Mưa xuống, dân ở đây đi hái rau rừng, săn sâm phục linh bán đắt tiền
Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, khi cơn mưa chuyển mùa xuất hiện ngày càng nhiều hơn, cây rừng bắt đầu đâm chồi nảy lộc cũng là thời điểm người dân sinh sống tại khu vực núi Chứa Chan, chùa Gia Lào ( huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vào mùa hái “rau” rừng, nấm mối và các loại thuốc Nam.
Những loại này được xem là đặc sản của miền sơn cước đang được nhiều người ưa chuộng.
Mấy năm gần đây, bánh xèo núi Chứa Chan đã trở nên nổi tiếng với du khách khi đến tham quan Khu di tích lịch sử – danh thắng núi Chứa Chan vì được ăn kèm với các loại lá rừng như: lá sung, cóc rừng, cát lồi (lá tam lang), lá bứa, lộc vừng… nên có vị rất lạ, đỡ ngán.
Ông Phan Quang Thành (ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vào rừng tim hai rau rừng. Ảnh: N.Phương
Những loại lá này còn được người dân nơi đây gọi là “rau rừng”. Chính vì vậy, công việc đi tìm hái “rau rừng” cũng ngày càng phát triển, người đi hái ngày một đông, thường là những người lớn tuổi sinh sống, buôn bán đồ lễ dọc theo lối lên chùa Gia Lào.
Đặc sản “rau rừng”, bánh xèo núi Chứa Chan
Ông Phan Quang Thành (ngụ ấp Trung Sơn, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) cho biết, vợ chồng ông bán bánh xèo trên Khu di tích lịch sử – danh thắng núi Chứa Chan nên vào mùa mưa, ông lại tranh thủ đi hái “rau rừng” về cho vợ bán để kiếm thêm thu nhập.
Cũng theo ông Thành, khi mưa xuống, “rau rừng” non mơn mởn, để hái được nhiều lá non thì phải đi từ sớm, lúc này nắng chưa lên nên lá đỡ bị héo, thời gian bảo quản sẽ lâu hơn. Đối với những loại lá của thân gỗ cao thì phải trèo lên, dùng kèo móc mới giật được đọt non.
Riêng đối với loại rau cát lồi (tam lang) có thân thảo nên thường mọc ở những khu vực thung lũng hay ven những khe suối dễ lấy hơn nhưng phải đề phòng trơn trượt, té ngã sẽ rất nguy hiểm.
Chị Phan Thị Tuyền (ngụ P.Phước Tân, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) không ngớt lời khen bánh xèo khi đi tham quan Khu di tích lịch sử – danh thắng núi Chứa Chan.
Chị Tuyền nhận xét, bánh xèo ở núi Chứa Chan được chế biến theo hương vị của bánh xèo miền Tây quê của chị nên có vị thơm, béo của chất liệu bột và nhân thịt, nhân hải sản bên trong.
“Bánh xèo miền Tây thường ăn với lá lốt, lá đinh lăng, rau cải xanh…chấm chung với nước mắm có vị chua, ngọt vốn dĩ đã ngon. Nhưng bánh xèo tại núi Chứa Chan còn đặc biệt hơn khi ăn kèm với các loại “rau rừng” có hương vị rất riêng, ví dụ lá cóc, lá bứa có vị chua chua; lộc vừng, cát lồi, lá cách có vị chan chát hay nhăng nhẳng đắng. Nhờ ăn kèm với các loại “rau” rừng có mùi vị lạ nên người ăn không cảm thấy ngán do dầu mỡ” – chị Tuyền nói.
Video đang HOT
Ngoài hái “rau” rừng ăn bánh xèo, những người dân nơi đây còn hái được các sản phẩm khác như: nấm mối, đọt khổ qua rừng, quả bứa (nấu canh chua), trái đác, lá sương sâm (làm nước uống thanh nhiệt)… Trung bình mỗi người cũng kiếm được từ 200-300 ngàn đồng/ngày.
Theo ông Trần Hữu Tính (ngụ ấp Trung Sơn, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), người có kinh nghiệm nhiều năm trong hái “rau”, dược liệu rừng cho hay, khu vực núi Chứa Chan có rất nhiều cây thuốc Nam có giá trị như: cu li, sâm đất, sâm phục linh, huyết rồng, đỗ trọng, hà thủ ô, chuối hột rừng, mật nhân…Trong số đó, sâm phục linh là quý nhất, giá bán khô từ 450-500 ngàn/kg, hôm nào đi rừng gặp may có thể kiếm được tiền triệu.
Ông Tính cũng cho hay, hầu hết cây thuốc lấy về đều được phơi khô, bán cho khách hành hương đi chùa Gia Lào hoặc bán cho các quầy thuốc Nam tại địa phương và các vùng lân cận.
