Mức phí vận tải hàng hóa tăng mạnh vì dịch COVID-19
Mức phí vận chuyển hàng hóa hàng không tăng giá mạnh và số vụ hủy hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tăng đang gây thêm sức ép lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Máy bay của Korean Air tại sân bay Incheon, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo đánh giá của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng hóa ở Singapore, mức phí vận chuyển hàng hóa hàng không tăng giá mạnh và số vụ hủy hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tăng mạnh đang gây thêm sức ép lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, với việc hầu hết hãng hàng không đã cắt giảm tới 90% hoạt động đã khiến năng lực vận tải hàng hóa sụt giảm nghiêm trọng.
Theo ông Benjamin Ong, Giám đốc điều hành (CEO), của hãng vận tải Alliance 21, việc các hãng hàng không buộc phải dừng hoạt động hầu hết đội bay đã khiến phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa không được đáp ứng.
Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ phải chịu mức phí rất cao để có thể được phục vụ.
Còn theo ông Steven JK Lee, Chủ tịch Hiệp hội các hãng vận tải hàng hóa hàng không Singapore (SAAA@Singapore), tình hình hiện vẫn chưa được cải thiện và trên thực tế đang “ngày càng tồi tệ.”
Chi phí vận tải tăng theo từng ngày do nhu cầu ngày càng cao so với năng lực vận chuyển có thể đáp ứng. Hiện tại, chi phí vận tải hàng không đã được điều chỉnh theo từng ngày, thậm chí theo từng giờ và luôn ở mức phí cao nhất và không còn áp dụng những mức phí thông thường nữa.
Trong khi đó, CEO Vincent Phang của SingPost cho biết doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư tín, bưu phẩm quốc gia này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. SingPost hiện đang phải đối mặt với tình trạng tạm dừng hoặc trì hoãn các dịch vụ vận chuyển thư tín, vận chuyển hàng hóa đến và đi tới nhiều nước khác.
Bên cạnh đó, SingPost cũng phải chịu mức phí vận chuyển hàng không cao hơn do có quá ít chuyến bay được thực hiện. Đối với khách hàng hạng VIP thì mức chi phí vận tải hàng hóa hàng không có thể tăng từ 2-3 lần.
Còn nếu chỉ là khách hàng bình thường, thì chi phí có thể “đội” lên tới 6-10 lần. Ví dụ, mức phí vận chuyển bưu phẩm từ Thượng Hải (Trung Quốc) tới Singapore trước đây là 2 USD/kg hàng hóa thì nay đã tăng lên 4 USD/kg.
Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với lĩnh vực vận tải hàng hóa đường biển với ngày càng nhiều các hãng tàu biển hủy hoặc dừng vận chuyển hàng hóa.
Trong khi những vụ hủy hoặc dừng vận chuyển bằng đường biển trước đây chủ yếu đã khiến nhiều công ty tại Trung Quốc phải đóng cửa, thì hiện tại một loạt vụ hủy chuyến đã làm tăng mạnh mức độ cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng, đồng thời dẫn đến một loạt vụ hủy bỏ đơn hàng từ những nhà bán lẻ.
Ví dụ, hãng tàu biển MSC Mediterranean Shipping ngày 27/3 thông báo buộc phải áp dụng biện pháp “dừng chạy tàu tạm thời” bắt đầu với việc hủy hai chuyến tàu vận tải giữa Trung Quốc với châu Âu và tới Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Thậm chí tình hình nghiêm trọng hơn với việc ngày càng có thêm nhiều các hãng tàu thuyền vận tải hủy hoặc tạm dừng chạy tàu mà không có thông báo trước.
Theo ông Raymon Krishnan, Chủ tịch Hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng và logistics, không phải chỉ mỗi yếu tố số lượng mà còn cần tính đến cả mức độ nhanh chóng mà các vụ việc hủy, dừng tàu được thực hiện.
Trước đây các hãng tàu sẽ thông báo trước từ 3-4 tuần, nhưng hiện nay việc hủy/tạm dừng được áp dụng ngay, khiến nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay.
Trong khi đó, công ty khởi nghiệp Buyandship có trụ sở tại Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã kêu gọi chính phủ các nước yêu cầu các hãng vận tải hàng không duy trì mức phí như trước khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn ra hoặc ưu tiên những mặt hàng thiết yếu được vận chuyển.
