Mục đích Ukraine sản xuất hàng loạt robot chiến đấu đa năng
Ukraine đang nỗ lực trang bị các phương tiện mặt đất không người lái mới để phòng vệ trước Nga.
Các phương tiện tự hành trên mặt đất của Ukraine. Ảnh: Brave1
Theo Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov mới đây, nước này đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt robot trên bộ đa năng cho các nhiệm vụ ở tiền tuyến. Ông Fedorov tuyên bố rằng những robot này sẵn sàng trở thành yếu tố mang tính cách mạng tiếp theo trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga và dự kiến sẽ được triển khai trên chiến trường trong những tháng tới.
Những robot mới được thiết kế để thực hiện một loạt nhiệm vụ, bao gồm phá hủy các công sự và thiết bị của đối phương, rải và rà phá bom mìn, sơ tán người bị thương và vận chuyển đạn dược. Ông Fedorov nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của những robot mặt đất này là giảm thiểu sự tham gia của con người trên chiến trường, mang lại một giải pháp “bất đối xứng” trước lợi thế về số lượng của các lực lượng Nga, giống như vai trò của máy bay không người lái.
Ông Fedorov tiết lộ rằng hơn 50 robot chiến đấu đã được thử nghiệmn tại Brave1, trung tâm công nghệ quốc phòng của chính phủ được giao nhiệm vụ ứng dụng các công nghệ mới. Trong thời gian ngắn, hàng trăm robot thuộc nhiều loại khác nhau sẽ được mua thông qua sáng kiến UNITED24 (sáng kiến của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm thu thút những nhà tài trợ ủng hộ Kiev) và được biên chế cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ trưởng Fedorov lưu ý rằng hơn 140 robot đã được đăng ký, trong đó 96 hệ thống đã vượt qua các cuộc kiểm tra chuyên môn về quốc phòng và 14 hệ thống được hệ thống hóa theo tiêu chuẩn NATO. Một số robot, chẳng hạn như ShaBlya, đã hoạt động ở tuyến đầu của cuộc xung đột.
Hệ thống ShaBlya là một phương tiện tự động có thể gắn súng máy, súng phóng lựu và các loại vũ khí khác. Được trang bị camera nhiệt và video cũng như điều khiển từ xa, người vận hành có thể điều khiển hỏa lực của ShaBlya từ một vị trí an toàn, có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa tới 2 km.
Một xu hướng đang nổi lên từ các robot không người lái của Ukraine là phần lớn chúng đều khá nhỏ và nhẹ hơn so với nhiều loại robot khác được cung cấp trên thị trường quốc tế. “Sử dụng các giải pháp công nghệ cao và giá cả hợp lý mang lại cho Ukraine lợi thế trên chiến trường. Đây là những giải pháp bất đối xứng có khả năng thay đổi cuộc chơi khi đối đầu với đối thủ có nguồn lực áp đảo”, Nataliia Kushnerska, trưởng dự án tại Brave1 cũng xác nhận với mạng tin Defense News.
Bà Kushnerska nói thêm: “Ukraine đã trở thành một trung tâm công nghệ quốc phòng toàn cầu và sự phát triển của lĩnh vực này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chính sách quốc phòng của Ukraine trong nhiều thập kỷ tới”.
Như vậy, một phần trong nỗ lực của Ukraine nhằm đẩy nhanh sự phát triển robot là thực hiện công việc nguy hiểm nhằm loại bỏ bom, đạn còn sót lại trên chiến trường. Một số lượng đáng kể đạn dược và chất nổ được quân đội Nga và Ukraine sử dụng vẫn chưa phát nổ, gây ra mối đe dọa dân sự trong tương lai. Theo một số ước tính, có khoảng 174.000 km2 diện tích Ukraine đã bị ô nhiễm bom mìn.
Viện trợ quân sự cho Ukraine mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ
Trợ cấp cho năng lượng xanh và lôi kéo các doanh nghiệp quay trở lại Mỹ cũng thúc đẩy nhu cầu hiện nay của cường quốc số 1 thế giới.
Ukraine đã nhận xe tăng Abrams và chuẩn bị tiếp nhận máy bay chiến đấu của Mỹ như F-16. Ảnh: marketwatch.com
Theo mạng tin marketwatch.com ngày 27/9, sự hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine do xung đột với Nga đã tạo động lực cho lĩnh vực công nghiệp đang gặp khó khăn của nền kinh tế Mỹ.
Nguồn tin trên dẫn số liệu phân tích từ Haver Analytics, một nền tảng nghiên cứu, tư vấn kinh tế toàn cầu, cho thấy trong năm qua, chi tiêu của Chính phủ Mỹ cho các phần cứng liên quan đến quốc phòng như máy bay, xe tăng, xe tải và tên lửa đã tăng 15%.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Mỹ đã viện trợ hàng chục tỷ USD cho Ukraine và cung cấp cho nước này rất nhiều vũ khí, đạn dược.
Kết quả là kho dự trữ của quân đội Mỹ đã cạn kiệt một phần. Chính phủ Mỹ đã có động thái bổ sung số vũ khí gửi tới Ukraine cũng như tăng cường viện trợ quân sự.
Mới đây, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cung cấp 31 xe tăng Abrams cho Ukraine và nước này chuẩn bị nhận các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất thuộc sở hữu của các đồng minh châu Âu.
Việc tăng chi tiêu của Lầu Năm Góc đã giúp các nhà sản xuất tiếp tục hoạt động. Đơn đặt hàng hàng hóa lâu dài của Mỹ - hoặc các sản phẩm lâu bền - đã tăng trong năm qua. Trong tháng 8, đơn đặt hàng của chính phủ đối với hàng hóa liên quan đến quốc phòng đã tăng 19%, phần lớn liên quan đến máy bay.
Các đơn hàng quân sự này phần lớn được chuyển tới các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ như Boeing, Northrup Grumman, Raytheon và Lockheed Martin.
Không chỉ chi tiêu quân sự mới thúc đẩy các nhà sản xuất. Các khoản trợ cấp khổng lồ của Chính phủ Mỹ cho năng lượng xanh và việc "tái định cư" - lôi kéo các doanh nghiệp quay trở lại Mỹ - cũng đã giúp tăng doanh thu của họ.
Nếu không có chi tiêu của chính phủ, các nhà sản xuất Mỹ sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn. Đơn đặt hàng đã chậm lại do nền kinh tế yếu đi, lãi suất cao hơn và sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của khách hàng. Nếu loại trừ lĩnh vực quốc phòng, số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm trong 12 tháng qua.
Trong khi đó, người tiêu dùng Mỹ nói riêng đang chi tiêu tương đối nhiều hơn cho dịch vụ so với hàng hóa, một sự đảo ngược so với những gì đã xảy ra ban đầu trong đại dịch COVID-19.
Nhóm chuyên gia Ukraine đến Campuchia học cách rà phá bom mìn Một nhóm chuyên gia Ukraine được cử đến Campuchia để học cách rà phá bom mìn. Ngày 19-1, các chuyên gia Campuchia - một trong những quốc gia ô nhiễm bom mìn nặng nhất thế giới, đã hướng dẫn một nhóm chuyên gia Ukraine cách rà phá bom mìn, theo hãng tin AP. Quá trình huấn luyện diễn ra ở tỉnh Battambang, tây...