Mục sở thị dàn vũ khí cực mạnh trên robot Uran-9 của Nga
Robot Uran-9 được trang bị pháo tự động 30 mm, tên lửa chống tăng và ống phóng đạn cháy đem lại sức mạnh tác chiến vượt trội
trên chiến trường. Uran-9 thuộc loại phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái (UGV) do Công ty quốc phòng 766, thuộc tập đoàn Rostec sản xuất. Mẫu UGV được tiết lộ trong tháng 1/2016. Ảnh: Russia Insider
Uran-9 được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu, yểm trợ hỏa lực và chống khủng bố. Nó sẽ thay thế cho binh lính trong các nhiệm vụ có nguy cơ cao. Ảnh: Popular Mechanics
Uran-9 được công khai trước công chúng trong triển lãm quốc phòng Army-2016 ở ngoại ô Moscow. Theo một số nguồn tin, Uran-9 có thể được sản xuất loạt cuối năm 2016 và đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2017 hoặc 2018. Ảnh: Armyrecognition Uran-9 có chiều dài 5,1 m, rộng 2,53 m, cao 2,5 m, trọng lượng chiến đấu 10 tấn. Xe sử dụng khung gầm bánh xích cho phép di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin Người ta trang bị cho Uran-9 dàn hỏa lực cực mạnh gồm pháo tự động 2A72, cỡ nòng 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm. Ảnh: Armyrecognition
Vũ khí uy lực nhất trên Uran-9 là 4 tên lửa chống tăng có điều khiển 9M120 Ataka. Tên lửa được dẫn hướng bằng sóng vô tuyến có thể tiêu diệt xe tăng trong phạm vi từ 400 đến 6.000 m. Ảnh: Armyrecognition
Ngoài ra, Uran-9 còn được trang bị 6 ống phóng đạn cháy (vòng đỏ) RPO Shmel. Vũ khí này bắn đạn nhiệt áp có thể “nướng chín” mọi thứ với tầm bắn tối đa 1.700 m. Ống phóng đạn cháy RPO Shmel là vũ khí rất hiệu quả trong việc tiêu diệt bộ binh ẩn nấp trong hầm hào, công sự. Ảnh: Armyrecognition
Uran-9 được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 6 km trong điều kiện ban ngày và 3 km vào ban đêm. Ảnh: Armyrecognition
Video đang HOT
Robot được vận hành bởi một binh sĩ thông qua trạm điều khiển lưu động. Uran-9 có thể hoạt động cách trạm điều khiển 3 km. Ảnh: Armyrecognition
Uran-9 sử dụng động cơ diesel đa nhiên liệu, tốc độ tối đa 35 km/h. Thân xe được bọc giáp có khả năng chống vũ khí cá nhân. Ảnh: Armyrecognition
Theo Quốc Việt (Zing)
Tên lửa chống tăng: Việt Nam từng có cặp "song sát" bậc nhất thế giới của Nga và Mỹ
Ngoài những tên lửa chống tăng do Liên Xô/Nga sản xuất, trong kho tên lửa chống tăng Việt Nam từng có sự xuất hiện của "sát thủ" TOW do Mỹ sản xuất.
Tên lửa chống tăng đầu tiên phải kể đến trong kho vũ khí của Việt Nam là AT-2 - loại tên lửa được trang bị trên trực thăng Mi-24.
Được biết, vào cuối những năm 1970, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số trực thăng vũ trang gồm các biến thể Mi-24 A/B/U, trong đó biến thể A tiêu chuẩn, B có trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7 mm ở mũi và U dùng cho huấn luyện.
Ngày 11/01/1980 phi đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916. Trực thăng Mi-24 với các giá treo trên cánh phụ ở 2 bên hông có thể trang bị rocket không điều khiển 57mm, 80mm S-8, S-5.
Nó có thể mang 10 quả bom 100 kg, hoặc 4 quả bom 250mm, phần mút cánh được trang bị 4 tên lửa chống tăng loại AT-2, AT-6, phần mũi được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7mm. Các biến thể Mi-24D được trang bị một pháo 30mm thay cho súng máy 12,7mm.
AT-2 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 3M11 Fleyta do Nudelman OKB-16 phát triển theo yêu của Hồng quân Liên Xô. Nó chính thức đưa vào phục vụ năm 1964.
AT-2 được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô có khả năng triển khai trên trực thăng. Ban đầu, chúng được trang bị thử nghiệm trên phiên bản vũ trang của trực thăng vận tải Mi-4AV, sau đó là Mi-8 và cuối cùng là trực thăng tấn công Mi-24 và các phiên bản sau này của nó (như Mi-24D, Mi-25).
Thế hệ tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô phóng từ trực thăng có trọng lượng khoảng 27kg, dài 116cm, đường kính thân 148mm với sải cánh 68cm.
Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) nặng 5,4kg - được đánh giá là có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất (RHA) đến 500mm.
Thời những năm 1960 thì sức mạnh AT-2 là "vô đối", có thể xuyên thủng bất kỳ loại xe tăng Patton nào của Mỹ hay Centurion của Anh, kể cả Leopard 1 của Đức.
Tên lửa được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn 500m tới 2,5km, sau tăng lên 3,5km với phiên bản AT-2B ra mắt năm 1973.
Thế hệ tên lửa chống tăng AT-2 được trang bị hệ dẫn đường vô tuyến thay vì kiểu dẫn đường qua dây - kiểu này tiện lợi hơn, tên lửa bay nhanh hơn nhưng lại dễ bị gây nhiễu khiến đạn đi chệch hướng.
Ngoài tên lửa AT-2, trong kho tên lửa chống tăng Việt Nam còn có sự phục vụ của tổ hợp tên lửa 9M14 Malyutka hay được gọi là 9K11 (tên định danh NATO: AT-3 Sagger, tên Việt Nam: B-72); Tên lửa 9M111 Fagot (Tên NATO AT-4 Spigot); 9M113 Konkurs (Tên định danh NATO: AT-5 Spandrel) và đặc biệt còn có sự xuất hiện của TOW - sát thủ chống tăng đến từ Mỹ.
Theo Đất Việt
Việt Nam đưa tên lửa chống tăng TOW trở lại biên chế chiến đấu? BGM-71A TOW là loại tên lửa chống tăng có điều khiển được chế tạo trong giai đoạn thập niên 1970 và đã trải qua thử nghiệm trên chiến trường Việt Nam. Việt Nam đưa tên lửa chống tăng TOW trở lại biên chế chiến đấu? Sau khi chiến tranh kết thúc, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được một vài tên...