Mua ụ nổi 83M “đồng nát” để chiếm lợi 1,6 triệu USD – chứng cứ đâu?
Các luật sư và đại diện VKS tiếp tục với phần tranh luận liên quan đến hành vi phạm tội của Dương Chí Dũng và các bị cáo.
(Tiếp tục cập nhật và chỉnh sửa)
16h 20 phút: Ông Trần Thái Sơn.
Đề nghị VKS xem lại việc nhập khẩu ụ nổi này không phải 3 thứ giấy tờ mà VKS nói vậy.
16h 15 phút: Sẵn sàng giao hết tài sản chỉ mong chồng được giảm án.
Đối với những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, HĐXX đã cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày quan điểm của mình: Cả bà Phạm Thị Mai Phương và bà Ngô Thị Vân đều đề nghị HĐXX xem xét việc kê biên tài sản và khắc phục bồi thường thiệt để cho chồng được giảm nhẹ hình phạt, chúng tôi sẵn sàng trao hết những gì có chỉ mong chồng tôi được sớm trở về.
15h 55 phút: Luật sư Lê Minh Công, Phạm Thanh Sơn…
Cùng với các luật sư đồng nghiệp, luật sư Minh và Sơn cũng đã nhắc vì sao nhiều câu hỏi mà luật sư đã nêu ra nhưng đại diện VKS lại không tranh luận.
15h 45 phút: Luật sư Hà Huy Được.
Vì sao những ý kiến nêu ra không được đại diện Viện kiểm sát tranh luận?
Tạo sao tôi lại đề nghị bản án sơ thẩm? Thứ nhất, có sự vi phạm nghiêm trọng về tội “Cố ý làm trái…” vì không có biên bản giám định ụ nổi… Thứ hai, đối với tội “Tham ô”: Số tiền 28 tỷ đồng hiện nay đi đâu về đâu? Do đó tôi đã đề nghị làm rõ lời khai của ông Trần Hải Sơn đầy mâu thuẫn, nhưng sao đại diện VKS không trạnh luận? Thứ 3, khi rút 2 tỷ đồng ở Ngân hàng thương mại cổ phần ở Hải Phòng nhưng qua xác minh lại không có… Vậy đâu là sự thật?
15h 40 phút: LS Nguyễn Huy Thiệp.
Vì sao Viện kiểm sát không trả lời những chứng cứ luật sư đưa ra?
Trong phần tranh luận với đại diện VKS, khi VKS kết luận đã đầy đủ kết luận các bị cáo về tội “Tham ô tài sản” vì tiền đã chuyển về thì đủ cơ sở kết tội các bị cáo. Thứ hai, tài liệu mà các luật sư đưa ra thì đại diện VKS không đọc, không đả động gì đến, vậy tài liệu này có nghĩa lý gì với đại diện VKS?
Điểm khác, trong thiếu sót bất cập, mâu thuẫn lời khai đưa tiền của bị cáo Sơn, nhân chứng mà chưa được làm rõ tại sao VKS không đặt ra tranh luận. Phải chăng những tình tiết này chúng tôi đưa ra VKS không có tài liệu để phản bác. Nếu vậy mặc nhiên những gì chúng tôi đưa ra là đúng. Điểm tiếp theo là Chủ tọa phiên tòa hoàn toàn có quyền yêu cầu đại diện VKS đối đáp với luật sư.
Tiếp theo, cũng theo lời khai của chị Huyền tiếp nhận chỉ có 7 tỷ đồng, vậy lấy đâu ra 10,5 tỷ đồng để Sơn đưa cho Dũng và Phúc? Đề nghị VKS tranh luận làm rõ.
Đối với quan điểm của VKS, bị cáo Phúc nộp tiền đấy chỉ được áp dụng khoản 2? Với tôi thì cho rằng, bị cáo Phúc đã nhận thức được trách nhiệm và có trách nhiệm khắc phục bồi thường thiệt hại thì phải được xem là tình tiết giảm nhẹ!
15h 15 phút: Luật sư Trần Đình Triển.
Bị cáo Sơn ép đối tác ký hợp đồng Hợp tác đầu tư rồi bỏ xó!
Trước khi tranh luận với đại diện VKS, luật sư Triển đã đề nghị VKS trả lời tại sao VKS không quan tâm đến văn bản mà luật sư đã cung cấp.
