Mục đích của lãnh đạo Trung Nhật trong tranh chấp Hoa Đông?
Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn giữ thể diện, còn Thủ tướng Nhật Abemuốn tạo ra những thay đổi là mục tiêu chính của hai bên ở biển Hoa Đông.
Bế tắc trong quan hệ ngoại giao giữa Trung-Nhật đang chuyển sang theo chiều hướng đụng độ quân sự. Đơn cử, ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 1/2014, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ví von quan hệ Trung-Nhật hiện nay giống với quan hệ Anh-Đức trước Chiến tranh Thế giới thứ 1.
Một cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi hai cường quốc này bị cuốn sâu vào “vòng luẩn quẩn của những hành động khiêu khích”. Do vậy, giới phân tích nhận định, cần phải hiểu rõ mục đích thực sự của hai quốc gia này trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông. Điều đó sẽ giúp ích trong việc tìm ra giải pháp duy trì hòa bình trong khu vực.
Chủ tịch Tập Cận Bình muốn giữ thể diện
Chủ tịch Tập Cận Bình lên lãnh đạo đất nước ở thời điểm quan hệ Trung-Nhật trở nên căng thẳng do vấn đề Biển Đông hồi cuối năm 2012. Trước cả khi chính thức đảm nhiệm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, ông Tập đã đối mặt với thử thách chính trị đầu tiên trên con đường quan trường, đó là làn sóng biểu tình chống Nhật và các cuộc bạo loạn ở Trung Quốc sau quyết định quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Để xoa dịu sự nổi giận của người dân trong nước, ông Cận Bình quyết định cử các tàu hải giám và thực thi quy định đánh bắt cá đối với các thuyền bè nước ngoài tiến vào khu vực tranh chấp. Mọi việc chưa dừng lại ở đó. Tháng 11/2013, chính quyền Bắc Kinh thông báo Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ), bao trọn cả quần đảo tranh chấp trên. Hành động này tiếp tục thúc đẩy sự căng thẳng giữa hai quốc gia, kết thúc với chuyến thăm đền Yakusuni của ông Abe.
Chủ tịch Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, ông Tập đang tận dụng cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này để củng cố quyền lực. Điều này là có khả năng bởi cuối 2012, ông Tập không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các quyết sách cứng rắn khi quyền lực chính trị của mình bị đe dọa trong quá trình chuyển giao. Tuy nhiên, lập luận này lại mâu thuẫn bởi lúc này nhà lãnh đạo Trung Quốc đã củng cố thành công vị trí của mình trong hàng ngũ ban lãnh đạo.
Trong tình hình đó, ông Cận Bình có thời gian để suy tính tìm ra giải pháp nhằm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật, tập trung giải quyết xung đột sắc tộc ở Xinjing và cải cách kinh tế. Sau tất cả, ông nhận ra rằng, ông không thể đạt được “Giấc mơ Trung Hoa” đơn giản bằng cách khiêu khích Nhật Bản. Ngay cả khi đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư, điều đó không có nghĩa Bắc Kinh đã giành chiến thắng.
Thủ tướng Shinzo Abe mong muốn tạo ra những thay đổi cho đất nước
Ông Abe được bầu làm Thủ tướng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 12/2012. Do vậy, ông không phải là người chịu trách nhiệm trước mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, ông lại không làm gì để giảm bớt sự căng thẳng đó. Đơn cử, chuyến thăm đền Yakusuni của ông hồi tháng 12 năm ngoái đã đẩy mối quan hệ Trung-Nhật (vốn đã mỏng manh) càng thêm xấu đi.
Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo thực sự mong muốn điều gì qua cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Đông? Dự đoán đầu tiên có vẻ hợp lý đó là ông Abe hi vọng, cuộc tranh chấp này sẽ là động lực giúp duy trì quyền lực của mình nhằm thu hút sự hỗ trợ từ trong nước. Tuy nhiên, ông nên hiểu rằng, những sự hỗ trợ này cần phải dựa vào hiệu quả quản lý của ông Abe nhằm vực dậy lại nền kinh tế ảm đạm của Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn đem luồng gió mới cho nước Nhật.
