Mua xe chơi Tết, nên chọn xe MT hay AT?
Về cơ bản, xe MT là dòng xe sử dụng hộp số sàn và xe AT sử dụng hộp số tự động. Cả hai loại hộp số này đều có chung nguyên lý hoạt động đó là thay đổi tốc độ bánh răng dựa trên sự thay đổi tỉ số truyền.
Thông thường, để đánh giá và so sánh xe MT và AT, các chuyên gia ôtô sẽ dựa vào các yếu tố như mức tiêu hao nhiên liệu, hiệu suất động cơ, chi phí bảo trì,…
Xe ôtô bản MT và AT là gì?
Xe MT (Manual Transmission): Xe số sàn
Xe MT là chữ viết tắt của từ Manual Transmission được hiểu là xe số sàn (số tay). Hộp số MT hay hộp số sàn có nguyên tắc hoạt động dựa trên ly hợp ma sát dạng đĩa hỗ trợ ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ đến hộp số. Ly hợp ma sát dạng đĩa được điều khiển thông qua chân côn (bàn đạp ly hợp) và bên trong hộp số sàn (MT).
Xe AT (Automatic Transmission): Xe số tự động
AT là chữ viết tắt của cụm từ Automatic Transmission được hiểu là hộp số tự động, nguyên tắc hoạt động là không cần bất kỳ đầu vào điều khiển nào để thay đổi bánh răng phía trước. Hộp số ôtô này bao gồm một hộp số, bộ vi sai, trục trong một cụm tích hợp.
Trên thị trường hiện nay, hộp số tự động thủy lực được sử dụng phổ biến với bộ bánh răng hành tinh, bộ biến mô và bộ điều khiển thủy lực.
So với xe số tự động, xe số sàn giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu từ 5 – 10 % khi đi đường trường. Nguồn: Tuấn Phong
So sánh xe MT và AT
Ưu điểm và nhược điểm của xe MT
Các mẫu xe MT sử dụng hộp số sàn xuất hiện trên thị trường trước các dòng xe số tự động, cho đến nay vẫn được nhiều người dùng ưa chuộng bởi vì chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp hơn và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người dùng.
Ưu điểm của xe MT có thể kể đến như: Chi phí bảo trì thấp hơn, vì quá trình sửa chữa, bảo dưỡng xe hộp số sàn không phức tạp bằng xe số tự động nên chi phí bảo trì cũng sẽ thấp hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bởi cấu tạo hộp số sàn ít phức tạp, không có bơm thủy lực mà có bàn đạp ngắt ly hợp nằm giữa động cơ và hệ thống chuyển động. Do đó, xe số sàn thường tiết kiệm nhiên liệu hơn xe số tự động khi đi đường trường.
Nhược điểm của xe MT bao gồm Khó điều khiển: Đối với số sàn, người lái phải tự thao tác chuyển số, trả số theo sự thay đổi của tốc độ xe di chuyển, đồng thời cần phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa việc điều khiển chân ga, chân phanh, bàn đạp côn.
Bất tiện hơn khi tham gia giao thông đông đúc: Người lái sẽ phải dừng hoặc khởi động liên tục hay chuyển số bằng tay.
Ưu điểm và nhược điểm của xe AT:
Xe AT sử dụng hộp số tự động được xem là loại hộp số hiện đại, hạn chế sử dụng các bộ phận điều khiển bằng tay tạo cảm giác thoải mái, linh hoạt, thuận tiện hơn trong quá trình lái xe.
Xe AT có một số ưu điểm vượt trội như dễ sử dụng: Đối với xe số tự động, người điều khiển chỉ cần khởi động, vào số và nhấn bàn đạp ga để xe di chuyển mà không cần sử dụng chân côn và chuyển số trong quá trình lưu thông.
Di chuyển dễ dàng khi giao thông đông đúc: Khởi động, tăng tốc, giảm tốc là những thao tác điều khiển xe ôtô cơ bản khi tham gia giao thông.
Di chuyển tốt hơn trong khu vực đồi núi: Trong khi xe MT khó xử lý tình huống khi di chuyển trên các cung đường đèo dốc thì xe AT lại giải quyết được vấn đề này bằng cách cho phép người lái sử dụng cần số xe tự động linh hoạt dễ dàng.
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì xe AT vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như chi phí bảo trì khá cao: Bởi vì hộp số tự động có nhiều bộ phận như: bơm thủy lực, bộ điều khiển điện tử… nên sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn để sửa chữa.
Tiêu hao nhiều nhiên liệu: Xe số tự động phải mất năng lượng để vận hành bơm thủy lực, cung cấp áp lực dầu tác động lên các ly hợp.
Trong khi đó, xe số sàn không cần bơm thủy lực (như đã trình bày ở phần trên) nên tiết kiệm năng lượng hơn khi di chuyển đường trường. Còn trong trường hợp xe di chuyển trong khu vực đô thị thì ngược lại.
Năm lý do khiến nhiều người vẫn thích lái xe số sàn
Dù lái xe số sàn phải hoạt động cả "tứ chi" và không nhàn bằng xe số tự động nhưng nhiều người vẫn thích thú và trung thành với loại xe này.