Thứ 2, tôi đã cung cấp 2 văn bản của ông Sơn trao đổi với ông Goh tháng 7-2007 và 2 văn bản của ông Goh. Vậy với tư cách kiểm sát của phiên tòa đến giờ này đã đọc chưa?
Ông Goh khẳng định, trong quá trình mua bán ụ nổi, tôi không gặp gỡ bàn bạc gì với ông Dũng ông Phúc vậy sao Viện kiểm sát lại bỏ qua tình tiết này?
Dù trước đó giữa Phúc và Dũng là hai kẻ “không đội trời chung” nhưng chiều nay hai bị cáo có cái bắt tay thân mật
Một việc nữa là ông Goh chuyển theo lệnh của công ty Nga về Công ty Phú Hà. Chính vì thế mà ông Sơn mới tạo ra Hợp đồng Hợp tác đầu tư không giá trị. Tôi khẳng định số tiền 1,666 triệu USD là do bị cáo Sơn chiếm lĩnh và chỉ đạo đối tác Nga chuyển về Công ty Phú Hà.
Ở tập 11 về Ngân hàng UUB, trên cơ sở thanh toán gửi về đây là phí thanh toán bảo hiểm bảo hành cho ụ nổi 83M. Vậy toàn bộ giấy tờ này cần phải được dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh thì mới rút được 1,666 triệu USD. Khi ông Goh sang Việt Nam, chính sơn ép ông Goh ký vào hợp đồng Hợp tác đầu tư tại Công ty Phú Hà. Và để hợp pháp hóa toàn bộ số tiền 1,666 triệu USD về Công ty Phú Hà thì ai là người tạo ra. Chỉ có Sơn mới có thể gặp đối tác Nga mới làm được điều đó.
Sau đó lại xuất hiện người môi giới và người xác nhận liên quan đến số tiền 1,666 triệu USD là ông Khôi và bà Ngọc. Đồng thời xuất hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ liên quan đến Công ty Phú Hà. Vậy số tiền 1,666 triệu USD này chưa biết đi đâu về đâu.
Tiếp theo luật sư Triển đưa ra một số câu hỏi như: VKS kết luận rằng ông Dũng và Phúc chỉ đạo mua ụ nổi bằng được, vậy chứng cứ đâu? Tiếp nữa VKS cho rằng ông Dũng và Phúc biết giá ụ nổi 5 triệu USD, vậy chứng cứ đâu? Ông Goh nhờ ông Dũng, Phúc mua ụ nổi, vậy chứng cứ đâu?…
Việc nhập khẩu phải được áp dụng cả Luật Hàng hải và cả Công ước HS (Công ước quốc tế về Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa), chứ không thể chỉ áp dụng mỗi Công ước HS để đưa rác thải, bơ thừa sữa cặn vào Việt Nam.
15h: Luật sư Ngô Ngọc Thủy phát biểu và đề nghị đại diện VKS căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để quy kết tiền 1,666 triệu USD mà Công ty Ap – Singapore gửi cho Công ty Phú Hà là tài sản của Vinalines?
Video đang HOT
Đại diện VKS cũng cần cho biết số tiền này của ai, của Nga hay của Công ty AP – Singapore và ai là người chỉ đạo chuyển tiền vào đây?
Thứ 3: Số tiền 1,666 triệu USD được xác định từ thời điểm nào, trên cơ sở nào và những ai tham gia thỏa thuận. Đối với bản tuyên thệ của ông Goh Hoon Soew mà luật sư đồng nghiệp đã trình có cơ sở pháp lý hay không?
Đại diện VKS: Đối với ý kiến luật sư Thủy vừa nêu thì chúng tôi cho rằng, nếu mà đáp ứng được yếu tố đó, thì các bị cáo không thể bị truy cứu trách nhiệm về tội tham ô.
Về tài sản thì thuộc về Vinalines và Dương Chí Dũng là người cao nhất phải chịu trách nhiệm. Đối với lời khai của ông Goh Hoon Soew thì số tiền 1,666 triệu USD nằm trong số tiền 9 triệu USD của Vinalines ký hợp đồng tín dụng vay của Citibank. Do đó tài sản này là của Vinalines được dùng mua ụ nổi.