Trong khi đó, Trung Quốc lại là một đối tác kinh tế hàng đầu của Nhật. Điều này vô hình chung đã khiến kinh tế xứ Phù Tang gặp nhiều tổn thất. Do vậy, việc làm tổn hại tới mối bang giao giữa hai nước sẽ là lựa chọn không khôn ngoan đối với bất kì chính trị gia Nhật Bản nào mong muốn tiếp tục nhận sự ủng hộ của người dân.
Rút cuộc, mục tiêu cuối cùng của ông Abe trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc là nhằm thay đổi Hiến Pháp mang đậm tư tưởng hòa bình. Theo đó, Hiến pháp nước này quy định, nước Nhật sẽ không khởi xướng bất kì cuộc chiến nào nữa. Là một chính trị gia theo đường lối bảo thủ, ông Abe theo đuổi giấc mơ chính trị nhằm khôi phục lại “một nước Nhật bình thường” thông qua việc thay đổi Hiến Pháp thời kì hậu Chiến tranh Thế giới 2.
Thực vậy, hồi đầu tháng 1 này, với cương vị là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, ông Shinzo Abe đề nghị loại bỏ cam kết “không bao giờ khuấy động chiến tranh” trong cương lĩnh hoạt động của đảng mình.Chưa kể, ông còn tuyên bố đã tới lúc sửa đổi Hiến pháp hòa bình. Theo nhiều nhà quan sát, bước tiếp theo của ông sẽ là hướng tới loại bỏ Điều 9 trong Hiến pháp để Nhật có thể tự do tăng cường sức mạnh quân đội.
Theo Kiến Thức
Mỹ sẽ bị hất khỏi các vùng biển Châu Á?
Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới - Trung Quốc và Mỹ vốn "cơm không lành canh không ngọt" vì rất nhiều vấn đề như nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, những cáo buộc về tấn công mạng, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.... Tuy nhiên, "cái dằm" khó "nhổ" nhất và gây nguy hiểm nhất trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay là việc Bắc Kinh đang nỗ lực tìm cách hất cẳng Mỹ một cách có hệ thống ra khỏi phần lớn các vùng biển ở Châu Á.
Mỹ đối mặt nguy cơ bị Trung Quốc hất cẳng ra khỏi các vùng biển ở Châu Á.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đang trở nên ngày một cứng rắn và quyết liệt trong việc yêu cầu tàu thuyền quân sự Mỹ không được đi lại trong khu vực phạm vi lãnh hải 200 hải lý tính từ đường bờ biển của cường quốc Châu Á. Bắc Kinh đòi Washington phải xin phép kể cả ngay khi mới chỉ có ý định làm việc đó. Lập trường chính thức được Trung Quốc nhắc đi nhắc lại nhiều lần là: Mỹ "không thể tiến hành các hoạt động quân sự ở những vùng biển mà không có sự đồng ý trước của các nước ven biển".
Đòi hỏi trên của Trung Quốc chẳng khác nào việc nước này đang viết lại luật quốc tế hiện hành. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - hiệp ước chính đưa ra các quy định về cách hành xử của các nước ở những vùng lãnh hải quốc tế, đã khẳng định các nước có quyền riêng biệt đối với "vùng lãnh hải" nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ đường bờ biển. Từ đó trở ra cho đến phạm vi 200 hải lý là Vùng Đặc quyền Kinh tế - nơi các nước sở hữu có quyền tiến hành các hoạt động kinh tế như khai thác, đánh bắt cũng như bảo vệ hệ sinh thái. Tuy nhiên, ở Vùng Đặc quyền Kinh tế này, các nước khác có thể đi lại tự do cả trên biển và trên không.
