theo tính toán, thời gian vận hành của các đoàn tàu cách nhau khoảng 5 phút, giờ cao điểm thì 2 phút 10 giây; thời gian dừng tại ga khoảng 30 giây. Hành khách lên xuống tàu bằng hệ thống tự động. Trên tàu cấm ăn uống và hút thuốc.
Logo của tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được gắn ở phía trước đầu tàu và hai bên hông để hành khách dễ theo dõi và phân biệt với các tuyến khác sẽ được xây dựng trong tương lai.
Mô hình đầu máy toa xe tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do hãng Hitachi, Nhật Bản chế tạo (có kích thước, nội thất, màu sắc, cabin... như thật) tại khu vực depot (Q.9, TP.HCM).
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP .HCM, kế hoạch lấy ý kiến của các sở - ngành, nhà khoa học và người dân đối với mô hình đầu máy, toa tàu tuyến metro số 1 sẽ chỉ diễn ra trong một tháng, từ 15/3 đến 15/4, thay vì 3 tháng như dự kiến trước đây.
Sau đó ý kiến sẽ được tổng hợp và đề xuất với hãng chế tạo Hitachi, là nhà thầu gói thầu số 3 về "thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng" của tuyến metro số 1. Trần toa xe là hệ thống điều hòa chạy dọc.
Toa xe có 127 móc nắm cùng tay vịn với hai mức cao thấp khác nhau cho khách đứng, đảm bảo an toàn khi di chuyển. Tàu còn có vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật (đi xe lăn).
Phía trên các cửa lên xuống hai cánh có bảng điện tử thông báo bến đổ cho hành khách theo dõi. Theo tính toán, thời gian vận hành của các đoàn tàu cách nhau khoảng 5 phút, giờ cao điểm thì 2 phút 10 giây; thời gian dừng tại ga khoảng 30 giây. Hành khách lên xuống tàu bằng hệ thống tự động. Trên tàu cấm ăn uống và hút thuốc.
Logo của tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được gắn ở phía trước đầu tàu và hai bên hông để hành khách dễ theo dõi và phân biệt với các tuyến khác sẽ được xây dựng trong tương lai.
Mô hình đầu máy toa xe tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) do hãng Hitachi, Nhật Bản chế tạo (có kích thước, nội thất, màu sắc, cabin... như thật) tại khu vực depot (Q.9, TP.HCM).
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP .HCM, kế hoạch lấy ý kiến của các sở - ngành, nhà khoa học và người dân đối với mô hình đầu máy, toa tàu tuyến metro số 1 sẽ chỉ diễn ra trong một tháng, từ 15/3 đến 15/4, thay vì 3 tháng như dự kiến trước đây.
Sau đó ý kiến sẽ được tổng hợp và đề xuất với hãng chế tạo Hitachi, là nhà thầu gói thầu số 3 về "thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng" của tuyến metro số 1.
Theotienphong
Hình ảnh toa tàu điện ngầm đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh Mô hình đầu tàu điện ngầm (metro) tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM) đã được chọn lựa. Chủ đầu tư sẽ mở cửa cho người dân tham quan toa tàu để đóng góp ý kiến về kiểu dáng, màu sắc... Ngày 25/2, trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Xuân Cường - Trưởng Ban quản lý Đường sắt...