Về việc không chứng minh được ai chỉ đạo cho Công ty Phú Hà. Chúng ta có thể biết, vụ án này những người có chức có quyền thì mới có thể tham ô. Việc chứng minh sẽ khó khăn vì chẳng ai khai. Trong 4 bị cáo bị truy tố tội tham ô thì chỉ có 2 bị cáo thừa nhận. Trong quá trình điều tra rất khách quan. Để chứng minh được Dũng, Phúc có thừa nhận hay không thì rất khó buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải tập trung điều tra, đánh giá và làm căn cứ để truy tố.
Về một số tài liệu mới được các luật sư cung cấp là bản tuyên thệ của ông Goh Hoon Soew thì chúng tôi cũng đã nghiên cứu rất rõ. Chúng tôi đánh giá, ban đầu Dũng khai không biết ông Goh nhưng sau đó lại nhận là có. Đặc biệt, nội dung bản tuyên thệ này ông Goh có nói, trước khi diễn ra việc mua ụ nổi thì ông đã có chào hàng với Vinalines. Từ giá chào hàng đến giá mua mới lên 9 triệu USD. Vậy 1,666 triệu USD này nằm trong số 9 triệu USD mà các bị cáo đang chối.
Một việc nữa là việc thanh toán thư tín dụng: trong hợp đồng 0107 không có thỏa thuận nào cho việc thông quan và nhập khẩu. Đây chỉ là mánh khóe để hợp thức hóa 1,666 triệu USD về cho Công ty Phú Hà. Nội dung khác là sau khi ông nhận được thông tin từ Sơn thì ông đã chuyển toàn bộ số tiền về cho Công ty Phú Hà.
Ụ nổi là tàu biển(?!)
14h 30 phút: Đại diện Viện kiểm sát đối đáp.
VKS cũng hy vọng trước sự tranh luận khá cởi mở thì HĐXX sẽ có một bản án cụ thể và chính xác với phán quyết cuối cùng.
Quan điểm của VKS đã nêu thì đủ căn cứ kết luận các bị cáo phạm “Tham ô tài sản”. VKS đã nêu chi tiết trong bản kết luận nên không đọc lại, đánh giá thuộc HĐXX. Đối với tội làm trái, các luật sư cũng như các bộ ngành đưa ra rất nhiều quan điểm và đây là điều đáng quan tâm. Tuy nhiên, đánh giá thuộc về HĐXX.
Quan điểm của VKS đối với bị cáo Phúc về bồi thường thiệt hai, trong khi đó bị cáo không đồng ý nên VKS áp dụng quan điểm của luật sư về việc nâng cao mức bồi thường, trong khi đó không có kháng nghị về việc này. Tuy nhiên, bồi thường là một số không đổi được chia cho các bị cáo trong khoản tiền tham ô. Vì vậy bị cáo có những thắc mắc nhưng theo quan điểm của VKS nó là cái chung.
Quan điểm của luật sư Trần Hồng Phúc về bồi thường dân sự khi chưa có yêu cầu của nguyên đơn dân sự, thì đây không phải là bồi thường dân sự thông thường mà là dân sự trong hình sự. Người gây ra phải có trách nhiệm bồi thường khi hành vi của mình gây ra nên không cần đơn của Vinalines. Nếu không thì sẽ gây thất thoát cho nhà nước.
Đối với việc Citibank ký giải ngân thì VKS cho rằng, việc làm thủ tục thanh toán tiền đầy đủ hay không thì không phụ thuộc vào Citybank. Bên cạnh đó, Kết luận giám định cũng ghi rất rõ về việc hợp đồng thanh toán của Vinalines không đúng thực tế.
Đối với quan điểm của các luật sư cho rằng ụ nổi vẫn còn đó, chưa thiệt hại mà các bị cáo lại bị bắt thì oan uổng quá, thì theo kết luận giám định ngày 26-9-2013 thì gây thiệt hại trên 500 tỷ đồng. Nhưng sau khi trừ đi các khoản chi phí cả chi phí ụ nổi 37 tỷ thì mới còn 366 tỷ. Nếu tính thời điểm bây giờ mỗi tháng chi phí trông mất 1 tỷ đồng/ tháng thì còn nhiều hơn thế. Chính vì thế căn cứ vào đó mới chia bồi thường thiệt hại cho các bị cáo.
Một vấn đề nữa được nhiều người quan tâm từ sơ thẩm đến phúc thẩm ở đây là ụ nổi 83M có phải là tàu biển hay không và vấn đề này có liên quan đến vốn của nhà nước bỏ ra mua hay không? Đây là hai vấn đề có mối liên hệ với nhau và liên quan đến việc kết tội bị cáo Dương, nhóm bị cáo thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa.
