Mùa vải đến rồi, đây là những lưu ý MẸ PHẢI BIẾT để con không bị hóc khi ăn vải
Vải là thức quả ngon ngọt của mùa hè nhưng cũng vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ bởi nguy cơ gây ra hóc, nghẹn. Vậy cha mẹ phải làm gì để con ăn an toàn loại trái cây này?
Hè đang đến cũng là lúc mùa vải nở rộ, đây là thứ quả có hương vị thơm ngọt đặc trưng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên cha mẹ lưu ý khi cho con ăn vải bởi ngoài gây nóng, phát rôm sởi ra thì khi ăn vải trẻ có thể dễ dàng bị hóc, nghẹn và tử vong.
Đã có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện khẩn cấp do hóc dị vật là hạt vải, như cháu Bùi Gia Huy (đến từ Hòa Bình) được bố mẹ đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng đờm dãi nhiều, xây xát vùng miệng. Mẹ bé cho biết khi đang ăn vải cùng mọi người, đột nhiên bé Huy bị ho sặc sụa, tím tái và khó thở. Rất may chị đã nhanh chóng áp dụng kỹ thuật xử lý khi trẻ bị hóc dị vật kịp thời, nhờ đó bé bảo toàn được tính mạng.
Trước đó ở Hà Nội đã có trường hợp bé trai Nguyễn Việt Hà, 6 tuổi sau khi ăn vải xong toàn thân đột ngột tím tái, khó thở. Bé đã được đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch, tuy các bác sĩ đã dùng mọi cách cứu chữa nhưng do cháu nhập viện quá muộn nên mọi nỗ lực đều thất bại. Trong quá trình cấp cứu các bác sĩ đã lấy ra được 1 quả vải trong cổ họng cháu.
Hình ảnh quả vải mắc kẹt trong cổ họng cháu Hà gây tử vong.
Qua 2 trường hợp ở trên cha mẹ càng nên chú ý mỗi khi cho con ăn vải, bởi loại quả này hạt khá to, khi trẻ bị hóc sẽ vô cùng nguy hiểm. Thậm chí trẻ có thể còn nuốt nguyên cả quả vải xuống họng gây khó thở và tử vong, như trường hợp của cháu Nguyễn Việt Hà ở trên.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn vải cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Tách hạt ra cho con: Vải là 1 loại quả trơn, để an toàn thì các mẹ nên tách bỏ hạt ra cho trẻ trước khi ăn.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều: Loại quả này có lượng đường cao, vị ngọt lịm, nếu cho trẻ ăn quá nhiều rất dễ gây ra nóng và dị ứng.
- Chú ý quan sát khi con đang ăn vải: Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên cha mẹ luôn cần để mắt đến con trẻ. Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên bóc sẵn hạt cho con, nếu bé đã lớn hơn một chút cha mẹ có thể dạy con cách ăn vải an toàn: cắn từng chút một và không cho hẳn cả quả vào mồm để ăn.
- Nếu trẻ không may bị hóc, cha mẹ cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để sơ cứu và đưa trẻ nhập viện ngay lập tức. Tuyệt đối không cố gắng móc họng trẻ hay vuốt xuôi dị vật xuống.
Đã có nhiều trường hợp trẻ tử vong do hóc hạt vải, cha mẹ cần hết sức cẩn thận khi cho con ăn loại quả này (Ảnh minh họa).
Cách áp dụng thủ thuật Heimlich như sau:
Video đang HOT
Trường hợp trẻ còn tỉnh
Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên thật mạnh và liên tiếp.
Thủ thuật Heimlich để sơ cứu khi trẻ hóc dị vật.
Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh
Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp từ dưới lên trên.
Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
Cha mẹ lưu ý sau các bước sơ cứu mà trẻ vẫn không đẩy được dị vật ra thì cần nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu ngay lập tức.
Theo Helino
Điểm lại những vụ tai nạn hóc dị vật thảm thương nhất năm 2018
Trong năm 2018 vừa qua, nhiều trường hợp hóc dị vật thương tâm đã xảy ra khiến nạn nhân phải nhập viện vì nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí tử vong.
Bé trai 11 tháng chết tức tưởi do hóc thạch rau câu
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, ngày 4/12 bệnh viện tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi (ở phường Nghi Hòa - Cửa Lò - Nghệ An) bị hóc dị vật. Gia đình bệnh nhi cho biết, trước đó cháu bé đang ăn thạch rau câu thì bị sặc và tím tái toàn thân.
Hình minh họa.
Cháu bé nhập viện vào Khoa Hồi sức chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng hôn mê sâu. Miếng thạch nằm ở ngã ba hầu họng, khiến cháu bé ngừng tim, ngừng thở phải hồi sức tim phổi nhưng đồng tử 2 bên giãn, không còn phản xạ thần kinh.
Dù các y bác sĩ đã nỗ lực hết sức cứu chữa nhưng bệnh nhi không qua khỏi. Ngày 5/12, cháu bé đã được gia đình đưa về nhà lo hậu sự.
Cụ bà 80 tuổi ngưng tim vì nghẹn khi ăn bún
Hồi tháng 11, báo Sức khỏe & Đời sống đưa tin, BS Huỳnh Bá Tản, Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM cho biết, các bác sĩ vừa cứu sống cụ bà 80 tuổi bị hóc dị vật khi ăn bún dẫn đến ngưng tim, ngưng thở.
