Mùa xuân leo núi
Bước chân cứ mải mê theo tiếng giục của tâm trí. Cho đến khi chạm phải khoảng không trên cao, nhìn xuống phía dưới trập trùng, chúng tôi biết mình đã trải qua những khoảnh khắc vô giá…
Mõm rùa – điểm dừng chân trên cung đường leo núi Bà Đen. Ảnh: H.M
Hành trình trong sương sớm
Buổi sáng, cỏ hoa còn ngậm hơi sương. Những làn gió mùa xuân vẫn còn ẩm và nồng vị của đêm, chúng tôi bắt đầu hành trình chạm đỉnh ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ – núi Bà Đen của tỉnh Tây Ninh.
Con đường không thành lối nhưng được người dân gọi thành quen “đường dây điện”. Sở dĩ có cái tên như vậy vì người leo núi sẽ theo dấu đường dây này, dẫn từ chân núi lên tới đỉnh để hoàn thành chặng đường leo núi tầm 10km.
Còn một con đường khác quen gọi là đường chùa Bà. Cung đường này nằm sườn đối diện với đường dây điện và dài khoảng 12km.
Dĩ nhiên, tôi chọn hành trình của mình là đường dây điện, bởi dễ đi và mát mẻ hơn. Khung cảnh từ cung đường này cũng thoáng rộng hơn. Cỏ cây từng tầng nấc dễ dàng chinh phục bạn từ thị giác, thính giác, khứu giác và cả vị giác.
Từng bước tiến về phía trước, cũng chính là từng bước rời xa mặt phẳng bát ngát trù phú của miền Đông Nam Bộ. Lưng chừng nghỉ chân, người đang trong cuộc đi có thể thu vào cảnh sắc bao la. Chúng tôi cứ hình dung mình đang xem một bức tranh rộng lớn được vẽ bằng tờ mờ sương sớm và lấp lánh nắng mai.
Có những lúc con đường dốc nghiêng phải dùng cả chân và tay bám vào đá để leo lên. Bước chân lúc cao lúc thấp, lúc ngắn lúc dài, lúc gập ghềnh lúc khúc khuỷu.
Thỉnh thoảng, bắp chân sẽ nhói lên vài cơn đau. Nhưng khi bắt gặp một cột kim loại có gắn biển báo, hãy thử áp má mình vào thân cột, cảm giác sảng khoái đến khó tin. Hình như chính khoảnh khắc này sẽ xoa dịu toàn bộ cơ thể. Những cơn đau của bước chân leo cao cũng tự tan biến.
Video đang HOT
Càng lên cao không khí càng mát lạnh. Gió từ chân núi thổi lên lồng lộng, giục bước mau hơn. Càng gần tới đỉnh núi, đám cỏ cao cao hiện ra như một nhắn nhủ: một chút nữa thôi, điểm dừng chân cao nhất sẽ tới. Tôi cùng bạn đồng hành “check-in” để minh chứng cho hành trình của mình.
Trekking ở những cánh rừng
Núi Bà Đen nằm ở độ cao 986m được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ hay Đệ Nhất Thiên Sơn. Ngọn núi này không chỉ sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ mà còn thuộc quần thể di tích văn hóa Núi Bà với những công trình tâm linh lâu đời như chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang, chùa Quan Âm. Do vậy, hành trình trekking núi Bà Đen được rất nhiều bạn lựa chọn trải nghiệm và khám phá.
Cung đường vào rừng pơmu tại Tây Giang. Ảnh: X.H
Chúng tôi đi thêm vài bước, cột mốc đỉnh núi Bà Đen đã ở ngay trước mắt. Không mang cảm giác của người hành hương, nhưng lại vượt lên trên cảm giác của sự biết ơn, chúng tôi cúi xuống giữa trời mây đang thật gần.
Thiên nhiên là người Mẹ lớn. Và những bước chân leo núi đầu xuân như để chạm đến tâm thức của chính mình. Rốt cùng, đi bao xa, đến những nơi nào, tận sâu của hạnh phúc không phải là đích đến.