Quan điểm của VKS là trong hợp đồng mua đã thể hiện nên cũng phải hiểu nó như là tàu biển. Chứ không có chuyện cứ mua một ụ nổi về sửa chữa hay vứt đó mà không ai quản lý. Đại diện VKS thấy rằng có đủ căn cứ pháp lý coi ụ nổi 83M như một tàu biển.
Về vốn bỏ tiền mua ụ nổi có phải tiền của nhà nước hay không? Vốn của Vinalines 100% là vốn của nhà nước nên khi doanh nghiệp vay thì doanh nghiệp phải trả. Nó là tiền của nhà nước của dân chứ không phải của cá nhân nào dẫn đến tính pháp lý đấu thầu bỏ tiền ra mua ụ nổi 83M không đúng quy định.
Có 3 luật sư “say sưa” cũng như đại diện Bộ Tài chính cho rằng Công ước HS nhập ụ nổi này là đúng. Ta phải hiểu, Công ước HS là sự cụ thể hóa việc thống nhất mã hóa hàng hóa, áp thuế cho loại hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên ta không thể chỉ cần có 3 loại giấy tờ như thế mà có thể nhập bất cứ thứ gì vào Việt Nam. Đây không phải là bãi rác mà cái gì cũng tống vào.
Tiếp theo bị cáo Mai Văn Khang:
Việc bản án kết luận cũng như luận tội của Viện kiểm sát chưa đưa ra bằng chứng nào để chứng minh bị cáo phạm vào tội “Cố ý làm trái..”.
Vấn đề thứ hai là khi kết tội bị cáo, VKS không đưa ra điều cụ thể kết luận bị cáo thực hiện hành vi phạm tội như thế nào. Với vai trò đồng phạm giúp sức thì không nêu bị cáo có động cơ mục đích như thế nào. Một điểm khác là VKS không cập nhật văn bản của cơ quan điều tra khẳng định không có bị cáo thực hiện hành vi phạm tội như thế.
14h 25 phút: Bị cáo Lê Văn Dương:
Trong biên bản giám định của bị cáo thể hiện đúng. Chỉ có báo cáo khảo sát của Vinalines phản ánh sai thực tế.
Bị cáo Trần Hải Sơn; Bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng đều nhất trí với lời bào chữa của luật sư và không có ý kiến gì. Trong đó bị cáo Đức cho biết, trong quá trình tạm giam bị cáo đã có 7 đơn kêu oan. Bị cáo khẳng định ụ nổi không phải là tàu biển nên bị cáo thực hiện cho việc thông quan nhập khẩu ụ nổi không sai. Bị cáo xin HĐXX xem xét về tội danh.
Bị cáo Dương Chí Dũng xin HĐXX xem xét lời khai của bị cáo Sơn về việc bị cáo không hề chỉ đạo gì trong việc lập dự án mua ụ nổi 83M.
Bị cáo và luật sư trước giờ làm việc chiều nay
Mai Văn Phúc và Dương Chí Dũng hai người từng “không đội trời chung”
14h: HĐXX bắt đầu làm việc và cho bị cáo Dương Chí Dũng bổ sung những lời bào chữa
Dương Chí Dũng đã nhất trí với lời bào chữa của các luật sư, không tranh luận gì với quan điểm của đại diện VKS.
Tiếp đến bị cáo Mai Văn Phúc bổ sung tội danh “Tham ô tài sản”. Thứ nhất, đến ngày hôm nay đại diện VKS chỉ đưa ra một căn cứ là lời khai của Sơn để cáo buộc bị cáo. Bị cáo xin khẳng định, không có việc Sơn đến Làng quốc tế Thăng Long đưa tiền cho bị cáo. Thứ hai là, mỗi lần Sơn đến đưa tiền cho Phúc, Sơn đều gọi điện thoại trước cho Phúc. Tuy nhiên, sự thực là không có một cuộc điện thoại nào Sơn gọi cho bị cáo; Thứ 3, bị cáo Sơn khai Dũng chỉ đạo chia cho Phúc 10 tỷ đồng nhưng tại phiên tòa này thì Sơn lại không khai như vậy. Tiếp theo, việc thương thảo mua ụ nổi cuối năm 2006 thì khi đó bị cáo chưa về Vinalines. Cơ quan điều tra cũng nêu rất rõ, việc ăn chia 1,666 triệu USD và thông qua Công ty AP trước sau đó ong Goh Hoon Seow mãi năm 2008 mới đến Vinalines chào hàng.