Trong những năm gần đây, số lượng xe sử dụng hộp số sàn được bán ra đang ngày càng giảm dần, thậm chí nhiều dòng xe phổ thông đã "khai tử" phiên bản số sàn. Nguyên nhân một phần bắt nguồn từ sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi, khi xe số tự động đã trở nên rẻ hơn, dễ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
Xe số sàn đem lại cảm giác lái phấn khích hơn so với xe số tự động.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, xe số sàn vẫn có sức hút và có tệp khách hàng riêng. Dù số lượng xe số sàn có giảm dần nhưng loại xe này sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn trên thị trường. Đồng thời, có những thứ mà xe số tự động sẽ không thể thay thế được xe số sàn.
Dưới đây là 5 lý do mà xe số sàn vẫn thu hút được sự quan tâm, yêu thích của nhiều người:
1. Giá thành rẻ, dễ bảo trì
Với số đông người Việt Nam, ô tô vừa là phương tiện nhưng đồng thời vẫn được coi là một tài sản lớn trong gia đình. Việc lựa chọn xe số sàn với mức chi phí hợp lý là một giải pháp tiết kiệm của nhiều khách hàng.
Ở hầu hết các dòng xe phổ thông như hạng A, B hay xe 7 chỗ thì các nhà sản xuất vẫn duy trì phiên bản xe số sàn với giá bán rẻ hơn số tự động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền lớn ban đầu, với cấu tạo hộp số đơn giản thì việc bảo dưỡng, sửa chữa xe số sàn dễ dàng và chi phí thấp hơn nhiều so với xe số tự động.
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe số sàn rẻ hơn so với xe số tự động
. 2. Tiết kiệm nhiên liệu hơn
Theo công bố về mức tiêu thụ nhiên liệu của các hãng xe thì phiên bản số sàn thường tiết kiệm hơn từ 10-15% so với phiên bản số tự động cùng dung tích xy-lanh. Vì lý do này, xe số sàn là lựa chọn hàng đầu cho những hãng taxi và nhiều người chạy xe dịch vụ.
Tuy vậy, yếu tố này còn phụ thuộc vào từng tay lái và loại xe. Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô đã cố gắng thu hẹp mức tiêu thụ nhiên liệu giữa xe số sàn và số tự động, do vậy trong tương lai, đây không hẳn là yếu tố lợi thế quá lớn của xe số sàn.
3. Hiệu suất tốt hơn
Theo các chuyên gia về kỹ thuật ô tô, với cùng một dung tích động cơ, xe số sàn sẽ có hiệu suất sử dụng tốt hơn. Đơn giản là xe số sàn không phải chia một phần công suất của động cơ để chạy bơm dầu cho ly hợp và các bộ phận khác như xe tự động.
Ngoài ra, trong phân khúc xe phổ thông, xe số sàn cho khả năng tăng tốc nhanh hơn bởi xe số tự động thường phải mất một thời gian trễ để tính toán xác định đúng số và trượt biến mô. Trong khi đó, với xe số sàn hoàn toàn phụ thuộc vào thao tác của lái xe.
Xe số sàn có khả năng tăng tốc tốt hơn ở phân khúc xe phổ thông.
4. Hoàn toàn kiểm soát được chiếc xe
Có lẽ đây là lý do lớn nhất để nhiều người yêu thích và quyết tâm gắn bó với xe số sàn. Chế độ số tay đem lại cho người lái cảm giác kiểm soát chiếc xe một cách hoàn toàn và không bị "nhàm chán" như lái xe số tự động.
Tài xế là người tự đưa ra quyết định khi nào cần phải chuyển số để phù hợp với loại đường, tốc độ và mục đích lái xe, không bị phụ thuộc vào những thuật toán được lập trình sẵn như ở xe số tự động.
Với việc đạp côn, chuyển số,... lái xe số sàn sẽ cho cảm giác kiểm soát hoàn toàn được chiếc xe.
Theo một số ý kiến, khi điều khiển xe số sàn, người lái phải sử dụng cả "tứ chi" nên cần độ tập trung cao hơn, giúp việc lái xe an toàn hơn. Ngoài ra, do có thể đạp côn cắt ly hợp bất kể lúc nào, do đó xe số sàn ít xảy ra trường hợp bị nhầm chân ga.
5. Tạo phong cách riêng cho người lái
Đối với người chơi xe, sử dụng xe số sàn là một cách để thể hiện được phong cách riêng. Khi mà mọi người đều sử dụng xe số tự động, những người lái xe số sàn sẽ trở thành "của hiếm", tạo ra phong thái chuyên nghiệp hơn hẳn.
Trên thực tế, những người lái xe số sàn khi chuyển sang xe số tự động sẽ dễ dàng điều khiển. Trong khi đó, với những người đi quen số tự động sẽ cảm thấy rất khó khăn và lúng túng khi lái một chiếc xe số sàn.
Kinh nghiệm di chuyển đường đèo với ôtô số tự động Dưới đây là kinh nghiệm di chuyển đường đèo với xe số tự động, giúp các bác tài bổ sung kiến thức, kỹ năng khi leo đèo, dốc nguy hiểm. Những lưu ý khi lái xe đường đèo, dốc với xe số tự động. Đồ họa: TT Khi di chuyển bằng ôtô số tự động ở những cung đèo có độ dốc cao,...