Nó là những trải nghiệm của chặng hành trình có nỗ lực, có thoáng chán chường, có đau đớn… Để khi bước chân mình đặt trên đỉnh núi xa, mới vỡ ra giới hạn khả năng mỗi người là do chính tâm trí mình định kiến.
Sau chặng đường đầy thử thách, tận hưởng phong cảnh đầu năm tại nơi cao nhất của vùng đất phương Nam, tôi đã vỡ ra điều tưởng chừng rất quen thân vậy.
Nhớ lại những chuyến du xuân miền ngược xứ Quảng, trên đỉnh Quế săn mây hay đeo bám vào dây rừng để vào rừng pơmu Tây Giang, chúng tôi thừa hiểu xứ sở mình quá nhiều cảnh sắc để cuốn hút các “phượt thủ” tìm về trekking.
Ông Văn Bá Sơn – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết, loại hình du lịch trekking vẫn đang được nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề với Quảng Nam. Đã có những chuyến thám hiểm để các vùng núi xứ Quảng trở thành điểm đến mới cho những người mê du lịch mạo hiểm.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, muốn tổ chức du lịch trekking bài bản, đảm bảo an toàn thì buộc các địa phương đang sở hữu tiềm năng này cần chủ động các giải pháp cũng như linh hoạt thủ tục hơn.
Mùa xuân, vạn vật khai mở. Trên đỉnh núi xa, chúng tôi nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc…
Mùa xuân trekking Nam Kang Ho Tao
Khi những bông đào còn chớm nụ, mận bung nở kín nương đồi, Lai Châu đã vào chính giữa mùa trekking.
Thật không sai khi ngày càng nhiều khách phượt chọn Lai Châu làm điểm dừng chân lý tưởng để thực hiện một cuộc thử thách "vượt lên chính mình, khẳng định bản thân". Và còn gì thú vị hơn khi mùa xuân này, chúng ta cùng bạn bè làm một chuyến "lên đỉnh Nam Kang Ho Tao".
Anh Lê Hải cùng nhóm bạn của mình đã có một chuyến đi Lai Châu. Theo như chia sẻ của anh thì "đây là chuyến đi Lai Châu đầu tiên, và không nghĩ đường đi cũng gian nan như vậy". Được bạn bè chia sẻ thông tin và trước đó anh cũng tham khảo trên các hội, nhóm leo núi, trekking nên nhóm của anh quyết định lựa chọn Nam Kang Ho Tao lối đi từ bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, Lai Châu.
"Mình biết đi Nam Kang còn có một hướng từ Sapa nhưng mình lựa chọn đi từ Lai Châu vì cung đường này thách thức hơn, nhiều trải nghiệm hơn, và nhất là, mình muốn vượt qua chính mình, xem giới hạn của bản thân thế nào" - anh Lê Hải chia sẻ.
Nam Kang Ho Tao mùa thay lá
Qua Sapa, mình đã có sự cảm nhận rõ ràng khác biệt, đó là một Lai Châu bình yên, không ồn ào, bụi bặm, một Lai Châu yên bình như tách biệt hẳn với những xô bồ của phố thị. Từ thị trấn Tân Uyên, chúng mình tiếp tục vào Hố Mít, đường đi vẫn còn có chút khó khăn, nhưng mình vui khi được các đồng chí lãnh đạo xã chia sẻ rằng, huyện đang triển khai làm tuyến đường rút ngắn khoảng cách từ thị trấn vào Hố Mít. Nếu xong, tuyến đường sẽ giảm bớt được gần một nửa, mình tin sẽ rất nhiều khách tới đây.
Anh Lê Hải mê cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Nam Kang Ho Tao.