Hai kết luận của cơ quan điều tra đưa ra, không có việc Sơn đưa tiền cho bị cáo. Vì sau khi về nhậm chức, thì việc thỏa thuận ăn chia đã xong xuôi rồi. Vậy bị cáo không biết gì, không tham gia vào khoản tiền 1,666 triệu USD này thì sao mà họ phải chia cho bị cáo. Chẳng ai “vạch áo cho người xem lưng”.
Trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có là: Như lời khai của Sơn ngày 29, 30 Tết hẹn bị cáo rồi về quê để đưa tiền cho bị cáo. Nhưng sự thật, khi bị cáo được làm việc với cơ quan điều tra được biết: Cuối năm 2008, Sơn ra Hà Nội công tác muốn điện thoại rồi về quê đưa tiền cho bị cáo. Hôm đó con trai bị cáo lái xe chở vợ chồng bị cáo về quê.
Đối với việc đưa tiền về nhà ở quê cho bị cáo, nhà bị cáo là nhà cấp 4 ở quê làm gì có phòng khách riêng. Nếu mà đúng bị cáo phạm tội thì tuyên tội chết ngay tại đây bị cáo cũng xin nhận.
Về động cơ tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, thì bị cáo không có động cơ mục đích gì mà chỉ muốn làm tốt công việc của mình. Khi vừa chân ướt chân ráo về Vinalines bị cáo không có ai là chân tay thân cận, trong khi đó giữa bị cáo và anh Dũng là hai kẻ không đội trời chung thì làm sao mà lại làm như vậy được?
11h 40 phút: HĐXX tạm nghỉ đến 14h chiều nay tiếp tục với phần tranh luận.
11h 10 phút: Luật sư Nguyễn Chiến cùng bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa.
Luật sư Chiến cho rằng, nhận thức pháp luật 3 bị cáo này có sự khác nhau. Do vậy, dựa trên tài liệu hồ sơ, lời khai nhận tội của các bị cáo, đề nghị HĐXX có một phán quyết đúng người đúng tội. Bởi quá trình điều tra, các bị cáo khai nhận về hành vi việc làm, chứ không phải khai nhận phạm tội. Thông qua đó thì luật sư chúng tôi mới có cơ sở bảo vệ cho các thân chủ của chúng tôi. Công lý có được thực thi hay không là thông qua tranh tụng của các luật sư với đại diện VKS để HĐXX đưa ra phán quyết cuối cùng.
Theo nội dung bản án sơ thẩm nhận định tại trang 25 có nhận định: Bị cáo Trần Hữu Đức biết rõ ụ nổi không phải là tàu biển mà vẫn cố tình cho làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Nhận định này là sai. Vì thực tế, ụ nổi là ụ nổi chứ không phải là tàu. Thế thì Huỳnh Hữu Đức làm đúng trách nhiệm của mình.
Điểm khác, án sơ thẩm lập luận. Từ cái sai đó, Huỳnh Hữu Đức đã tiếp tay cho Vinalines nhập ụ nổi 83M gây thiệt hại tiền của nhà nước. Việc mua ụ nổi hay không thì phải do Vinalines chứ đâu phải các cán bộ Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa quyết định?
Đồng thời, bản án còn nhận định các cán bộ hải quan này tiếp tay cho sai phạm nên phải là đồng phạm trong tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Chúng tôi cho rằng đây là nhận định hết sức sai lầm gây ra bất bình đẳng. Bởi khi thực hiện theo quy trình điện tử có các bước. Từ bước 1 rồi đến bước 2 và bước 3.
Việc nhập khẩu ụ nổi 83M của Vinalines được cán bộ Hải quan Vân Phong thực hiện, phân loại ụ nổi là ụ sửa chữa tàu, chứ không phải là tàu biển thuộc mã hàng hóa nhập khẩu theo Công ước quốc tế HS, thuộc hàng hóa thương mại chứ không phải là hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, chung tôi cho rằng các cán bộ Hải quan Vân Phong không sai. Ngay trong biên bản giám định viên khẳng định, quy trình thông quan nhập khẩu của các cán bộ Hải quan Vân Phong không sai khi áp dụng các quy định phân loại hàng hóa, áp dụng mã.
