Mực nước sông Mekong tăng nhẹ
Mực nước dòng Mekong đã tăng nhẹ tại một số khu vực trong 7 ngày qua, sau khi giảm xuống mức “đáng lo ngại” hồi đầu tháng.
Lưu lượng dòng chảy hôm 22/2 tại đập Cảnh Hồng, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là 1.020 m3/s, so với mức 786 m3/s được ghi nhận đầu tuần trước, Ủy hội Sông Mekong (MRC) ra thông cáo cho biết.
Sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.
Mức tăng thể hiện rõ ở Chiang Saen, trạm quan trắc đầu tiên trên sông Mekong ở Thái Lan và cách trạm Cảnh Hồng khoảng 300 km, cho đến các trạm ở thủ đô Vientiane của Lào. Những khu vực hạ nguồn khác như Nakhon Phanom ở Thái Lan, Savannakhet của Lào, Kompong Cham tại Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam ghi nhận mức tăng không đáng kể.
Video đang HOT
Bộ Thủy lợi Trung Quốc hồi đầu tháng khẳng định lưu lượng nước qua đập Cảnh Hồng luôn vượt mức 1.000 m3/s. MRC nhận định chênh lệch trong số liệu cho thế do phương pháp tính toán lưu lượng dòng chảy khác nhau, thêm rằng cơ quan này và Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang phối hợp để cung cấp thông tin chính xác hơn.
MRC cũng cho biết mùa khô năm nay có thể bớt hạn hán so với năm 2019 và 2020, thêm rằng mùa mưa có thể đến sớm hơn một tháng so với thông thường.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm sinh kế cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Mực nước sông Mekong giảm xuống mức đáng lo ngại vì đập thủy điện của Trung Quốc
Mực nước sông Mekong giảm xuống mức "đáng lo ngại" một phần do dòng chảy bị hạn chế bởi các đập thủy điện của Trung Quốc.
Ủy ban sông Mekong (MRC) đưa ra kết luận này đồng thời kêu gọi Bắc Kinh chia sẻ tất cả dữ liệu về nguồn nước.
"Đoạn sông Mekong chảy dọc biên giới Thái Lan - Lào đã chuyển sang thành màu xanh thay vì màu nâu bùn thường thấy. Đây là dấu hiệu cho thấy nước xuống thấp và ít phù sa" , thông cáo của MRC nêu rõ.
Mực nước sông Mekong đang ở mức thấp đáng lo ngại. (Ảnh: Reuters)
Thông báo công bố hôm 12/1 cho biết lượng mưa thấp và các đập ở hạ lưu sông Mekong và các nhánh sông góp phần làm giảm mực nước sông Mekong.
"Đã có những đợt dâng và giảm đột ngột mực nước ở vùng hạ lưu đập Cảnh Hồng, kéo dài xuống thủ đô Vientiane của Lào", t iến sĩ Winai Wangpimool - Giám đốc Bộ phận Hỗ trợ Kỹ thuật thuộc Ban Thư ký MRC cho biết.
Những biến động như vậy ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài cá, ngành nông nghiệp và giao thông của gần 70 triệu người ở khu vực hạ nguồn sông Mekong.
"Để giúp các nước hạ lưu sông MeKong quản lý rủi ro hiệu quả hơn, chúng tôi kêu gọi Trung Quốc và chính các nước hạ lưu sông MeKong chia sẻ kế hoạch xả nước của họ với chúng tôi", ông Winai cho hay.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không bình luận về thông cáo mới của MRC.
Năm 2020, Trung Quốc cam kết chia sẻ dữ liệu về các đập của nước này với các nước thành viên MRC gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Hồi tháng 1, Bắc Kinh thông báo với các nước láng giềng rằng các đập của họ đang lấp đầy các hồ chứa và dòng chảy sẽ được khôi phục về "trạng thái hoạt động bình thường" vào ngày 25/1.
Tuy nhiên, lưu lượng nước lưu lượng nước xả ra từ đập này tiếp tục giảm xuống vào ngày 11/2 và Bắc Kinh không đưa ra bất cứ thông báo nào gần đây liên quan tới vấn đề này.
Trung Quốc ngăn dòng Mekong từ 31-12, tới ngày 5-1-2021 mới thông báo? Ủy hội sông Mekong (MRC) và chính quyền Thái Lan hôm nay 6-1 cho biết Trung Quốc đã thông báo về việc ngăn dòng chảy tại đập Cảnh Hồng ở thượng nguồn sông Mekong trong 20 ngày, từ 5 đến 24-1. Đập Cảnh Hồng (ảnh) chỉ là một trong số ít nhất 11 đập thủy điện Trung Quốc xây dựng trên khu vực...