Đường vào Hố Mít đi qua những cánh đồng lúa bạt ngàn, thật tiếc lúc mình đi là thời điểm bà con đã gặt xong nên không còn cánh đồng lúa chín, nhưng bù lại chúng mình được ngắm những triền đồi mận đang bung nở báo hiệu mùa xuân đến, và thấp thoáng những cây mận ra hoa sớm. Chúng mình không quên chụp một vài kiểu ảnh về sắc xuân vùng cao. Trên đường đến bản Thào A, chúng mình cùng ngắm núi Sư Tử, núi Voi một cách rõ ràng nhất và được bà con người Mông chỉ qua một chút về cung đường đi Nam Kang.
Những cánh rừng nguyên sinh như bức tranh thủy mặc dưới ánh nắng.
Bản Thào A, xã Hố Mít thật yên bình, nằm dưới chân ngọn núi có hình Sư tử nên bà con gọi luôn là núi Sư Tử. Khí hậu nơi đây khá mát mẻ và 100% đồng bào đều là người dân tộc Mông. Đời sống của bà con còn khó khăn, tuy vậy họ lại rất có ý thức vươn lên, cầu thị và mến khách. Bản nhỏ nhưng rất sạch sẽ, những con đường nhỏ nối các hộ dân lại với nhau có rất nhiều các em bé tròn xoe mắt đón khách, cười lỏn lẻn rất dễ thương. Chúng mình cùng chụp ảnh với các em tại điểm trường, chia sẻ với các em một số bánh kẹo. Trẻ con vùng cao thật đáng yêu, chúng rất hào hứng thưởng thức những chiếc kẹo mà nhóm mình mang đến. Chúng mình đã dành cả buổi chiều để đi thăm bản, vào các gia đình nơi đây. Mình thích sự thật thà, chân chất của người dân vùng cao, đi đâu họ cũng rất nhiệt tình và mình hỏi gì họ cũng vui vẻ trả lời dù có đôi lúc họ không nói hết được tiếng phổ thông.
Sau một đêm nghỉ ngơi, buổi sáng hôm sau, hành trình leo núi của chúng mình chính thức bắt đầu. Chúng mình được một nhóm porter chính là những người dân bản địa đưa đi, cả nam cả nữ đều đi rừng rất giỏi. Cho đến tận lúc đi, nhóm mình mới biết Nam Kang Ho Tao được đánh giá nằm trong tốp 4 về độ khó. Nhưng quả thực, đi rồi mới biết, cảnh quan thiên nhiên ở đây còn nguyên giá trị, mà giá trị lớn nhất là giúp mình thêm tự hào về đất nước Việt Nam, dải đất hình chữ S với muôn vàn điều mới lạ mà chỉ khi đi chúng ta mới khám phá được.
Cả nhóm chụp hình bên lòng suối cạn.
"Sau 3 ngày 2 đêm chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao, chúng tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời, ban đầu là với đất, với người, sau đó là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Lai Châu. Một chuyến đi được quyết định nhanh chóng với không ít những lo lắng nhưng trở lại, chúng tôi thấy đó là một quyết định đúng đắn. Lai Châu quả là một điểm đến tuyệt vời cho những người đam mê chinh phục, vượt qua giới hạn của bản thân. Chúng tôi đến đây, trải nghiệm và chiến thắng chính mình để lại tiếp tục có những chuỗi ngày làm việc tuyệt vời. Chúng tôi nhất định sẽ quay trở lại Lai Châu" - anh Lê Hải khẳng định.
Anh Lê Hải cho biết vô cùng thích thú khi lên đỉnh Nam Kang Ho Tao.
Du lịch leo núi Bát Xát - Nơi dành cho du khách chinh phục mùa xuân Bát Xát với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, nguyên sơ đang trở thành thiên đường chinh phục đỉnh cao để thỏa mãn niềm đam mê khám phá thiên nhiên của du khách. Xuân về chắc chắn sẽ là thời điểm tuyệt vời để leo núi chinh phục đỉnh cao. Với nhiều đỉnh núi thuộc hàng cao nhất Việt Nam như: Ky Quan...