Việc nhận định nếu các cán bộ Hải quan Vân Phong không cho nhập khẩu ụ nổi thì Vinalines không gây thiệt hại kinh tế cho nhà nước. Điều này hoàn toàn sai, vì các thân chủ của chúng tôi áp dụng đúng quy trình thì không sai. Nếu không cho nhập ụ nổi sẽ bị Vinalines kiện hành chính. Cho nên nhận định của bản án sơ thẩm bảo tiếp tay là sai. Vì cho đến khi ra phiên tòa này thì 3 bị cáo mới biết các bị cáo khác trong vụ án chứ không có sự bắt tay để ăn chia hay móc ngoặc gì.
Đồng thời, việc hợp đồng mua ụ nổi này đã được Vinalines thực hiện với đối tác trước khi đưa về Việt Nam để làm thủ tục thông quan nhập khẩu, chứ không phải là thủ tục hải quan được làm trước để quyết định cho Vinalines nhập khẩu ụ nổi 83M hay không?
Do vậy, tất cả nhận định, cáo buộc của bản án sơ thẩm đối với nhóm bị cáo thuộc Hải quan Khánh Hòa là sai về mặt hình thức, nội dung, sai về lý luận cơ sở khoa học hình sự, lý luận thực tiễn.
Phóng viên Quang Trường, tường thuật trực tiếp tại phiên toà xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm
10h 30 phút: Tiếp tục phần bào chữa cho 3 bị cáo thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa, luật sư Phúc tiếp tục “truy” về những văn bản và quy trình làm thủ tục hải quan để xem xét 3 bị cáo này thực hiện quy trình thông quan nhập khẩu có đúng hay không. Bởi đến thời điểm này, việc xác định ụ nổi thì các bên vẫn “loay hoay” chưa đi đến kết luận cuối cùng. Mặc dù trước đó, ông Trần Thái Sơn – Giám định viên (Bộ Tài chính), đại diện 1/5 Giám định viên của 5 bộ khẳng định, ụ nổi không phải làm tàu biển. Chính vì vậy, luật sư Phúc khẳng định, nếu ụ nổi là tàu biển thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự và dân sự đối với các thân chử của tôi không có gì phải nói. Do vậy, tôi đề nghị HĐXX xem xét làm rõ.
Vì thế, quan điểm của các bộ chủ quản, cơ quan đăng kiểm, Hải quan xác định ụ nổi không phải là tàu là hoàn toàn phù hợp với lời khai của các bị cáo. Như vậy việc các bị cáo thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa làm thủ tục thông quan, nhập khẩu là đúng.
10h: Luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho 3 bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng và Lê Ngọc Triện.
Mặc dù cả 3 bị cáo trên biết ụ nổi không phải là tàu biển nhưng đã tạo điều kiện cho Vinalines thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M, gây thiệt hại kinh tế cho nhà nước. Rà soát lại toàn bộ văn bản pháp luật, Luật Hải quan và còn có Công ước quốc tế HS để hướng dẫn về thủ tục hải quan, giám sát…
Luật sư Đào Hữu Đăng tiếp tục bào chữa cho bị cáo Lê Văn Dương:
Đối với nhận định của bị cáo Dương trong báo cáo giám định thì ngay trong báo cáo giám định của mình, Dương cũng ghi ra ba-rem tự đánh giá tốt hay xấu. Với thời gian kiểm tra trong một buổi chiều và không đủ phương tiện thì việc kết luận ụ nổi tốt hay xấu thì thực là khó.
Đối với báo cáo giám định của Dương thì ghi cần chữa ở Nga nhưng báo cáo của Đăng kiểm Việt Nam thì lại kéo ụ nổi từ Nga về Việt Nam mới sửa chữa. Như vậy là đi ngược lại biên bản giám định của Lê Văn Dương. Vậy thì biên bảo báo cáo giám định của Lê Văn Dương không có giá trị, trong khi ra quyết định mua ụ nổi.
