Mực nước biển dâng nhanh do El Nino và biến đổi khí hậu
Ngày 21/3, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết mực nước biển đã dâng 76mm trong giai đoạn 2022 – 2023, gấp gần 4 lần so với giai đoạn 2021 – 2022, do hiện tượng thời tiết El Nino mạnh và khí hậu ấm lên.
Sóng tràn lên lối đi bộ lát ván tại Bãi biển Mission ở San Diego trong sự kiện thủy triều vua vào tháng 12/2023. Ảnh: scripps.ucsd.edu
Phân tích do NASA dẫn đầu dựa trên hơn 30 năm quan sát vệ tinh, với lần phóng vệ tinh đầu tiên vào năm 1992 và lần phóng vệ tinh mới nhất là vào năm 2020. Nhìn chung, mực nước biển đã tăng khoảng 101 mm kể từ năm 1993. Tốc độ mực nước biển dâng cũng nhanh hơn, cao hơn 2 lần từ mức trên 1,7mm/năm vào năm 1993 lên hơn 4,3mm/năm ở thời điểm hiện tại.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự gia tăng đột biến đó là do hiện tượng El Nino, thay thế hiện tượng La Nina từ năm 2021 – 2022, khi mực nước biển dâng khoảng 2,03mm. Bên cạnh đó, yếu tố con người rõ ràng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Bà Nadya Vinogradova Shiffer, Phụ trách nhóm theo dõi mực nước biển của NASA và chương trình vật lý đại dương ở Washington, cho biết với tốc độ hiện tại, mực nước biển trung bình toàn cầu đang trên đà tăng thêm 20 cm từ nay đến năm 2050. Con số này sẽ cao gấp đôi trong 3 thập kỷ tới so với thế kỷ trước, khiến lũ lụt xảy ra thường xuyên với mức độ thảm khốc hơn trong tương lai so với hiện nay.
Nhà nghiên cứu mực nước biển Josh Willis tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL) nhận định trong những năm xuất hiện El Nino, lượng lớn mưa thường rơi trên đất liền sẽ đổ ra đại dương, khiến mức nước biển tạm thời dâng cao.
Video đang HOT
Theo người đứng đầu nhóm theo dõi mực nước biển JPL của NASA Ben Hamlington, các bộ dữ liệu dài hạn như bản ghi vệ tinh 30 năm cho phép nhóm nghiên cứu phân biệt các tác động ngắn hạn đối với mực nước biển, như El Nino với các xu hướng cho thấy mực nước biển đang dâng tới đâu. Những đổi mới công nghệ đã giúp các phép đo trong những năm qua có độ chính xác cao hơn.
Thời điểm quyết định với kinh tế châu Âu
Các quy định chặt chẽ hơn và việc EU ngừng tài trợ thông qua một số quỹ sẽ khiến các nước thành viên gặp khó khăn về nguồn tài chính.
Các nhà kinh tế dự báo những rủi ro liên quan đến việc EU chấm dứt nguồn tài trợ sau đại dịch vào năm 2026. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của tờ Politico (Mỹ) ngày 19/3, năm 2026 có thể là thời điểm quyết định đối với nền kinh tế châu Âu.
Cú giáng kép từ việc EU đưa ra các quy tắc chi tiêu mới và việc Ủy ban châu Âu ngừng cung cấp tài chính có thể để lại một "lỗ hổng" trong ngân sách của các quốc gia mắc nợ cao, đặc biệt là Pháp và Italy - có thể chỉ vài tháng trước khi cả hai nước phải đối mặt với cuộc bầu cử quan trọng.
Nils Redeker thuộc Viện nghiên cứu Jacques Delors (Pháp) cho biết: "Có nguy cơ là nếu chúng tôi không đầu tư đủ thì châu Âu sẽ quay trở lại thập kỷ của những năm 2010".
Các nền kinh tế Nam Âu đã sa lầy vào tình trạng suy thoái kéo dài sau cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro năm 2009, với nợ công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong bối cảnh chính phủ thường xuyên thay đổi. Các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chẳng hạn như Hy Lạp, vẫn trì trệ ở dưới mức trước khủng hoảng sau hơn một thập kỷ cải cách đầy khó khăn.
Nhiều nhà kinh tế khẳng định rằng sẽ có những rủi ro liên quan đến việc Ủy ban châu Âu chấm dứt quỹ tài trợ sau đại dịch COVID-19 vào năm 2026. Đồng thời, các chính phủ sẽ phải tiếp tục đầu tư vào các dự án xanh và kỹ thuật số nếu không có nguồn tài trợ này từ Brussels.
