Mức độ đặc biệt nguy hiểm của biến chủng Covid-19 từ Ấn Độ
Biến chủng SARS-CoV-2 B.1.617 được cho đã gây ra làn sóng bùng dịch phi mã ở Ấn Độ gần đây, do có khả năng lây lan mạnh so với các chủng ban đầu.
Mức độ đặc biệt nguy hiểm của biến chủng Covid-19 từ Ấn Độ
Theo Euro News , biến chủng B.1.617 lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ cuối năm ngoái, được cho đã góp phần làm bùng lên làn sóng lây nhiễm thứ 2 ở Ấn Độ trong thời gian qua. Trong những ngày dịch lên cao điểm, quốc gia Nam Á đã ghi nhận tới trên 400.000 ca nhiễm mới và hơn 4.000 ca tử vong mỗi ngày. Hệ thống y tế, nhà tang lễ, lò hỏa thiêu quá tải vì số lượng người bệnh và người chết tăng mạnh.
Biến chủng dễ lây lan
Theo một số nghiên cứu sơ bộ, chủng B.1.617 có một số đột biến trong phần gai protein có thể giúp nó bám vào tế bào người dễ hơn. Ngày 10/5, Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp chủng này vào danh sách “biến thể đáng lo ngại toàn cầu” vì nó có khả năng lây lan dễ dàng hơn.
Tổ chức tư vấn khoa học khẩn cấp Anh trong tháng này đã công bố một nghiên cứu, cho rằng biến chủng B.1.617 dễ lây lan hơn biến chủng B.1.1.7, lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, khoảng 50%.
Tiến sĩ Eleanor Gaunt từ Đại học Edinburgh nói rằng một số đột biến của B.1.617 ở phần gai của protein là nguyên nhân khiến cho biến chủng nguy hiểm hơn. Ví dụ, đột biến mang tên L452R gây ra sự thay đổi trong protein “có liên quan đến việc tăng cường khả năng liên kết của protein đột biến SARS-CoV-2 với bề mặt tế bào chủ ACE2″.
Bà Guant cũng cảnh báo, trong phần gai protein của chủng B.1.617, việc mất đi 2 axit amino có thể ảnh hưởng tới khả năng phản ứng với kháng thể của biến chủng. Ngoài ra, biến chủng có nguồn gốc Ấn Độ có thay đổi đặc biệt khiến mầm bệnh có thể xâm nhập vào tế bào con người dễ dàng hơn.
Đợt bùng dịch thứ 2 ở Ấn Độ trong thời gian qua được cho liên quan tới biến chủng B.1.617 (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng, B.1.617 không phải là nguyên nhân duy nhất khiến dịch bệnh bùng phát phi mã ở Ấn Độ. WHO cho biết, trước khi làn sóng thứ 2 bùng nổ, chính phủ Ấn Độ vẫn cho phép tổ chức các lễ hội và các sự kiện chính trị với sự tham gia của hàng nghìn người, bất chấp nguy cơ lây nhiễm. Nhiều người Ấn Độ chủ quan cho rằng cuộc khủng hoảng đã kết thúc, do vậy có thể bỏ khẩu trang và các biện pháp bảo vệ khác, trong khi đó virus vẫn âm thầm lây lan. Tới một mức độ lây lan nhất định, số ca bệnh tăng vọt theo chiều thẳng đứng. Lúc này, mọi phản ứng đều trở nên quá muộn.
Ngoài ra, giới chức và các nhà khoa học Ấn Độ gần đây cũng phát cảnh báo rằng giọt bắn kích thước nhỏ từ người mắc Covid-19 có thể bay xa tới 10 mét do nó khá nhẹ so với giọt bắn thông thường. Chuyên gia Arbind Kumar từ Đại học Patna của Ấn Độ nói với Times of India về nguy cơ cao rằng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua đường không khí.
Giới chuyên gia khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách đúng quy định, sát khuẩn thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Vắc xin có thể chặn B.1.617?
Thi thể được đưa đi hỏa táng tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Đã có những câu hỏi về việc liệu các loại vắc xin đang được sử dụng trên thế giới hiện nay có hiệu quả trong việc ngăn chặn các biến chủng mới hay không.
Giới chức y tế Anh ngày 22/5 công bố kết quả một nghiên cứu cho biết, việc tiêm đủ hai liều vắc xin Covid-19 có hiệu quả chống biến chủng B.1.617. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho hay, đây thực sự là tin mừng “mang tính đột phá”.
Theo nghiên cứu, vắc xin Pfizer-BioNTech có hiệu quả 88% đối với người nhiễm biến thể B.1.617.2, chỉ 2 tuần sau khi tiêm liều thứ hai. Tỷ lệ này đối với chủng B.1.1.7 “Kent” – biến thể Covid-19 hoành hành ở Anh – là 93%. Đối với vắc xin AstraZeneca, các con số này lần lượt là 60% và 66%
Theo Bộ Y tế nước này, nếu tiêm một liều vắc xin thì tỷ lệ hiệu quả đối với biến thể ở Ấn Độ là 33% và 51% đối với biến thể tại Anh, sau 3 tuần. Do đó, Bộ trưởng Hancock nhấn mạnh, người dân cần phải tiêm đủ hai liều vắc xin.