Báo cáo của Chiều thì khác, do điều kiện giám định và thời gian ngắn nên khả năng hoàn thành của Dương không đạt nên mới thuê tổ chức giám định Marimex. Vậy báo cáo của Lê Văn Dương thực tế có giá trị như thế nào dẫn đến quyết định mua ụ nổi. Tại phiên tòa hôm nay, thân chủ của tôi kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tôi hoàn toàn tôn trọng. Tuy nhiên, với tư cách cá nhân, tôi thấy rằng bản thân Lê Văn Dương chỉ có một phần lỗi, chúng tôi thiên về bị cáo Lê Văn Dương là thiếu trách nhiệm hơn là cố ý làm trái.
Do vậy, tôi đồng ý với đại diện VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt và giảm nhẹ bồi thường thiệt hại là đúng. Riêng về cá nhân, tôi đề nghị HĐXX xem xét tội của Lê Văn Dương là thiếu trách nhiệm hay cố ý làm trái.
Bị cáo cũng chỉ là nạn nhân(?!)
9h 30 phút: Luật sư Đào Hữu Đăng bào chữa cho bị cáo Lê Văn Dương.
Luật sư Đăng đồng tình với đại diện VKS về việc chấp nhận đơn kháng cáo và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Căn cứ để giảm hình phạt là trong tội “Tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, thì Dương phạm vào nhóm hành vi thứ hai là cố ý làm trái trong việc tổ chức đấu thầu, khảo sát, quyết định phê duyệt mua ụ nổi và kế hợp đồng mua ụ bổi Floating Dock No 83M.
Tuy nhiên, theo báo cáo khảo sát để mua ụ nổi thì đã diễn ra trước, còn biên bản giám định ụ nổi do Đăng kiểm viên Lê Văn Dương có sau. Như vậy, chính bị cáo Dương cũng là nạn nhân được đưa vào để đủ thủ tục, làm bức bình phong trong thương vụ mua ụ nổi.
Về mặt nội dung, tại biên bản luận tội của VKS cho rằng, Sơn đã trao đổi với Dương trao đổi không đưa thực trạng ụ nổi vào biên bản thì đó là đồng phạm.
Đề nghị HĐXX xem xét làm rõ vai trò nhiệm vụ của Đăng kiểm viên vì nếu đi đăng kiểm theo yêu cầu của khách hàng thì chỉ làm theo những gì mà khách hàng đưa ra.
9h: Luật sư Phạm Thị Thúy Kiều, bào chữa cho bị cáo Mai Văn Khang. Theo luật sư Kiều, bị cáo Khang chỉ “ký nháy” vào bản khảo sát để xác định thông tin dịch thuật là đúng thôi, sau đó Khang đã bị điều chuyển khỏi ban quản lý dự án trước khi lãnh đạo Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi, do đó VKS nói không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của Khang là không đúng.
Cùng với luật sư Kiều, luật sư Lê Minh Công bào chữa cho bị cáo Khang cũng đề nghị làm rõ thiệt hại từ đó mới xác định được vai trò phạm tội của từng bị cáo để truy tố xét xử đúng người đúng tội.
Ụ nổi 83M nằm đắp chiếu sau khi được mua về
8h 45 phút: Tiếp tục đưa ra quan điểm bào chữa cho các bị cáo bị truy tố phạm vào tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, luật sư Phạm Thanh Sơn, bào chữa cho ông Trần Hữu Chiều cho rằng, ông Chiều chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của HĐQT Vinalines và Ban giám đốc. Tuy nhiên, ông Chiểu thiếu vai trò kiểm soát dẫn đến hành vi phạm tội chứ không phải cố ý làm trái.
Đồng thời, luật sư Sơn cũng cho rằng, không đủ yếu tố khẳng định các bị cáo có tội tham ô số tiền 1,666 triệu USD, sau khi mua ụ nổi và được ông Goh Hoon Seow chuyển về qua Công ty Phú Hà rồi Công ty Phú Hà chuyển cho bị cáo Sơn.
Bị cáo Chiều chỉ biết được có tiền từ việc mua bán ụ nổi khi vụ án được khởi tố điều tra, truy tố và xét xử. Đặc biệt, việc này cũng thể hiện qua lời khai của bị cáo Sơn khai là dùng tiền riêng để đưa cho Chiều khi ông Chiều vay tiền để chữa bệnh.