Theo CEO Wilson Chan của Buyandship, mức phí vận tải hàng hóa hàng không hiện đã ở mức cao chưa từng có, gấp từ 3-5 lần so với mức phí trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Với việc các dịch vụ như dịch vụ lưu kho hàng hóa của người mua tại trung tâm đóng gói, đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng của Amazon (FBA) đã quay trở lại hình thức trực tuyến tại Trung Quốc, sự cạnh tranh đối với vận tải hàng không sẽ gia tăng và khiến mức phí vận chuyển thậm chí cao hơn nữa.
Vấn đề lo ngại hiện nay còn là việc ngay cả khi yếu tố chi phí có thể được giải quyết, thì cũng có thể không có đủ các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Theo ông Chan, mức phí vận tải hàng hóa hàng không trước khi có dịch COVID-19 là khoảng 4-5 USD/kg, nhưng hiện đã lên tới 23-24 USD/kg.
Hiện nay, một số hãng hàng không, trong đó có Scoot và Cathay Pacific Airways của Singapore, đã có sáng kiến sử dụng các máy bay chuyên chở hành khách như là các máy bay vận tải hàng hóa.
Các hãng hàng không của Mỹ như American Airlines, Delta Airlines, United Airlines và Southwest Airlines cũng đã thực hiện cách thức tương tự. Và theo báo cáo gần đây về hàng hóa vận chuyển bằng đường không toàn cầu của hãng tư vấn quốc tế Tim Consult, biện pháp này đã phần nào giúp giảm bớt phí vận tải hàng hóa hàng không./.
Thế Vũ
Những vai diễn sinh tử của nữ trinh sát ma túy nội tuyến
Để xâm nhập vào các đường dây ma túy, chỉ một phút thiếu quyết đoán, sự nhạy bén nghề nghiệp là "án tử" dành cho bản thân, song nữ trinh sát nội tuyến Phạm Thị Diệu Linh nhờ sự gan góc nên đã nhiều lần "diễn" tròn vai.
Phút sinh tử giữa "bầy sói"
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với thiếu tá Phạm Thị Diệu Linh (Đội phó Đội 1, Phòng Đấu tranh tội phạm ma túy trên tuyến đường biển và hàng không - Phòng 7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an) là sự tự tin, lanh lẹ với mái tóc tém, gương mặt hiện đại. Hơn 10 năm trong nghề, với hàng chục chuyên án lớn, nhỏ, thiếu tá Linh luôn tâm niệm hoàn thành nhiệm vụ với Đảng, Nhà nước và đơn vị giao phó cho mình.
Có những chuyên án mà phải đối diện với sinh - tử khiến chị luôn ghi nhớ cho bản thân và cũng là để truyền đạt lại kinh nghiệm cho lớp cán bộ đi sau. Chị kể, năm 2012, được lãnh đạo cục tin tưởng giao nhiệm vụ nằm vùng, kết nối với một đường dây mua bán thuốc lắc từ Lào sang Việt Nam và giao dịch tại tỉnh Thanh Hóa.
Ban chuyên án nhận định, các đối tượng trong đường dây khá manh động, chúng luôn có hàng nóng trong người mỗi chuyến giao dịch mua bán ma túy. Song qua nhiều kênh, cuối cùng Diệu Linh kết nối được với đầu não của đường dây ma túy này.
Sau nhiều lần trao đổi, Diệu Linh và "đối tác" có một cuộc hẹn trao đổi giá mua, số lượng ma túy. Trong khi gặp gã đàn ông đứng ra giao dịch có gương mặt bặm trợn, nhằm xác định hắn có mang theo súng hay không, Diệu Linh nhanh trí giao tiếp bằng... tay, kiểm tra người anh ta trong tích tắc. Phát hiện không có súng, Diệu Linh theo chân chúng, lên huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) để nhận hàng, đưa tiền.
Chúng dẫn Diệu Linh đến một khu nhà nghỉ trá hình, thực chất là địa điểm để giao dịch ma túy. Bởi ngay từ ngoài nhà nghỉ có một lớp cửa cuốn, sau đó là cửa xếp và cuối cùng là cửa gỗ. Tại căn phòng rộng chừng 20m2 trên tầng 3, một mình Diệu Linh với nhóm buôn ma túy gương mặt luôn đề phòng, tay thỉnh thoảng sờ vào phía sau quần, nơi có giấu hung khí.
