Mục đích NATO phát triển các ‘hành lang đất liền’ dẫn tới sườn phía Đông
NATO đang phát triển nhiều “hành lang trên bộ” để có thể đưa quân đội và thiết giáp của Mỹ ra tiền tuyến đề phòng xảy ra một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu với Nga.
NATO muốn 300.000 binh sĩ luôn trong trạng thái sẵn sàng. Ảnh minh họa: The Telegraph
Dẫn các nguồn tin khác nhau, báo Anh The Telegraph ngày 4/6 đưa tin lính Mỹ sẽ đổ bộ tại một trong năm cảng then chốt và di chuyển dọc theo các tuyến đường hậu cần được lên kế hoạch từ trước, chuẩn bị sẵn sàng trước một cuộc tấn công tiềm tàng từ Moskva.
Diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh các nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên minh cảnh báo rằng các chính phủ phương Tây phải tự chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga trong hai thập kỷ tới. Đặc biệt, Bộ Tư lệnh phân quyền và hỗ trợ chung (JSEC) của liên minh từng cảnh báo NATO chỉ có 5% lực lượng phòng không cần thiết để bảo vệ sườn phía Đông.
Chính vì vậy, các tuyến đường hậu cần đã trở thành ưu tiên hàng đầu kể từ khi các nhà lãnh đạo NATO thống nhất điều động 300.000 quân luôn trong tình trạng sẵn sàng cao độ để bảo vệ liên minh tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Litva vào năm ngoái.
Để làm được điều đó, kế hoạch của NATO yêu cầu quân đội Mỹ đổ bộ vào các cảng của Hà Lan và sau đó đi tàu tới Đức và Ba Lan. Cụ thể, trong trường hợp xảy ra giao tranh với Nga, quân đội Mỹ sẽ đến cảng Rotterdam trước khi được điều động về phía Đông.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các thỏa thuận khác cũng đang được thực hiện ngầm nhằm mở rộng các tuyến đường đến các cảng nhằm đảm bảo lực lượng quân nhân sẵn sàng không bị cắt đứt.
Trong trường hợp lực lượng NATO xuất phát từ Hà Lan bị gián đoạn hoặc các cảng Bắc Âu bị phá hủy, liên minh này sẽ chuyển trọng tâm sang các cảng ở Italy, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ các cảng của Italy, quân đội Mỹ có thể đi đường bộ qua Slovenia, Croatia tới Hungary – quốc gia có chung biên giới với Ukraine.
Các kế hoạch tương tự cũng được đưa ra nhằm vận chuyển lực lượng từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp qua Bulgaria và Romania để tiếp cận sườn phía Đông, hay qua các cảng ở vùng Balkan, cũng như qua Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.
Trong các hành lang này, binh sĩ NATO sẽ không bị hạn chế bởi quy định địa phương và sẽ được tự do vận chuyển các lô hàng.
Trước đây, chính phủ Pháp từng phàn nàn rằng xe tăng của họ đã bị mắc kẹt ở biên giới nước ngoài bởi các quy trình quan liêu trong khi cố gắng triển khai ở Romania.
Tổng thống Putin nói gì về ý định tấn công NATO?
Moskva không bao giờ muốn thế giới rơi vào một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Đó là chia sẻ của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc trả lời phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson tại Moskva mới đây. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Nga trao đổi với một nhà báo phương Tây kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022.
Tổng thống Putin khẳng định Nga không có ý định tấn công các quốc gia thành viên NATO và sẽ chỉ trả đũa nếu bị tấn công trước. Ông cho rằng các nước phương Tây đang "cố gắng tạo dư luận với người dân của họ bằng một mối đe dọa tưởng tượng từ Nga", đồng thời nhấn mạnh rằng "những người thông minh hiểu rất rõ rằng điều đó là một sai lầm".
Khi được hỏi về việc liệu ông có nghĩ tới kịch bản điều quân đội đến Ba Lan hay không, Tổng thống Putin ngay lập tức trả lời: "Chỉ trong trường hợp nếu có một cuộc tấn công vào Nga từ Ba Lan. Tại sao? Bởi vì chúng tôi không có lợi ích gì ở Ba Lan, Latvia hay bất kỳ thành viên NATO nào khác".
Đề cập đến vấn đề "mục tiêu lãnh thổ tại châu lục địa châu Âu", nhà lãnh đạo Nga đã bác bỏ hoàn toàn, cho rằng đây là một vấn đề rõ ràng không cần bàn cãi. Ông nhấn mạnh: "Bạn không cần phải là một nhà phân tích để hiểu rằng tham gia vào một cuộc chiến tranh toàn cầu là đi ngược lại lẽ phải thông thường. Một cuộc chiến tranh toàn cầu sẽ đưa toàn nhân loại đến bờ vực hủy diệt".
Ông Putin lập luận thêm rằng các chính phủ phương Tây đang sử dụng "chiến thuật hù dọa" để thuyết phục những người nộp thuế trong nước cung cấp thêm tiền để "làm suy yếu Nga" ở Ukraine và các nơi khác.
Tổng thống Nga V. Putin trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Tucker Carlson tại Moskva. Ảnh: TUCKER CARLSON NETWORK/ZUMA PRESS
Moskva đã nhiều lần viện dẫn việc NATO tiếp tục mở rộng về phía đông và sự ủng hộ của họ đối với Kiev là một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Các quan chức Nga cũng cảnh báo rằng việc cung cấp vũ khí và các thiết bị quân sự khác cho Ukraine chỉ dẫn đến leo thang căng thẳng hơn nữa.
Trước đó, ngày 6/2 nhà báo Carlson xác nhận ông sẽ phỏng vấn Tổng thống Vladimir Putin về xung đột tại Ukraine và đăng trên mạng xã hội X mà không bị kiểm duyệt.
Theo nhà báo này, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào đầu năm 2022, các cơ quan truyền thông Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng không có nỗ lực nào để trao đổi với Tổng thống Putin.
Ông Carlson là người dẫn chương trình truyền hình cáp buổi tối có tỷ lệ người xem cao nhất ở Mỹ, trước khi ông bị kênh Fox sa thải vào tháng 4 năm ngoái mà không có lời giải thích. Kể từ tháng 6/2022, sau khi chia tay kênh Fox, ông Carlson đã thực hiện chương trình riêng trên mạng xã hội X về nhiều chủ đề.
Mỹ tăng cường xe tăng, xe bọc thép ở sườn phía Đông NATO gây rủi ro cho Nga Mỹ đã điều ồ ạt xe tăng tới Đông Âu như một phần củng cố sườn phía Đông của NATO và điều này khiến Nga lo ngại. Xe tăng Mỹ M1A2 Abrams. Ảnh: US Army Theo tờ Kommersant (Nga), hơn 1.000 xe tăng và xe bọc thép của Mỹ mới đây đã cập cảng Vlissingen của Hà Lan và sẽ sớm được gửi...