Mức phạt hành vi khai thác cát trái phép
Hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi khai thác cát trái phép được quy định cụ thể tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Nghị định trên quy định phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.
Khi khai thác cát ở lòng sông có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 50% đến dưới 100% hoặc vượt từ 0,5 ha đến dưới 01 ha và vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép khai thác từ 02 m đến dưới 05 m thì bị phạt từ 100 – 300 triệu đồng; phạt tiền từ 300 – 500 triệu đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100% trở lên hoặc vượt từ 01 ha trở lên và vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép khai thác từ 5 m trở lên.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng khi khai thác vượt dưới 15% so với công suất được phép khai thác hàng năm ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt dưới 5.000 tấn. Nếu khai thác vượt quá công suất được phép khai thác hàng năm ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 15% đến dưới 25% hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt từ 5.000 tấn đến dưới 10.000 tấn thì bị phạt 10 – 20 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo đó, phạt từ 20 – 30 triệu đồng khi khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50% hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt từ 5.000 tấn đến dưới 10.000 tấn. Khi khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 50% đến dưới 100% hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt từ 10.000 tấn đến dưới 20.000 tấn thì bị phạt 30 – 50 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với UBND cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch.
Phạt tới 200 triệu đồng nếu không có giấy phép khai thác
Đối với hành vi khai thác cát để làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp với khối lượng khai thác từ 50 m3 trở lên mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt từ 100 – 200 triệu đồng.
Đối với hành vi khai thác khi giấy phép khai thác đã hết hạn hoặc khai thác trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác bị phạt từ 50-70 triệu đồng.
Nghị định nêu rõ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo Chính Phủ
Bắt quả tang hàng chục "cát tặc" trên sông Hồng lúc rạng sáng
Rạng sáng 30/3, lực lượng Cảnh sát đường thủy - Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) phối hợp Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Công an TP.Hà Nội bắt quả tang 13 phương tiện liên quan đến hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Hồng, đoạn giáp ranh giữa Hà Nội và Phú Thọ.
Cục CSGT huy động lực lượng tập trung kiểm tra xử lý nhiều tàu thuyền khai thác cát trái phép ở sông Hồng đoạn qua địa bàn Tây Đằng, Ba Vì và khu vực ngã ba sông giáp với tỉnh Phú Thọ. Hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát đường thủy thuộc Cục CSGT còn có Bộ tư lệnh CSCĐ và Phòng Cảnh sát đường thủy Hà Nội.
Tàu cuốc đang khai thác cát trái phép
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, tạm giữ 13 phương tiện khai thác, vận chuyển cát gồm 4 tàu cuốc, 2 tàu hút và 7 tàu chở cát. Cụ thể, tại thị trấn Tây Đằng, lực lượng chức năng đã phát hiện, tạm giữ 4 tàu cuốc là của Công ty Cổ phần Quảng Tây, có địa chỉ tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì. Còn tại xã Tản Hồng, Ba Vì.
Khi phát hiện thấy lực lượng chức năng, các tàu khai thác cát trái phép đã bỏ chạy nhưng bị tổ công tác truy kích. Tổ công tác đã tạm giữ được 2 tàu hút cát trái phép và 7 tàu có trọng tải khoảng 500 tấn/tàu đang mua cát của Công ty Quảng Tây.
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Quảng Tây có giấy phép khai thác khoáng sản do UBND TP Hà Nội cấp năm 2015 với diện tích khai thác là 20ha, trữ lượng 1,039 triệu m3 trong thời hạn 10 năm. Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận, Công ty này đã khai thác không đúng vị trí theo giấy phép.
Qua định vị, lực lượng chức năng bước đầu đã xác định vị trí Công ty Cổ phần Quảng Tây khai thác là trái phép (ngoài vùng được cấp giấy phép). Bên cạnh đó, theo giấy phép, Công ty cổ phần Quảng Tây không được phép sử dụng tàu cuốc để khai thác cát, nhưng Công ty này đã sử dụng 4 tàu cuốc công suất lớn múc cát dưới lòng sông để bán cho các tàu mua.
Hiện vụ việc đang được lực lực chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
C.N.Q
Theo Danviet
Kinh nghiệm chống 'cát tặc' thành công ở Đắk Nông Trước đây, "cát tặc" từng là vấn nạn nhức nhối, là nguyên nhân khiến hàng chục hécta đất sản xuất nông nghiệp của bà con bị sạt lở trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Cỏ cây đã lên xanh trên một điểm từng sạt lở trên bờ sông Để giữ đất, nhiều "cuộc chiến" giữa người dân và "cát tặc"...