Để câu giờ, chờ tín hiệu của đồng nghiệp, Diệu Linh bảo chúng mở một gói hàng để kiểm tra. Sau đó, cô vờ đi vệ sinh, nhắn tin ra bên ngoài, song đồng nghiệp chưa đến kịp. Lúc đó, Diệu Linh lấy lý do vì lượng tiền giao dịch lớn, nên cần phải kiểm tra chất và số lượng ma túy. Không để chúng phản ứng trước yêu cầu này, Diệu Linh nhanh nhẹn giở các gói hàng lần đếm từng viên ma túy. Lý do này của cô khiến nhóm buôn ma túy không chút nghi ngờ.
Sau một khoảng thời gian, tiếp tục giả vờ đi vệ sinh, Diệu Linh nhận được tín hiệu, đồng đội của cô đã áp sát nhà nghỉ, khống chế một số tay chân dưới tầng. Sau đó, trinh sát nhanh chóng ập vào căn phòng, hô to: "Tất cả đứng im". Nhóm buôn ma túy trở tay không kịp, còn Diệu Linh lanh lẹ rút lui. Chuyên án này, cảnh sát thu giữ hàng chục nghìn viên thuốc lắc.
"Lúc đó chỉ chậm ít phút là chúng nghi ngờ và có thể khử ngay tôi" - giờ nhớ lại phút sinh tử "giữa bầy sói", thiếu tá Diệu Linh cho hay và chia sẻ "cũng run, song phải thật tỉnh táo để ứng phó".
Không chỉ nhớ như in về phút sinh tử trên, một chuyên án mà chị đóng vai cô gái ăn chơi, thường la cà đến một vũ trường nổi tiếng ở Hà Nội, khiến chị cũng có nhiều cảm xúc.
Theo tài liệu trinh sát ban đầu, đầu năm 2011, vũ trường nổi tiếng trong một khách sạn ở đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội xuất hiện tình trạng mua bán ma túy công khai tại đây. Ban lãnh đạo Cục ma túy đã lập chuyên án để triệt phá và giao cho Linh làm trinh sát nội tuyến.
Cũng thời gian đó, Diệu Linh mới lập gia đình chưa lâu. Đêm nào, chồng của cô cũng đón taxi, tiễn vợ đi làm nhiệm vụ. Anh đợi đến 2h rạng sáng hôm sau, mở cửa đón vợ về.
Theo nhiệm vụ trinh sát, chị ăn mặc đẹp, váy ngắn, trang điểm sành điệu để vào vũ trường. Vậy nên, cứ sau giờ mở cửa lúc 23h đêm hàng ngày, chị - cô gái ăn chơi, xuống taxi đỗ xịch trước cửa vũ trường, rồi sau ít phút kiểm tra an ninh, lanh lẹ gửi đồ và kiếm cho mình một đồ uống.
Trong tiếng nhạc mạnh, ánh đèn led chiếu tỏa khắp khoảng không gian vũ trường rộng vài trăm mét, cô gái này lơ đãng, từ chối mọi lời mời ra sàn nhảy. Trong bức tranh sáng tối đan xen, cô gái váy ngắn, ngồi trên chiếc ghế trước quầy bar, đưa mắt khắp nơi. Thỉnh thoảng ánh mắt dừng lại ở một tốp thanh niên sành điệu, quan sát kỹ lưỡng mọi hành động mờ ám của họ.
Cũng thỉnh thoảng, cô gái đi vào nhà vệ sinh, nhưng không quên dừng chỗ này, chỗ kia của vũ trường, len lỏi qua nhóm thanh niên đang nhảy sung. Trong suốt một tuần liền, nữ trinh sát Diệu Linh quan sát và ghi nhớ chỗ thường đứng của nhóm bán ma túy, các lối đi, thoát hiểm của vũ trường... rồi về báo cáo với chỉ huy, để vẽ sơ đồ, lập kế hoạch triệt phá.
Sau khi kế hoạch trinh sát của Diệu Linh hoàn tất, đêm 30.6.2011, đồng loạt cán bộ của Cục ma túy ập vào kiểm tra, bắt giữ một nhóm đối tượng bán, mua ma túy. Tụ điểm mua - bán ma túy trong vũ trường này bị triệt phá. Diệu Linh trở về cuộc sống hàng ngày và tiếp tục làm trinh sát.
"Cũng may mắn là tôi có một người chồng biết chia sẻ với công việc của vợ" - nhớ lại chuyên án 9 năm trước, thiếu tá Diệu Linh nói.
Chuyên án triệt phá đường dây sản xuất ma túy lớn do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy làm chủ công.
Những tình huống tình người trên con đường trinh sát nội tuyến
Trong hơn 10 năm theo nghề trinh sát nội tuyến, thiếu tá Linh cho hay, những vụ án liên quan đến phụ nữ và trẻ em khiến chị đặc biệt ấn tượng, và luôn có một nỗi xót xa.