Theo đó vào sáng ngày 13/11, trong lúc dùng bữa thì bà cụ N.T.H 80 tuổi, ở TP.HCM, bất ngờ bị sặc, tím tái rồi lịm dần. Hốt hoảng, người nhà gọi ngay vào số tổng đài của Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, kíp cấp cứu gồm 4 nhân viên y tế nhanh chóng lên xe cứu thương đến hiện trường. Trong lúc này tổng đài vẫn liên tục hướng dẫn gia đình sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân.
Cụ bà 80 tuổi bị hóc dị vật dẫn đến ngưng tim may mắn được cứu sống. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống.
Đến nhà bệnh nhân, các y bác sĩ tiến hành thủ thuật Heimlich sơ cứu cho người hóc dị vật, hút hết phần thức ăn thừa gây tắc nghẽn đường thở, ấn tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản bóp bóng thở oxy. Bệnh nhân cũng được thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch Adrenaline, Natri bicarbonate, gắn monitor theo dõi...
Sau 6 phút hồi sinh tích cực, trên máy monitor đã xuất hiện thấy nhịp xoang. Sau 10 phút nhịp tim bệnh nhân dần phục hồi, cả kip cấp cứu vỡ òa sung sướng. Dị vật lấy từ miệng bệnh nhân là một ít sợi bún và thịt.
Chia sẻ về ca bệnh, BS Tản cho biết đây cũng là kỳ tích vì chỉ mới 6 phút đã cấp cứu thành công ngoạn mục "12h35 vẫn vô tâm thu, tức ngừng tim, đến 12h41 thì có được nhịp xoang của tim"- BS Tản giải thích thêm.
Ca cấp cứu thành công được là nhờ gia đình theo hướng dẫn của tổng đài cấp cứu 115 ấn tim ngoài lồng ngực cho bà cụ trong khi chờ xe cứu thương đến, khi các bác sĩ đến thì tiếp hành cấp cứu ngay nên kết quả thành công ngoạn mục. Đây cũng không phải trường hợp hóc dị vật khi ăn bún đầu tiên xảy ra trong thời gian gần đây.
Bị hóc khi ăn bún, bé trai 6 tuổi tử vong
Báo Đồng Nai đưa tin, gia đình bé N.Đ.A (6 tuổi, ngụ tại phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết, sáng ngày 10/8, trong khi đang ăn sáng món bún mọc, do bị cay nên bé A. hít hà làm cục mọc rớt vào khí quản.
Ngay sau đó, bé A được các bác sĩ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cấp cứu khẩn cấp, đặt ống nội khí quản, nâng huyết áp, nhịp tim, gắp dị vật ra khỏi đường thở và được tiên lượng qua cơn nguy kịch.
Ảnh minh họa: Internet.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, đến rạng sáng 11/8, tình hình bé N.Đ.A chuyển xấu.
Do não bé bị thiếu oxy trong thời gian quá dài (khoảng 20- 30 phút) nên huyết áp tụt, rơi vào hôn mê sâu. Sau khi được các bác sĩ thông báo, gia đình đã xin đưa bé A. về nhà và bé qua đời sau đó.
Cô bé 11 tuổi tử vong vì hóc hạt trân châu
Hồi đầu tháng 8, một bác sĩ của một trung tâm Y khoa lớn tại TP.HCM chia sẻ câu chuyện một nữ bác sĩ chuyên khoa hô hấp ở TP.HCM có con gái 11 tuổi tử vong vì hóc hạt trân châu trà sữa.
Sự việc xảy ra khi hai mẹ con cùng tự tay làm món trà sữa trân châu. Lúc uống trà sữa, khi thấy có hạt trân châu kẹt trong ống nên bé đã hút mạnh. Lúc này, hạt trân châu đã bay thẳng vào họng, làm tắc đường thở của bé.
Ảnh minh họa: Internet.
Nhận thấy con gái bị nghẹn, không thể hít vào hay thở ra. Người mẹ đã cấp cứu cho con, kể cả dùng thủ thuật Heimlich, tuy nhiên tất cả đều vô tác dụng. Khi đưa tới bệnh viện, bé đã tử vong.
Theo vị bác sĩ này, trà sữa trân châu không phải là nguyên nhân gây tai nạn. Tuy nhiên, việc sử dụng ống hút để hút mạnh các thức ăn có dạng hột làm bằng bột dẻo dễ dẫn tới tai nạn khi thức ăn lọt vào thanh quản.
Hóc hạt, hai trẻ nhỏ rơi vào tình trạng nguy kịch
Ngày 25/7, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ trên Zing.vn, khoa tiếp nhận hai bệnh nhi bị hóc dị vật vào viện trong tình trạng rất nặng.
Trong đó, một bệnh nhi 2 tuổi bị hóc hạt nhãn vào viện trong tình trạng đã ngừng tim trước đó 10 phút. Một bé khác 4 tuổi bị hóc hạt chôm chôm vào viện trong tình trạng hôn mê.
Sau đó, cả hai bé được điều trị tại khoa hồi sức tích cực tiên lượng rất dè dặt. Dù giữ được tính mạng, hai bé có thể rơi vào sống thực vật.
Thảo Nguyên (TH)
Theo khoeplus24h
Cháu bé 1 tuổi ở Nghệ An tử vong do hóc thạch rau câu Ăn thạch rau câu, cháu bé 1 tuổi bất ngờ bị hóc. Gia đình đưa đi cấp cứu nhưng không kịp. Ngày 28/2, thông tin từ Trạm y tế xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ) cho biết: Một cháu bé hơn 12 tháng tuổi được người nhà đưa đến cấp cứu do hóc ruột thạch rau câu đã tử vong Trước đó, vào lúc...