Mục kích cảnh ưng biển trắng trợn cướp mồi của cá sấu
Lợi dụng khả năng bay lượn trên cao, ưng biển hung hăng cướp mồi trắng trợn của cá sấu.
(Nguồn Sina)
Trong công viên quốc gia Zimbabwe, cá sấu khổng lồ vô cùng vui vẻ vì bắt được một con cá to để lót dạ mà không ngờ rằng, miếng mồi ngon của nó đang bị một con ưng biển hung hăng rình mò.
(Nguồn Sina)
Có thể vì quá đói, ưng biển quyết định liều mạng, lao thật nhanh xuống trước đầu cá sấu và dùng móng vuốt sắc nhọn hất tung con cá trong miệng của cá sấu ra.
(Nguồn Sina)
Ngay sau khi con cá tuột khỏi mõm cá sấu, ưng biển liều lĩnh một lần nữa, dùng tốc độ nhanh nhất lao xuống nước tóm lấy con mồi của cá sấu và bay vào bờ, không dám ngoảnh lại dù chỉ một lần.
Video đang HOT
(Nguồn Sina)
Liều mạng để cướp mồi khỏi hàm cá sấu tử thần, ưng biển khiến nhiều người kinh ngạc với tốc độ, kỹ năng và sự liều mạng của mình.
(Nguồn Sina)
An toàn vào tới bờ, ưng biển dùng chân lôi kéo miếng mồi ngon vừa cướp trắng được của cá sấu. Chắc chắn lần này nó sẽ cẩn thận hơn, tìm một chỗ vắng vẻ để thưởng thức bữa ăn của mình.
. (Nguồn Sina)
Theo ghi nhận, ưng biển là một loài chim săn mồi ban ngày, có xu hướng làm tổ gần các khu vực có nước, chúng có tính cách hung hăng và không hề biết sợ
Không chỉ dám cướp mồi của cá sấu trưởng thành, ưng biển còn dám giết cả cá sấu con. (Nguồn Sina)
(Nguồn Sina)
Chúng cũng thường lượn lờ phía trên đầu của cả đàn cá sấu, khi có cơ hội sẽ không ngần ngại mà cướp trắng trợn thịt thừa của cá sấu.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Top động vật cục tính nhất hành tinh, chớ dại "cà khịa"
Nhiều loài động vật mang vẻ ngoài hiền lành nhưng lại có tính cách dữ tợn. Những con vật này sẵn sàng tấn công bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm lãnh thổ hoặc chọc tức chúng.
Trâu rừng châu Phi là loài động vật ăn cỏ nhưng mang cơ thể lực lưỡng, nặng một tấn, dài tới 1,8 m và có thể di chuyển với vận tốc 57 km/h. Chúng được mệnh danh là "trâu tử thần" hay "cái chết đen". Theo thống kê, loài này đã diết chết khoảng 200 người mỗi năm nên được liệt vào nhóm "Big Five" châu Phi cùng sư tử, báo hoa mai, tê giác và voi. Tính tình "cục súc" và khó đoán khiến chúng đặc biệt nguy hiểm. Nếu tức giận, trâu rừng sẵn sàng chiến cả với những loài săn mồi lớn như sư tử.
Tê giác đen có vẻ ngoài khá hiền lành. Tuy nhiên, bạn không nên dại dột chọc giận con vật này. Nếu cảm thấy bị "cà khịa", tê giác đen sẵn sàng diết chết kẻ thù. Cơ thể lực lưỡng, sừng lớn và nhọn cùng tốc độ 55 km/h là những điểm đáng sợ của tê giác đen. Thị lực kém khiến loài vật này dễ dàng trở nên hung dữ. Chúng sẽ tấn công bất kỳ thứ gì nếu cảm thấy nguy hiểm.
Hà mã là một trong những con vật nguy hiểm nhất ở châu Phi. Loài này có tính lãnh thổ cao nên rất ghét bị làm phiền. Nhiều trường hợp từng ghi nhận hà mã tấn công thuyền của con người vì nhỡ đi vào lãnh thổ chúng chiếm lĩnh. Nếu cảm thấy bị làm phiền, hà mã sẵn sàng tấn công cả sư tử lẫn cá sấu. Sở hữu cơ thể "cồng kềnh", hà mã vẫn dễ dàng đạt vận tốc 32 km/h khi truy đuổi kẻ thù.
Đà điểu đầu mào có thể xem là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Dù có cánh, đà điểu đầu mào chỉ có thể chạy chứ không có khả năng bay. Chân chúng có một chiếc móng sắc như dao, dài 12 cm. Nếu bị kích động, đà điểu sẽ giở võ "2 chân 2 dao" rất nguy hiểm. Đòn đánh của chúng dễ dàng làm gãy xương người. Năm 2007, đà điểu đầu mào được xét là "loài chim nguy hiểm nhất thế giới" trong sách kỷ lục Guinness.
Chồn sói nổi tiếng với tên tiếng Anh giống một siêu anh hùng nóng tính của Marvel - Wolverine. Loài vật này nặng từ 10-25 kg, tức chỉ ngang một con chó. Cơ thể không quá to lớn nhưng chồn sói vẫn dễ dàng săn những con vật lớn như hươu hay nai sừng tấm. Với đặc tính thích ăn xác thối, loài chồn này sở hữu hàm răng rất khỏe, giúp dễ dàng xé thịt con mồi đã bị đông cứng. Bộ móng sắc nhọn cũng là vũ khí nguy hiểm của chồn sói.
Lợn rừng có vẻ ngoài hiền lành nhưng lại là loài hung hăng bậc nhất. Chúng có xu hướng bạo lực với những hành vi khó đoán. Một con lợn rừng được nuôi có thể nặng 90 kg. Khác biệt lớn nhất giữa lợn rừng và lợn nhà là cặp nanh cong, dài, sắc như dao. Khi bị kích động, chúng sẽ dùng cặp nanh để tấn công đối phương. Vết đâm của lợn rừng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Cá sấu nước mặn có chiều dài 6 m và cân nặng gần một tấn. Kích cỡ này giúp chúng trở thành loài bò sát lớn nhất thế giới. Các thử nghiệm cũng cho thấy cá sấu nước mặn có lực cắn mạnh nhất thế giới. Bản tính hung dữ càng khiến những con vật này trở nên nguy hiểm. Chúng trở nên rất khó đoán vào mùa giao phối. Cá sấu nước mặn không ngần ngại tấn công sư tử hay trâu nước.
Anh Tú
Theo doanhnghiepvn.vn
'Kinh hoàng' cảnh tượng kền kền moi xác cá sấu chết khô Hàng trăm con cá sấu chết khô vì hạn hán bị những con kền kền chuyên ăn xác thối moi xác không thương tiếc. (Nguồn Sina) Khu vực Chaco, phía Tây Paraguay đang phải trải qua thời kỳ hạn hán nghiêm trọng nhất do nắng nóng liên tục nhiều ngày. Các con sông đã cạn đáy và lòng sông nứt nẻ. Hạn hán...