Năm 2014, đơn vị lập chuyên án, triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển ma túy đá từ Đà Nẵng về Hà Nội do mẹ chồng, nàng dâu cầm đầu. Nghi phạm là một phụ nữ trẻ, con còn nhỏ, sống trong một căn hộ cao cấp ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
"Tôi cùng một số đồng nghiệp đứng đợi bên ngoài cổng khu đô thị, xác minh và xác định nghi can rời khỏi nơi ở cùng với đứa trẻ, ra sân bay Nội Bài để vào Đà Nẵng" - thiếu tá Linh kể. Phía đầu Nội Bài, qua kênh thông tin nội bộ, ngoài người phụ nữ trẻ, xuất hiện người đàn bà trung niên (mẹ chồng) rồi chập lại với con dâu cùng lên máy bay vào Đà Nẵng.
Đến khi mẹ chồng, con dâu giao dịch ma túy xong, các trinh sát được lệnh bắt giữ hai người phụ nữ này. "Đứa bé không ai đón về, lúc đó cứ ôm chặt mẹ khóc" - thiếu tá Linh nhớ lại.
Trường hợp của một đối tượng nữ ở Hải Phòng cũng khiến chị chua xót. Chỉ vì lợi nhuận quá lớn từ ma túy mà người ta phút chốc quên đi thiên chức làm mẹ. Theo thiếu tá Linh, người phụ nữ này có nhiều đời chồng và mấy đứa con còn quá nhỏ.
"Công việc của tôi là làm cho đối tượng bộc lộ hành vi phạm tội chứ không thúc đẩy hành vi phạm tội diễn ra" - chị nói. Vì hoàn cảnh của đối tượng không chồng, một đàn con lít nhít nên chị có nói với thiếu phụ bỏ ý định mua ma túy đá để bán kiếm lời. Song đối tượng không nghe theo.
Đối tượng đã vay mượn, cầm cố được 250 triệu đồng để mua 1,5kg ma túy đá bán kiếm lời. Vậy nên, cô ta bị bắt cùng tang vật vào năm 2015. "Quá xót xa khi 2 đứa con còn nhỏ, đối tượng phải gửi lại cho bố mẹ nuôi" - chị kể. Bởi bản thân chị cũng là một người mẹ nên hiểu được những đứa con vắng bàn tay ẵm bồng, chăm sóc như thế nào.
Với thiên chức của mình, sau mỗi chuyên án, chị lại trở về với cuộc sống thường ngày của một người vợ, người mẹ. Guồng quay công việc đã cuốn chị mải miết để có đôi lúc bị lãng trách nhiệm với người thân. Không ít lần, chị bị lỡ sinh nhật con. Muốn trở về bên con, cưng nựng chiều chuộng song vì nhiệm vụ, chị đành lỡ.
Nhắc đến người chồng, thiếu tá Linh bảo không có gì để nói hết tâm tư vì anh quá hiểu công việc của vợ, chia sẻ bằng tình yêu vô bờ bến. Anh thay chị phần lớn thời gian, chăm sóc cho con. Thậm chí, ngay cả việc cắt móng chân, móng tay cho con cũng đều do tay chồng làm.
Với người phụ nữ như chị, đó là một phần thưởng mà cuộc sống dành cho mình nên chị luôn trân trọng, dù có những phút hiểu lầm, cãi cọ. Song mái ấm gia đình luôn là nơi chị muốn trở về với vai trò của người vợ, người mẹ. Bé con của chị đến giờ cũng phần nào biết được công việc của mẹ. Mỗi lần chị đi công tác, bé lại bảo: "Mẹ đi bắt trộm, rồi mẹ về với con". Những lần vậy, chị phải gạt nước mắt và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ để về với gia đình.
Thiếu tá Phạm Thị Diệu Linh nằm trong danh sách 208 phụ nữ tiêu biểu trong phòng chống ma túy toàn quốc sắp tới. Trong năm 2019, chị cùng đơn vị lập nhiều thành tích trong các chuyên án ma túy lớn bị triệt phá.
Libya: GNA chính thức yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự Người đứng đầu Nhóm liên lạc Nga cho khu định cư bên trong Libya, ông Lev Dengov, khẳng định rằng Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) chính thức yêu cầu hỗ trợ quân sự về "hàng không, đường biển và mặt đất" từ Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó trong ngày, một số hãng truyền thông nói...