Mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp cao kỷ lục
Trận lũ thứ hai trên sông Trường Giang quét qua đập Tam Hiệp, khiến mực nước hồ chứa đạt 164,18 mét, cao nhất từ khi đập được xây dựng.
Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, đón trận lũ thứ hai trên sông Trường Giang hôm 19/7. Dòng nước lũ đổ vào hồ chứa của đập với lưu lượng đạt đỉnh 61.000 m3/giây trong ngày 18/7 và giảm xuống còn 46.000 m3/giây vào 20h hôm qua.
Trong thời gian trên, mực nước trong hồ chứa đạt 164,18 mét, mức cao kỷ lục kể từ khi đập được xây dựng. Mực nước cao nhất từng được ghi nhận tại hồ chứa trước đây là 163,11 mét.
Theo Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, đến 14h ngày 19/7, đập đã tích lũy 14 tỷ mét khối nước lũ trong mùa lũ chính năm nay.
Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc xả lũ hôm 19/7. Ảnh: Xinhua.
Video đang HOT
Đập Tam Hiệp chứng kiến trận lũ đầu tiên trong năm trên sông Trường Giang hôm 2/7. Trận lũ đến với tốc độ dòng chảy 50.000 m3/giây và đạt mức đỉnh 53.000 m3/ giây. Tuần trước, đập Tam Hiệp mở ba cửa xả lũ khi mực nước trong hồ chứa phía sau con đập khổng lồ dâng cao trên 15 mét so với mực nước lũ.
Đập Tam Hiệp bắc qua tỉnh Hồ Bắc và thành phố Trùng Khánh, bắt đầu được xây dựng vào năm 1994 và đi vào vận hành đầy đủ các chức năng vào tháng 7/2012, với chiều dài 2.355 m và đỉnh đập cao 185 m trên mực nước biển. Đập trải qua thử nghiệm kiểm soát lũ quan trọng đầu tiên năm 2010 với lưu lượng nước lên tới 70.000 m3/giây, cao hơn 20.000 m3 so với thảm họa lụt năm 1998.
Khi đập mới đi vào vận hành, truyền thông Trung Quốc tuyên bố đập Tam Hiệp có thể chống lại trận lũ tồi tệ nhất trong 10.000 năm. Nhiều năm sau, họ giảm con số xuống 1.000 năm và tiếp tục một năm sau, con số chỉ còn 100 năm.
Năm ngoái, các bức ảnh trên Google Map cho thấy một đoạn của đập Tam Hiệp bị lõm giống như nó đang phải chịu sức ép rất lớn. Tập đoàn đập Tam Hiệp sau đó lên tiếng trấn an công trình vẫn an toàn, rằng những biến dạng vẫn có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến đập bởi vẫn trong độ đàn hồi an toàn.
Vị trí đập Tam Hiệp. Đồ họa: Cơ quan Khí tượng Quốc gia Trung Quốc.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, đặc biệt tại khu vực miền trung và miền nam, song trận lũ năm nay lớn hơn bình thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Lũ khiến 27 trong 31 địa phương cấp tỉnh và gần 38 triệu người chịu ảnh hưởng, hơn 2,2 triệu người phải sơ tán và hơn 140 người chết hoặc mất tích.
Giới chức Trung Quốc đã chi gần 86 triệu USD để khắc phục thiệt hại cho tỉnh Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và thành phố Trùng Khánh, song thiệt hại có thể lên đến 12 tỷ USD. Mức nước tại 433 sông ở Trung Quốc đạt mức nguy hiểm kể từ tháng 6, trong đó 33 sông đạt mức nước kỷ lục.
Trung Quốc cho nổ đập để xả lũ
Giới chức địa phương dùng thuốc nổ để phá một con đập trên sông Trừ, tỉnh An Huy, vào rạng sáng nay nhằm giảm áp lực từ mưa lũ.
Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết sau vụ nổ phá đập, mực nước trên sông Trừ dự kiến giảm 70 cm.
Động thái trên được thực hiện trong bối cảnh mực nước tại nhiều con sông của Trung Quốc, trong đó có sông Trường Giang, đang dâng cao bất thường do mưa lớn kéo dài suốt hơn một tháng qua.
Phá đập và đê kè để xả nước là một biện pháp cực đoan nhằm đối phó với mưa lũ được áp dụng trong trận lũ lụt lịch sử hồi năm 1998 tại Trung Quốc, khiến hơn 2.000 người chết và gần ba triệu ngôi nhà bị phá hủy.
Đoạn đập bị kích nổ trên sông Trừ, tỉnh An Huy, ngày 19/7. Ảnh: News.cn.
Tuần trước, đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang đã mở ba cửa xả lũ khi mực nước phía sau con đập khổng lồ dâng cao trên 15 mét so với mực nước lũ. Con đập dự kiến lại đạt một đỉnh lũ mới vào ngày 21/7.
Cùng ngày, Trung Quốc nâng cảnh báo lũ lụt tại khu vực dọc theo sông Hoài ở miền đông nước này từ cấp hai lên cấp ba trong thang 4 cấp độ. 10 hồ chứa trên sông Hoài ghi nhận mực nước vượt quá mức cảnh báo tới 6,85 m.
Sông Hoài dài hơn 1.000 km, là sông dài thứ tư ở Trung Quốc, chảy qua các trung tâm nông nghiệp và sản xuất lớn ở Hà Nam, An Huy, Giang Tô và đổ ra sông Trường Giang.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, đặc biệt tại khu vực miền trung và miền nam, song trận lũ năm nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 27 trong 31 địa phương cấp tỉnh và gần 38 triệu người chịu ảnh hưởng. Hơn 2,2 triệu người phải sơ tán và hơn 140 người chết hoặc mất tích.
Giới chức Trung Quốc đã chi gần 86 triệu USD để khắc phục thiệt hại cho tỉnh Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và thành phố Trùng Khánh, song thiệt hại có thể lên đến 12 tỷ USD. Mức nước tại 433 sông ở Trung Quốc đạt mức nguy hiểm kể từ tháng 6, trong đó 33 sông đạt mức nước kỷ lục.
Đập Tam Hiệp đón lũ lớn nhất từ đầu năm, vượt giới hạn 15 m Hồ chứa đập Tam Hiệp tại tỉnh Hồ Bắc đón trận lũ thứ hai trên dòng Trường Giang trong năm 2020. Đây cũng là trận lũ lớn nhất từ đầu năm đến nay đổ về hồ thủy điện này. Theo Tân Hoa xã, lượng nước đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 61.000 m3/giây vào 8h ngày 18/7. Lượng nước được xả...