Mưa vật thể ngoài hành tinh trút xuống đồng, nông dân nghèo ‘trúng mánh’
Các vật thể ngoài hành tinh vừa trút xuống thị trấn nghèo ở Brazil được xác định là thiên thạch chondrite quý hiếm – loại vật thể sơ khai của Hệ Mặt Trời, cổ xưa hơn Trái Đất.
Cư dân ở Santa Filomena, một thị trấn hẻo lánh ở Đông Bắc Brazil đã đón một cơn mưa kỳ dị xảy ra vào ngày 19-8: vô số thiên thạch quý hiếm, hình thành trước khi có Trái Đất đồng loạt trút xuống các cánh đồng.
Một trong số các mảnh thiên thạch đã được chào giá 26.000 USD và giá bán mỗi gram thiên thạch đang ngày một tăng cao. Cứ vài ngày, giá lại tăng gấp đôi.
Một trong các vật thể trong “kho báu ngoài hành tinh” vừa trút xuống ngôi làng nghèo ở Brazil, xưa hơn Trái Đất – ảnh: Michal Farmer
Phân tích sơ bộ từ Viện Hóa học tại Đại học São Paolo (Brazil) cho thấy tuổi đời của các thiên thạch này lên tới 4,6 tỉ năm. Những vật thể như thế là vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên. Nhiều mẩu thiên thạch đồng dạng đã đem đến cho thế giới những nghiên cứu thú vị về sự hình thành của Hệ Mặt Trời và các hành tinh, cũng như lý giải nguồn gốc của chính Trái Đất và chúng ta.
Giáo sư Gabriel Silva từ Viện Hóa học tại Đại học São Paolo cho biết có khối thiên thạch lên tới 40 kg. Cho dù chỉ là một thiên thạch bình thường, nó đã rất đáng giá đối với các nhà sưu tầm. Ông thừa nhận giới nghiên cứu cũng rất hào hứng với cơn mưa thiên thạch quý giá này.
Sự kiện này vẫn còn làm người dân Santa Filomena ngây ngất. Ước tính có tới hàng trăm thiên thạch đã được tìm thấy trên các cánh đồng. Đây là một thị trấn nghèo, hoang vắng với 90% dân số là nông dân. Một người dân cho biết rất nhiều người ở đây cần thêm tiền để thanh toán các hóa đơn. “Kho báu” ngoài hành tinh vô giá vẫn đang được người dân tích cực tìm kiếm.
Hãi hùng vật thể ngoài hành tinh đã giết chết 50% loài trên Trái Đất
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây ra đại tuyệt chủng 359 triệu năm về trước trên Trái Đất: một cuộc tổng tấn công từ ngoài hành tinh, bởi các siêu tân tinh.
Tác động ngoài hành tinh đáng sợ đã biến khoảng thời gian cuối kỷ Devon trở thành những năm tháng chết chóc trên Trái Đất, nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Brian Fields từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Mỹ) tuyên bố.
Ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK về một siêu tân tinh nổ gần Trái Đất
Bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy một loạt các ngôi sao cách Trái Đất chỉ 65 năm ánh sáng đã đồng loạt phát nổ thành siêu tân tinh - cái chết rực rỡ, đầy năng lượng và bức xạ của những ngôi sao.
Các vụ nổ đã khiến Trái Đất bị "tắm" trong bức xạ cực tím, tia X và tia gamma đặc biệt có hại với sự sống. Tác động này cũng gây thiệt hại trầm trọng lên tần ozone của Trái Đất trong vòng 100.000 năm, đồng hành cùng chuỗi thảm họa núi lửa và sự nóng lên toàn cầu.
Hóa thạch một cá thể thuộc họ Trilobites, nạn nhân của cuộc tấn công của các siêu tân tinh - ảnh: THE CONVERSATION
Hậu quả là 50% số chi (nhóm loài, ví dụ như chi Người chứa các loài như Homo sapiens chúng ta và các loài tuyệt chủng Neanderthals, Denisovans...); cũng như 19% số họ động thực vật trên cây sự sống của Trái Đất.
Sự suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng kéo dài tận 300.000 năm sau, cho đến khi kỷ Devon kết thúc. Rất may mắn là trong kỷ Tam Điệp sau đó, Trái Đất dần phục hồi và một lớp sinh vật mới ra đời, nổi bật nhất là khủng long.
Cho đến nay, hóa thạch của một số sinh vật lạ lùng đã tử nạn trong cuộc tổng tấn công ngoài hành tinh đó vẫn được Trái Đất lưu giữ và khiến người hiện đại kinh ngạc: cá không hàm, sinh vật xây dựng rạn san hô rugose, nhóm sinh vật ba đuôi trilobites (bọ ba thùy)...
Kết duyên cùng người ngoài hành tinh Hiện tượng UFO (vật thể bay không xác định) từ lâu đã được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, từ đĩa bay đến các vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh. Nhưng một trong những điều kỳ lạ nhất thuộc lĩnh vực này là câu chuyện của một phụ nữ Nam Phi, người tuyên bố không chỉ được du hành...