Về trách nhiệm bồi thường, đối với tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước vê quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” cần phải có thẩm định về hậu quả xảy ra. Ụ nổi 83M mà Vienalines mua về hiện nay vẫn còn. Có thể Vinalines mua đắt nhưng không có nghĩa là Vinalines mất tiền. Do vậy, chưa thể xác định Vinalines là bị hại. Nếu có là bị hại thì cần phải định giá ụ nổi đê xem còn bao nhiêu giá trị thì mới xác định việc bồi thường thiệt hại chứ không thể xem ụ nổi 83M không còn một giá trị nào.
8h sáng nay (24-4), HĐXX tiếp tục trở lại làm việc với phần tranh tụng.
Tiếp tục đưa ra quan điểm và luận cứ bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư Nguyễn Đình Hưng bào chữa cho bị cáo Trần Hải Sơn.
Tại phần trình bày quan điểm luận tội của đại diện VKS vào chiều qua (23-4), về hành vi “Cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng”, đại diện VKS cho rằng, các bị cáo Dũng, Phúc, Chiều… tuy không bàn bạc với nhau nhưng cũng thỏa thuận, tiếp sức cho nhau để tổ chức việc đầu tư sai phạm.
Các bị cáo ngồi nghe luật sư “gỡ” tội
Sơn, Khang, Dương, Loan được cho là người tiếp nhận ý chí của các lãnh đạo, góp phần làm cho hành vi sai trái xảy ra trót lọt, gây thiệt hại 366 tỷ đồng. Tại phiên sơ thẩm, HĐXX tuyên phạt Sơn 8 năm tù về tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng người đúng tội.
Do vậy, VKS không thấy đủ cơ sở để chấp nhận kháng cáo. Đối với hành vi “Tham ô tài sản”, Trần Hải Sơn là người giúp sức tích cực nhất cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc trong việc tham ô 28 tỷ đồng từ thương vụ mua ụ nổi 83M. Trần Hải Sơn đã bị HDXX sơ thẩm tuyên phạt 14 năm tù là nhẹ so với hành vi phạm tội của bị cáo nên không có căn cứ xem xét giảm hình phạt về tội này với Sơn.
Theo ANTD
Ô tô lao xuống ao làm 4 người chết: Tạm giữ tài xế
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông hy hữu làm 4 người chết, xảy ra trên quốc lộ 47 đoạn qua huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cơ quan chức năng đã tạm giữ tài xế để phục vụ công tác điều tra.
Tài xế bị cơ quan công an tạm giữ sau khi để xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 4 người chết là Trần Văn Thìn (sinh năm 1986), trú tại xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn.
Được biết, Trần Văn Thìn vừa là tài xế vừa là chủ chiếc xe ô tô mang BKS 36A - 05090 trong vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng ngày 11/7. Chiếc xe ô tô trên được anh Thìn mua làm phương tiện đi lại và chở khách hợp đồng.
Hiện trường nơi chiếc xe gặp nạn.
Trước đó, tối ngày 10/7, anh Thìn nhận chở 4 người đi chơi, đến rạng sáng 11/7 khi đang trên đường chở khách về nhà thì gặp nạn.
Ông Dương Văn Thành, chủ ao cá mà chiếc ô tô lao xuống cho biết, vào khoảng thời gian nói trên, khi gia đình đang ngủ thì nghe một tiếng động rất lớn ngoài ao. Ông liền lấy đèn ra soi thì thấy một người đang lóp ngóp dưới ao kêu cứu, còn chiếc ô tô thì bị lật ngửa đang nằm dưới ao. Một lúc sau đó, người dân quanh khu vực hiện trường cũng chạy đến cùng xuống ao cứu nạn nhưng cửa xe không mở được. Khi mọi người tiếp cận được thì các nạn nhân đã tử vong.
Nhận được thông tin về vụ tai nạn, đại diện UBND huyện Triệu Sơn đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và bước đầu hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân một triệu đồng. Đồng thời yêu cầu chính quyền các xã có nạn nhân tử vong hỗ trợ kinh phí để gia đình tổ chức mai táng cho các nạn nhân.
Để phục vụ công tác điều tra vụ tai nạn, cơ quan công an đã tiến hành tạm giữ tài xế Trần Văn Thìn. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Theo Dantri
'Chưa bao giờ ngư dân bị đánh như vậy' "Sau 1 giờ truy đuổi, tàu mang số hiệu 306 của Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đen, rằn ri tràn qua tàu cá dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh đập ngư dân rồi trấn lột hết tài sản...", thuyền trưởng Vương kể lại. Hơn 20 năm gắn bó hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa nhưng chưa...