Mực nước biển toàn cầu có thể tăng lên gần 40cm do biến đổi khí hậu
Những ảnh hưởng của biến đội khí hậu toàn cầu có thể khiến mực nước biển dâng cao thêm gần 40cm vào cuối thế kỷ 21.
Băng tan khiến cho mực nước biển dâng cao. Ảnh minh họa
Theo đó, một kết luận mới đâu từ các chuyên gia của hơn 30 viện nghiên cứu được đưa ra dựa vào dữ liệu về nhiệt độ và độ mặn của đại đương để mô phỏng trên máy tính các mô hình tan băng ở Greenland và Nam Cực.
Cụ thể, vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển có thể tăng thêm gần 40cm nữa do những tác động của biến đổi khí hậu, làm gia tăng sức tàn phá của tình trạng ngập lụt do bão và khiến các vùng duyên hải, vốn là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người, liên tục chìm trong những trận lũ lụt nghiêm trọng.
“Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta càng khiến nhiệt độ hành tinh ấm lên thì lượng băng sẽ càng mất đi nhiều hơn. Nếu chúng ta thải nhiều carbon vào bầu khí quyển, chúng ta sẽ mất nhiều băng hơn ở Greenland và Nam Cực”, Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam nhận định.
Cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu có lẽ là thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thế kỷ 21, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tâm điểm.
Là nơi cư ngụ của hai phần ba số người nghèo trên thế giới, và được coi là một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu, các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương đang có nguy cơ cao nhất rơi vào tình trạng nghèo khổ sâu sắc hơn và sẽ là thảm họa nếu các nỗ lực giảm thiểu và thích nghi không được tiến hành mạnh mẽ và nhanh chóng.
Video đang HOT
Theo báo cáo, dự kiến châu Á và Thái Bình Dương sẽ hứng chịu các đợt cuồng phong và bão nhiệt đới với cường độ mạnh hơn khi nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng.
Các vùng đất trũng và ven biển trong khu vực sẽ đối mặt với nguy cơ lũ lụt nhiều hơn. Sự gia tăng mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt và các thảm họa khác sẽ có tác động đáng kể tới khu vực và thế giới trên khía cạnh kinh tế.
Tổn thất do lũ lụt trên toàn cầu dự kiến tăng từ mức 6 tỷ USD trong năm 2005 lên tới 52 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ khiến sản xuất lương thực trong khu vực gặp nhiều khó khăn hơn và chi phí sản xuất tăng lên.
Hơn nữa, khí hậu ấm hơn trong khu vực có thể đe dọa tới nguồn cung năng lượng. Biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ mất an ninh năng lượng thông qua việc tiếp tục dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không bền vững, giảm công suất của các nhà máy điện địa nhiệt do khan hiếm nước làm mát, và hoạt động không liên tục của các nhà máy thủy điện do lưu lượng nước không ổn định, bên cạnh nhiều yếu tố khác.
Các hòn đảo có thể không bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng
Theo nghiên cứu mới, các đảo san hô trên khắp thế giới có thể thích nghi một cách tự nhiên để tồn tại dưới tác động của mực nước biển dâng.
Quần đảo Maldives nằm trong số những hòn đảo có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng toàn cầu của mực nước biển. Ảnh: Đại học Plymouth.
Lũ lụt tăng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu đã được dự đoán sẽ khiến những cộng đồng nơi mà đảo cát hay đảo sỏi nằm trên đỉnh của các rạn san hô sẽ không thể sinh sống trong nhiều thập kỷ tới.
Tuy nhiên, một nghiên cứu quốc tế được dẫn dắt bởi đại học Plymouth (Anh) cho thấy kết quả nhận được khác xa với kết luận trước đây.
Nghiên cứu lần đầu tiên được công bố trên Tạp chí Science Advances, sử dụng mô hình số của hình thái đảo cùng với các thí nghiệm mô hình vật lý để mô phỏng cách các đảo san hô - là đất sinh sống duy nhất của các quốc gia đảo - có thể đáp ứng khi mực nước biển dâng cao.
Kết quả cho thấy các hòn đảo bao gồm vật liệu sỏi có thể tiến hóa khi đối mặt với sóng tràn, với trầm tích từ mặt biển lên bề mặt đảo.