Thời gian gần đây, nhiều người có nhu cầu mua cây thuốc về trồng nên ông đi đào cây con về ươm bán cho khách như: củ thần thông, cây sâm đất, mật nhân, sương sâm…
Ông Trần Hữu Tính (ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) uom cay mat nhan đe ban cho du khách
Anh Thái Văn Kiệt (ngụ ấp Trung Sơn, xã Xuân Trường) tâm sự, mấy năm gần đây công việc khuân vác hàng hóa lên núi giảm dần nên thời gian rảnh rỗi anh làm thêm công việc tìm hái “rau” rừng đem bán để có thêm thu nhập.
Thường thì anh sẽ đi hái các loại “rau” rừng theo yêu cầu của khách hàng. Công việc này vào mùa mưa mới có thu nhập cao vì hái được nhiều “rau”, tìm được nhiều nấm mối, cũng có thêm thu nhập để lo cho gia đình.
“Hiện nay, tìm kiếm cây thuốc cũng khó khăn hơn. Trước kia chỉ đi vào rừng một đoạn thì đã tìm gặp, nhưng bây giờ phải đi mất cả ngày lặn lội trong các thung lũng nơi có hốc đá sâu hay các khe suối chảy qua. Núi Chứa Chan không lớn nhưng có nhiều thung lũng nên nếu đi không khéo rất dễ bị lạc. Do vậy, thợ rừng phải biết cách xác định hướng hay bẻ cành cây để làm dấu đi đường để còn nhớ lối ra” – ông Tính chia sẻ.
Một trong những khó khăn của người đi hái “rau”, nấm, cây thuốc trong rừng đó là vào mùa mưa đi lại trong rừng rất khó khăn, nguy hiểm do trơn trượt, cây gai hay rắn, rết, bọ cạp, muỗi rừng tấn công. Vì vậy, ông Tính đang có ý tưởng sẽ tạo lập một khu vườn cây thuốc Nam để chủ động nguồn hàng cung cấp cho khách.
Bà Lê Thị Thơ, Phó ban Quản lý Khu du lịch cáp treo núi Chứa Chan cho biết, hiện nay đơn vị đã thành lập được một phòng khám thuốc Nam để phục vụ miễn phí cho du khách. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tạo lập thêm một vườn cây thuốc Nam tại núi Chứa Chan để chủ động hơn nguồn dược liệu phục vụ cho bệnh nhân cũng như các du khách có nhu cầu mua dược liệu “đặc sản” của vùng núi Chứa Chan.
Ông Đặng Đình Hiếu, kiểm lâm viên, Phụ trách bộ phận quản lý bảo vệ rừng thuộc Hạt Kiểm lâm Xuân Lộc – Long Khánh cho hay, trong những năm gần đây, bên cạnh việc tổ chức trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc thì việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên tại núi Chứa Chan cũng được đơn vị quản lý, người dân thực hiện rất tốt. Nạn chặt phá cây rừng hay săn bắt thú rừng cũng được kiểm soát triệt để.
Theo ông Hiếu, hiện nay có một số người dân vào rừng tìm hái “rau” hoặc các loại cây thân leo để làm thuốc Nam không gây ảnh hưởng đến tài sản rừng. Nhóm người này chủ yếu là người dân địa phương sinh sống gần núi Chứa Chan, cán bộ kiểm lâm luôn gặp gỡ, nhắc nhở họ không chặt phá cây rừng cũng như sử dụng lửa gây cháy rừng.
Đông Nam Bộ: Sầu riêng, chôm chôm chưa vào mùa giá đã tụt, dân lo sốt vó
Tại nhiều tỉnh Đông Nam Bộ, nhiều loại trái cây sắp vào vụ thu hoạch nhưng giá đang giảm, tiêu thụ khó khăn.
Đầu mùa trái cây đã rớt giá
Nhiều người trồng cây ăn trái tại Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, năm nay khô hạn kéo dài, ít mưa, nên trái cây vào mùa cũng muộn hơn những năm trước.
Những năm trước, thời điểm này trái cây rất được giá. Nhưng năm nay, trái cây lại mất giá ngay từ những ngày đầu vụ thu hoạch.
Thu hoạch sầu riêng
Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, sản lượng cây ăn trái của tỉnh khá lớn. Trong đó, chôm chôm đạt 10.000 ha, sầu riêng hơn 4.000 ha. Năm nay, do giông lốc khiến sầu bị rụng nhiều, nên sản lượng cũng giảm sút.