Những quốc gia có khoản nợ lớn có thể phải gánh chịu cú sốc và các nhà phân tích cảnh báo rằng vấn đề sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nền kinh tế, gây ra tác động dây chuyền đến lĩnh vực chính trị.
Các đảng cầm quyền ở Pháp và Italy - hai nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro sau Đức - có lý do để lo lắng. Cuộc bầu cử tổng thống Pháp tiếp theo diễn ra vào tháng 4/2027, với việc Tổng thống Emmanuel Macron không thể tái tranh cử và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen đang nhận được sự ủng hộ. Cuộc tổng tuyển cử ở Italy dự kiến diễn ra không muộn hơn cuối năm đó.
Hiện tại, nhiều quốc gia châu Âu đang phụ thuộc vào một loạt chương trình hỗ trợ và miễn trừ của EU nhằm mục đích giảm bớt hậu quả tài chính do đại dịch COVID-19 gây ra, bao gồm Quỹ Phục hồi và Bền vững (RRF), trong đó các nước EU phát hành nợ chung lần đầu tiên. Các quỹ này vẫn đang cung cấp "huyết mạch" cho những quốc gia có nhiều nợ nhất. EU cũng đang rót hàng tỷ euro vào các dự án xanh và kỹ thuật số thông qua quỹ chuyên dụng này - trị giá hơn 700 tỷ euro - dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm 2026.
Cùng với đó, Ủy ban châu Âu sẽ đình chỉ các quy định trợ cấp công nghiêm ngặt được gọi là viện trợ nhà nước - giúp các nước giàu hơn có quyền tự do củng cố các ngành công nghiệp chiến lược của họ - vào năm 2025. Mặc dù điều này sẽ không ảnh hưởng tới ngân sách quốc gia nhưng nó sẽ hạn chế khả năng linh hoạt của các chính phủ.
Chuyên gia Lydia Korinek thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế ZOE nhận định: "Có một vách đá tài chính đang rình rập. Bộ quy tắc tài chính mới không hỗ trợ các thành viên đối phó với vách đá tài chính đó".
Như vậy, cuộc cải cách các quy định chi tiêu của EU, được ký kết gần đây nhằm mục đích giúp các nước có thêm thời gian để cắt giảm nợ và chi tiêu, có thể chỉ mang lại sự cứu trợ tạm thời cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhưng nguy cơ phải gánh một khoản chi phí lớn hơn trong tương lai.
Jeromin Zettelmeyer, Giám đốc tổ chức nghiên cứu Bruegel cho biết, các quốc gia có thể tránh được việc "đứng bên bờ vực" kinh tế vào năm 2027 nếu họ bắt đầu kiểm soát chi tiêu một cách quyết liệt hơn từ nay đến lúc đó.
Một quan chức của Nghị viện châu Âu, người tham gia đàm phán về các quy tắc chi tiêu mới, cho biết: "Các quy tắc mới sẽ có hiệu lực cho đến khi [RRF hết hạn] vào năm 2026". Lập trường của quan chức này là quỹ hỗ trợ sau đại dịch hết hạn sẽ khiến các nước mắc nợ nhiều phải tự bỏ tiền mặt.
Trong khi đó, áp lực càng đè nặng trước sự trở lại tiềm năng của Donald Trump với tư cách tổng thống Mỹ, vốn có thể khuyến khích các nước EU tăng cường chi tiêu quốc phòng, làm tăng thêm áp lực tài chính của họ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã loại trừ việc gia hạn RRF sau năm 2026 và một nhà ngoại giao EU cho biết phần lớn nguồn tài trợ từ Quỹ gắn kết của EU - nói chung là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cho các khu vực nghèo hơn - sẽ được phân bổ sau năm 2026, có thể được sử dụng để lấp đầy khoảng trống mà RRF để lại. Ngoài ra, Quỹ Khí hậu Xã hội - một công cụ mới để hỗ trợ các dự án xanh - cũng sẽ được ra mắt.
Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ rằng điều đó là đủ. Chuyên gia Zettelmeyer lưu ý nhu cầu chi tiêu của các quốc gia sẽ "quá lớn để có thể dung hòa nếu không có thêm tiền hỗ trợ ở cấp độ EU".
Trung Quốc phóng vệ tinh lên quỹ đạo chuyển tiếp Trái Đất - Mặt Trăng Ngày 20/3, Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết nước này đã phóng một vệ tinh chuyển tiếp mới để cung cấp dịch vụ liên lạc giữa Trái Đất-Mặt Trăng. Đây là một bước quan trọng nhằm phục vụ các sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai của Bắc Kinh, như lấy các mẫu từ phía xa của...