Hiện vẫn chưa có thông tin về việc liệu độc lực của chủng B.1.617 có mạnh hơn chủng ban đầu hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học kêu gọi, các chính quyền cần có biện pháp ngăn chặn không cho chủng này lan rộng, vì chúng càng lan rộng, nguy cơ sinh ra đột biến mới có khả năng thích nghi càng cao. Những đột biến này tiềm tàng nguy cơ có thể kháng vắc xin và các phương pháp trị liệu hiện tại, và có thể khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát.
Phát hiện đột biến có thể làm suy yếu biến chủng SARS-CoV-2
Đột biến này được tìm thấy trong 7 mẫu bệnh phẩm tại một viện dưỡng lão ở bang Nebraska, Mỹ.
Nhóm chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Public Health bang Nebraska, Mỹ, vừa phát hiện các đột biến mới trong trình tự gene của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khác những tin tức đáng lo trước đó, đột biến mới được đánh giá là có thể giúp ích cho công cuộc chống dịch của toàn cầu.
Ông Baha Abdalhamid, Trợ lý Giám đốc của Public Health, cho biết những đột biến rất đặc biệt. "Chúng độc nhất và tôi tin rằng nó có thể làm suy yếu virus, các biến chủng, cũng như giảm khả năng lây lan", kênh truyền hình KETV7 của đài ABC dẫn lời vị chuyên gia.
Các đột biến mới phát hiện không phải là điều bất thường nhưng khiến các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Public Health bang Nebraska thấy khá thú vị. Bởi nó có thể giúp ích cho con người trong việc chống dịch Covid-19. Ảnh: PBS.
Những đột biến mới được phát hiện trên mẫu 7 bệnh phẩm tại một viện dưỡng lão. Ông Abdalhamid tiết lộ: "Chúng tôi phát hiện nồng độ virus cao trong bệnh phẩm của những trường hợp trên. Tuy nhiên, họ đều không có triệu chứng lâm sàng".
Chuyên gia này đánh giá các đột biến mới này là tín hiệu tích cực cho con người khi chống lại virus SARS-CoV-2 và biến chủng của nó. Chúng sẽ khiến việc lây nhiễm virus từ người này sang người khác trở nên khó khăn hơn.
Trên thực tế, virus đã hình thành vài nghìn biến chủng khác nhau. Chỉ cần thay đổi một hoặc vài đột biến/cặp bazo, virus đã thành biến chủng mới. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng mạnh mẽ. Nhiều biến chủng xuất hiện và biến mất sau đó, đặc tính không điển hình. Hiện tại, các chuyên gia chưa tiết lộ nhiều về tên gọi cũng như vị trí mà SARS-CoV-2 tạo ra các đột biến.
Giám đốc phòng thí nghiệm, ông Peter Iwen, nhận định điều này là tin tốt bởi rất có thể, virus đang mất dần khả năng gây bệnh nặng cho con người. Đột biến mới này đối lập hẳn với loại có trong biến chủng virus từ Anh hay Nam Phi.
Các chuyên gia của Phòng thí nghiệm Public Health đang cố gắng giải trình tự gene của tất cả mẫu bệnh phẩm SARS-CoV-2 tại bang Nebraska. Họ hy vọng sẽ tìm thấy nhiều tin tức tốt hơn nữa.
"Chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu đó để tìm kiếm các biến chủng mới đáng quan tâm và dự báo những biến chủng có thể sắp xuất hiện", đại diện phòng thí nghiệm nói thêm.
Những ngày qua, Mỹ chứng kiến số ca mắc Covid-19 mới giảm. Đến ngày 19/2, quốc gia này đã ghi nhận gần 27,9 triệu người nhiễm SARS-CoV-2, 493.000 người tử vong, đứng đầu thế giới. Kế hoạch tiêm phòng vaccine Covid-19 đang diễn ra khắp nước Mỹ.
Cách đây ít ngày, các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã phát hiện 7 biến chủng virus mới ở quốc gia này đều có chung một đặc điểm là chúng chứa những đột biến phức tạp, tương tự nhau.
Tính từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 755 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, các bệnh nhân ở nước ta đã mắc nhiều biến chủng như B117 (Anh) và A.23.1 từ Rwanda. Bên cạnh đó, một chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam nhiễm biến chủng B1351 (Nam Phi).
Để phòng bệnh, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế.
Tuyến bài "Tư vấn phòng Covid-19 chủng virus mới" sẽ cung cấp nghiên cứu mới của các nhà khoa học trên thế giới và thông tin từ chuyên gia, bác sĩ trong nước để giúp người dân có biện pháp phòng bệnh an toàn.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 71 triệu, WHO cảnh báo Giáng sinh có thể biến thành đau buồn Hơn 70 triệu người nhiễm nCoV trên thế giới, trong đó gần 1,6 triệu người chết, WHO kêu gọi mọi người duy trì cảnh giác trong dịp Giáng sinh. Thế giới ghi nhận 71.334.957 ca nhiễm và 1.599.323 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 680.589 và 12.279 ca trong một ngày, trong khi 49.480.781 người đã bình phục, theo trang...