Sầu riêng năm nay mất giá, không còn giữ mức cao như nhiều năm trước. Tương tự, với cây mít, toàn tỉnh có gần 5.600 ha nhưng giá cũng giảm. Nguyên nhân trái cây rớt giá là do việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn...
Ghi nhận thực tế của phóng viên tại một số nhà vườn thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Long Khánh, huyện Định Quán, huyện Xuân Lộc, huyện Thống Nhất, huyện Cẩm Mỹ - thuộc tỉnh Đồng Nai, chỉ còn khoảng hơn 1 tuần nữa trái cây vụ hè sẽ bắt đầu chín rộ, nhưng giá rất thấp.
Hiện giá chôm chôm, nhãn Thái dao động từ 7.000 - 12.000 đồng/kg, chôm chôm thường khoảng 5.000 đồng/kg, sầu riêng từ 28.000 - 31.000 đồng/kg. Với mức giá này các hộ trồng cây ăn trái không có lãi như những năm trước.
Nhãn cũng đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch nhưng năm nay giá thấp hơn những năm trước
Các nhà vườn ở vùng trồng sầu riêng thuộc huyện Cẩm Mỹ, TP.Long Khánh, giá sầu riêng những ngày gần đây giảm mạnh. Cách đây một thời gian thương lái vào tận vườn thu mua sầu riêng Thái 65.000 đồng/kg, Ri6 55.000 đồng/kg nhưng thời điểm hiện tại, 2 loại này lần lượt có giá khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Khó khăn chung
Theo các hộ trồng sầu riêng, những năm trước, sầu riêng thường được thương lái mua trọn vườn, giá cao vào đầu vụ, ổn định ở chính vụ, rồi giảm dần ở cuối vụ.
Năm nay từ cách đây hơn nửa tháng sầu riêng đã bắt đầu thu hoạch nhưng hầu như không có thương lái đi đặt cọc, giá sầu riêng giảm đột ngột.
Giá giảm sâu, cộng thêm các đợt mưa lớn kèm gió lốc trong thời gian gần đây làm nhiều diện tích sầu riêng bị bật gốc, rụng trái khiến nhiều nông dân thua lỗ.
Nông dân phải bán lẻ trái cây hoặc bán trên mạng, không được thương lái săn đón như nhiều năm trước
Thương lái Nguyễn Văn Nam, chuyên thu mua trái cây cho biết từ đầu năm đến nay do dịch Covid-19 nên việc thu mua, tiêu thụ trái cây tươi gặp khó khăn. Lượng tiêu thụ giảm mạnh khiến trái cây bị mất giá.
"Năm nay, trái cây có sản lượng nhiều nhưng lại khá xấu và nhỏ do khô hạn kéo dài. Vì thế đầu ra của các sản phẩm trái cây khó khăn hơn nhiều" - ông Nam nói.
Chị Nguyễn Thị Hương ngụ Đồng Nai chia sẻ: "Đầu mùa thường có giá cao nhưng năm nay lại mất giá nên chúng tôi cũng lo là giữa vụ giá trái cây cũng không được như ý. Nếu nguyên vụ giá cứ thấp hoặc thấp hẳn sẽ khiến nông dân lỗ nặng. Đành chấp nhận vì cũng chẳng biết phải làm như thế nào cả".
Bà Hoàng Thị Minh, nông dân tại TP.Long Khánh cho biết: "Vườn chôm chôm của tôi đợt thu hoạch đầu vụ hầu như không bán được vì ảnh hưởng của đợt hạn cuối mùa khô khiến trái nhỏ, vị chua nên thương lái không thu mua. Hơn tuần nữa, vườn chôm chôm sẽ rộ thu hoạch, các lứa sau, trái to, chất lượng ngon hơn nhưng với giá cả hiện nay, nhà vườn cầm chắc thua lỗ".
Giá cả tại chợ nông sản cũng ở mức thấp
Ông Phùng Thanh Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp - dịch vụ - thương mại Bình Lộc cho biết, vụ thu hoạch năm nay, giá nhiều loại trái cây hè như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... đều thấp hơn nhiều so với mọi năm.
Ông Tâm cho biết thêm, may mắn nhiều hộ dân Bình Lộc biết cách làm du lịch, vừa bán được trái cây vừa kết hợp làm du lịch tham quan nên cũng phần nào đỡ khó khăn.
Một người khám bệnh bảo hiểm y tế 475 lần/năm Với 475 lượt khám bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), bệnh nhân L.M.H. (66 tuổi, ngụ xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc) được Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xác định là trường hợp khám bệnh BHYT nhiều lượt nhất trong năm 2019. Do có vết thương hở sau phẫu thuật, ông L.M.H. (ngụ xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc) thường xuyên đi khám...