Mức độ dư nợ các ngành đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước có báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình nợ xấu trước tác động của Covid-19.
Sáng nay (5/5), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp thẩm tra báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2019, kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2020.
Tại đây, báo cáo về tình hình nợ xấu tại hệ thống ngân hàng trước tác động của dịch Covid-19 được nêu cụ thể, cũng như thảo luận một số vấn đề tăng vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước.
Như Thống đốc Lê Minh Hưng đề cập tại hội nghị trực tuyến vừa qua, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu tình hình chung rằng: nếu không có dịch Covid-19 thì năm nay ngành ngân hàng sẽ thực hiện được mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3%, nhưng do dịch bệnh nên nợ xấu dự báo sẽ ở mức 3,67% vào cuối năm.
Đó cũng có thể chưa phải là mức độ cuối cùng, mà có thể còn tăng lên nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.
Bởi hiện nay, theo bà Hồng, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, trong khi các nước chưa kiểm soát được dịch, hoạt động giao thương cũng như các thị trường còn khó khăn, doanh nghiệp bị hạn chế khả năng trả nợ và nợ xấu tăng lên.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước bước đầu “khoanh vùng” có khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ tại hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Báo cáo của cơ quan này cũng nêu cụ thể các ngành hàng cùng mức độ dư nợ liên quan.
Lớn nhất là phần dư nợ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, với khoảng 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng dư nợ.
Video đang HOT
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản vào khoảng 145.000 tỷ đồng, chiếm 1,75% tổng dư nợ.
Lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản bị ảnh hưởng khoảng 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng dư nợ.
Lĩnh vực khai khoáng có dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 45.000 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng dư nợ.
Các dự án BOT, BT giao thông dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 110.000 tỷ đồng, chiếm 1,35% dư nợ.
Lĩnh vực vận tải cũng có số dư nợ bị ảnh hưởng nhiều, với khoảng 139.000 tỷ đồng. Lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch khoảng 169.000 tỷ đồng. Đây cũng là hai nhóm ngành hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi Covid-19.
Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang bám sát tình hình cụ thể từng lĩnh vực, để có giải pháp cùng các tổ chức tín dụng hỗ trợ, phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp để xử lý.
Ở nội dung khác, yêu cầu tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( Agribank) được đề cập đến. Tuy nhiên, băn khoăn hiện nay là hồ sơ và quy trình xử lý có kịp để trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới hay không.
Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, phương án tăng vốn Agribank đã được trình lên Chính phủ và Bộ Tài chính đã đưa ra một số phương án. Tuy nhiên, như vấn đề đặt ra những năm qua là chưa mở cơ chế cho phép sử dụng ngân sách để tăng vốn. Do đó, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội để có nghị quyết cụ thể.
Trước đó, đầu năm nay, đại diện lãnh đạo Chính phủ cũng gợi mở hướng cơ chế cho Agribank được giữ lại lợi nhuận năm 2019 để tạo nguồn tăng vốn.
Xăng dầu giảm giá liên tiếp, cước vẫn ... đứng im
Thời gian gần đây giá xăng dầu giảm liên tục xuống mức thấp gần kỷ lục. Thế nhưng, giá cước vận tải dường như vẫn đứng im, một số dịch vụ như giá taxi có xu hướng "bật cao". Không ai khác, người chịu thiệt hơn cả vẫn là hành khách...
Một xe chỉ được chở 50% số ghế thì khó giảm giá
Ngày 28-4, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm giá xăng dầu. Đây là lần thứ 8 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay giá xăng giảm, giá xăng E5 không cao hơn 10.942 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 11.631 đồng/lít. Giá dầu diesel không cao hơn 9.941 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 7.965 đồng/lít; dầu mazut không cao hơn 8.670 đồng/kg.
Theo lý giải từ Bộ Công Thương, việc điều hành giá xăng dầu vừa bảo đảm phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức hợp lý, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kiểm soát lạm phát.
Nói là vậy, nhưng trên thực tế, sau khi giãn cách ly, giá cước vận tải dường như không có dấu hiệu giảm, thậm chí một số dịch vụ như taxi công nghệ có chiều hướng tăng hơn. Chị Lê Mận (quận Thanh Xuân-Hà Nội) chia sẻ: "Từ hôm taxi được phép hoạt động trở lại, tôi gọi lần nào cũng thấy cước tăng cao hơn hẳn so với trước kia. Cụ thể, cùng một quãng đường từ nhà đến cơ quan chừng 5km trước kia tôi gọi Grab mất khoảng 65.000đ thì nay lên tới hơn 80.000đ cùng một khung giờ như nhau".
Tương tự, chiều 30-4, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công ty quản lý bến xe Hà Nội cho biết, hiện các nhà xe đã được chạy 100% số chuyến đăng ký, và hàng trăm lượt xe khách đi các tỉnh đã xuất bến trong ngày đầu nghỉ lễ. Tuy nhiên, các nhà xe đều giữ nguyên giá như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh, chưa có ai đăng ký tăng hay giảm giá.