Ảnh: Đại học Plymouth.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã tạo ra mô hình của đảo Fatato, một phần của đảo san hô Funafuti ở Tuvalu, và đưa nó vào một loạt các thí nghiệm được thiết kế để mô phỏng mực nước biển dâng theo dự đoán.
Điều này có nghĩa là đỉnh của hòn đảo được nâng lên khi mực nước biển dâng cao. Các nhà khoa học cho rằng, sự thích nghi tự nhiên này có thể mang lại khả năng sinh tồn trong tương lai, mặc dù để có thể tồn tại trên đảo, con người cần có các biện pháp bổ sung như nuôi dưỡng trầm tích, cơ sở hạ tầng di động và nhà chống lũ.
Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình của đảo Fatato, một phần của đảo san hô Funafuti ở Tuvalu, một quốc gia ở châu Đại Dương và đặt nó trong Phòng thí nghiệm tại Đại học Plymouth.
Sau đó, các mô hình đảo đã phải chịu một loạt các thí nghiệm được thiết kế để mô phỏng mực nước biển dâng. Và kết quả cho thấy đỉnh của hòn đảo nổi lên khi mực nước biển dâng cao.
Một mô hình số đã được xác nhận bằng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm này và ba kịch bản mô hình số sau đó đã được sử dụng để đánh giá cách hòn đảo điều chỉnh mực nước biển tăng 0,75m, mức tăng trung bình toàn cầu được Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự đoán vào năm 2100.
Trong quá trình mô phỏng số, đỉnh đảo chỉ tăng dưới 0,7m, cho thấy các đảo có thể theo kịp mức tăng trong phòng thí nghiệm, mặc dù tốc độ tăng mực nước biển trong tương lai chính xác sẽ rất quan trọng trong việc xác định tương lai của các đảo.
Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Giáo sư Địa mạo ven biển Gerd Masselink, Đại học Plymouth, cùng với các đồng nghiệp của Đại học Auckland (New Zealand) và Đại học Simon Fraser (Canada).
Giáo sư Masselink, người đứng đầu nhóm nghiên cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các đảo san hô là một trong những môi trường ven biển dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh. Trong các nghiên cứu trước đây, những hòn đảo này thường bị coi là những cấu trúc trơ không thể điều chỉnh theo mực nước biển dâng. Vì vậy, những nghiên cứu này dự đoán nguy cơ lũ lụt và ngập lụt trên đảo tăng lên đáng kể, và khái niệm "mất đảo" đã trở thành chủ đề trong các cuộc thảo luận về tương lai của các cộng đồng sống trên đảo san hô. Để đối phó, các nghiên cứu dẫn đến sự chú ý tập trung vào việc xây dựng cấu trúc hệ thống phòng thủ bờ biển hoặc di cư các cộng đồng sống trên đảo, và rất hạn chế xem xét các chiến lược thích ứng thay thế.
Một điều quan trọng là phải nhận ra rằng những hòn đảo rạn san hô này đã phát triển từ hàng trăm đến hàng nghìn năm do sóng đánh mài mòn cấu trúc rạn san hô rồi lại bồi các hạt cát này về phía sau của các rạn san hô, từ đó tạo ra các hòn đảo. Độ cao của bề mặt của chúng từng được xác định bởi các điều kiện sóng mạnh nhất.
Đồng tác giả, Giáo sư Paul Kench, hiện đang là Trưởng khoa Khoa học tại Đại học Simon Fraser, Canada cho biết: Mô hình cung cấp một cách nhìn mới về các phản ứng đảo trong tương lai đối với mực nước biển dâng cao và giúp chúng ta giải quyết tốt hơn những thay đổi trên đất liền tương tự như với các cộng đồng trên đảo.
Hiểu cách các đảo thay đổi về mặt vật lý do mực nước biển dâng sẽ cung cấp các lựa chọn thay thế cho các cộng đồng đảo để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng không có chiến lược chung phù hợp với tất cả các cộng đồng đảo, nhưng tất cả các đảo đều không bị biến mất khi nước biển dâng.
Mực nước biển có thể dâng cao gần nửa mét vào năm 2100 Nếu loài người tiếp tục thải khí nhà kính với tốc độ hiện tại, mực nước biển toàn cầu có thể sẽ tăng hơn 38 cm vào năm 2100. Các nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng khí nhà kính thải ra từ hoạt động của con người, chẳng hạn như carbon dioxide, góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu và...