Trung Quốc không đồng ý với quy định trên của (UNCLOS). Thay vào đó, Bắc Kinh quyết liệt đưa ra một cách giải thích về các quyền chủ quyền mở rộng hơn và khác với quy định được đưa ra trong luật biển quốc tế. Cách giải thích này cho phép Trung Quốc bác bỏ các hoạt động hàng hải của Mỹ ở phần lớn Biển Đông cũng như biển Hoa Đông và Hoàng Hải.
Lập trường trên phản ánh tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Những năm gần đây, Bắc Kinh đang áp dụng lập trường ngày một hiếu chiến và hung hăng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Những "đòi hỏi chủ quyền" của Trung Quốc không phải là mới. Bắc Kinh đã thèm muốn những vùng biển trong khu vực ít nhất từ năm 1947, khi chính phủ của Tưởng Giới Thạch lần đầu tiên đưa ra một bản đồ có đường 9 đoạn, trong đó Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Điều mới ở đây là Bắc Kinh đang ngày càng sẵn sàng làm tới để thực hiện những đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ. Hiện tại, Trung Quốc đang làm leo thang các cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với một loạt các nước. Trong những cuộc tranh chấp đó, Trung Quốc đang thực hiện cái mà luật quốc tế gọi là "xâm chiếm bất hợp pháp" - đòi chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ, lãnh hải và thách các nước khác lấy lại những vùng lãnh thổ này.
Các quốc gia nhỏ hơn ở Châu Á tất nhiên là không muốn đối đầu với một siêu cường quân sự đang nổi lên ở khu vực. Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư diễn ra nảy lửa và vô cùng quyết liệt. Trung Quốc cũng đụng độ với Hàn Quốc về các quyền đánh bắt cá.
Không muốn đối đầu quân sự trực diện với Trung Quốc, có nước đã tìm đến tiến trình pháp lý. Hồi đầu năm nay, Philippines đã chính thức đưa vụ tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ nỗ lực này, khăng khăng đòi giải quyết "tay đôi" với Manila.
Cho đến giờ, các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc sắp xếp lại trật tự luật pháp trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho họ không vấp phải thách thức nghiêm trọng nào từ các nước láng giềng cũng như từ Mỹ. Chính vì thế, kết quả là tham vọng của Bắc Kinh ở khu vực đang từng bước chậm rãi tiến dần tới thực tế.
Diễn biến trên đang đặt ra mối nguy hiểm thực sự đối với các nước láng giềng Trung Quốc. Những nước này lo ngại rằng, những thèm muốn lãnh thổ ngày càng lớn của Bắc Kinh có thể dẫn tới sự xói mòi đáng kể chủ quyền của họ và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực mới. Tham vọng của Trung Quốc cũng đặt ra một thách thức đối với các kế hoạch của chính quyền Tổng thống Barack Obama trong việc tạo ra một sự "tái cân bằng" chiến lược ở khu vực Châu Á. Nhà Trắng đã công bố chiến lược này từ đầu năm 2012 kèm theo một loạt kế hoạch thắt chặt mối quan hệ chính trị, kinh tế với các nước Châu Á và củng cố lại hệ thống liên minh của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc nếu không được kiềm chế có thể sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là những thực tế ở Châu Á tạo cơ sở pháp lý cho Bắc Kinh thực sự loại bỏ được sự tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với khu vực. Nếu điều đó xảy ra, người ta có thể thấy, Bắc Kinh đã thành công trong việc đóng cửa không cho Mỹ vào phần lớn khu vực biển Châu Á. Các kế hoạch chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á của Mỹ như vậy sẽ thất bại hoàn toàn.
Theo vietbao
Trung Quốc lại khiến Biển Đông "sôi sùng sục" 3 tàu của Trung Quốc hôm qua (26/1) đã thực hiện chuyến tuần tra ở tận bãi cạn James trên Biển Đông. Đây là khu vực chỉ cách bờ biển của Malaysia khoảng 80km trong khi cách Trung Quốc đến tận 1.800km. Hành động này của Trung Quốc chắc chắn sẽ lại khiến khu vực Biển Đông đầy sóng gió thêm một lần...