Lãnh đạo Công ty quản lý bến xe Hà Nội cũng thông tin thêm, dù giá xăng dầu giảm ở mức kỷ lục, song do quy định vận chuyển mùa dịch bệnh, các nhà xe vừa mới được quay lại hoạt động và chỉ được phép chở 50% số ghế, mà chi phí cho một chuyến xe thì không giảm, thế nên việc giảm giá vé là khó, nếu có giảm thì chắc phải chờ sau kỳ nghỉ lễ.
Hiệp hội taxi cho biết chưa tính đến chuyện giảm giá cước vận tải.
Khi nhắc đến việc giá xăng dầu giảm mà giá cước chưa giảm, đại diện hãng VIC taxi cho rằng, giảm giá cước vận tải ở thời điểm này là chưa hợp lý. Các hãng taxi chưa khôi phục hoàn toàn hoạt động, mới được 20% và chưa có khách nên chưa giảm giá. Đại diện VIC taxi cho hay, hãng có 1.000 xe nhưng hiện tại mới hoạt động được 20% nên chưa thể giảm giá vào thời điểm này. Đơn vị sẽ tính đến việc giảm giá khi trở lại hoạt động bình thường, hết dịch.
Nhà nước cần điều hành giá
Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội thông tin, các doanh nghiệp vận tải đang vô cùng khổ sở vì đại dịch COVID-19. Lượng khách sụt giảm từ 60-70% 2 tháng trở lại đây. Đại dịch khiến nhu cầu người dân, doanh nghiệp hạn chế đi lại đến mức thấp nhất. Bất đắc dĩ lắm mới nên ra đường.
Hiện tại chỉ có mỗi giá xăng dầu giảm khiến doanh nghiệp "đỡ" một phần, còn lại mọi chi phí khác vẫn phải "è cổ" lo trong bối cảnh sụt giảm nguồn thu. Có doanh nghiệp 30% số xe dừng hoạt động, xe "đắp chiếu" nằm đó, lái xe nghỉ về quê. Ngoài ra có những khoản chi phí khác phát sinh mùa dịch như phí bảo hộ lao động, khẩu trang, dung dịch rửa tay, phun khử khuẩn liên tục. Có doanh nghiệp tốn 10 tỷ đồng cho việc này trong vòng 2 tháng qua.
"Khách hàng giảm mạnh, chúng tôi phải xây dựng gói hỗ trợ cho lái xe làm sao đủ tiêu chuẩn mức lương bình quân trên 4 triệu đồng, gốc lãi ngân hàng vẫn phải trả như thường. Ngân hàng nói giảm lãi suất, giãn nợ cho doanh nghiệp nhưng kêu đợi địa phương công bố dịch. Vận tải đường bộ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn từ đại dịch, nhiều doanh nghiệp đang cực kỳ khó khăn", ông Hùng chia sẻ. Vì nguyên do trên, ông Hùng cho biết các doanh nghiệp khó có thể tính chuyện hạ giá thành được.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp Hội vận tải ôtô Việt Nam cho hay: "Chưa có số lượng thống kê chính thức nhưng ước tính doanh thu ngành vận tải giảm 50% tuỳ từng loại hình. Nặng nhất là xe hợp đồng du lịch, gần như để không. Taxi cũng khổ không kém. Các xe tuyến cố định khác cũng giảm mạnh...". Theo ông Thanh, ở thời điểm này khi Chính phủ khuyến cáo hạn chế đi lại để kiểm soát dịch bệnh thì cũng không "kích cầu" bằng cách hạ giá cước vận tải.
Mặc dù đại diện cả hai hiệp hội đều đưa ra lý do khó giảm giá cước, song cũng có ý kiến từ chuyên gia kinh tế cho rằng, xăng dầu là sản phẩm hàng hóa đặc biệt tác động đến đầu vào của nhiều mặt hàng, khi giá xăng tăng, giá dịch vụ mặt hàng ngay lập tức tăng. Nhưng khi giá xăng giảm, thậm chí giảm sâu, giá dịch vụ không thay đổi là bất cập, là "bài ca muôn thuở" ở nước ta. Điều này chứng tỏ sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước còn lỏng lẻo.
Cơ quan chức năng phải xem xét, tính toán với việc giảm giá xăng sâu như vậy giá cước vận tải phải điều chỉnh giảm bao nhiêu cho hợp lý, đồng thời cần có quy định cụ thể để định hướng, điều hành giá khi giá xăng dầu thay đổi, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Khôi phục tín nhiệm quốc gia Các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam lâu nay được xem là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động bao trùm lên tất cả hoạt động kinh tế xã hội và gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, việc Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's điều chỉnh đánh giá xếp hạng tín nhiệm...