Mưa tuyết bằng… sắt đang đổ kinh hoàng trong trái đất
Ở nơi sâu thẳm nhất của trái đất, có một trận mưa tuyết vĩnh viễn và dữ dội. Nhưng tuyết ở đấy không nặng và lạnh như tuyết trên mặt đất mà là “tuyết sắt”.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ) đã phân tích tín hiệu của sóng địa chấn đi qua trái đất để tìm ra bằng chứng về một trận mưa tuyết bí ẩn ở khu vực “địa ngục” nóng bỏng sâu nhất hành tinh.
Chính sự sai lệch khó hiểu giữa dữ liệu sóng địa chấn thực tế và dữ liệu sóng được tính toán từ mô hình trái đất trong phòng thí nghiệm đã hé lộ lõi trái đất không chỉ là một khối cầu bình lặng.
Lõi ngoài của trái đất đang đổ mưa tuyết bằng sắt xuống lõi trong – ảnh: ĐẠI HỌC TEXAS Ở AUSTIN
Lõi trái đất gồm phần lõi ngoài nóng chảy với sắt, niken và một số nguyên tố kim loại nhẹ; bên trong là lõi trong cứng rắn. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm thấy một trận mưa tuyết kinh hoàng đổ hàng trăm km từ lõi ngoài xuống lõi trong của hành tinh.
Mưa tuyết này là các hạt sắt, rơi từ lõi ngoài nóng chảy xuống bề mặt lõi trong, nguội dần đi và đóng thành lớp dày bên trong lõi.
Video đang HOT
Bên trong trái đất – ảnh:: ĐẠI HỌC TEXAS Ở AUSTIN
Theo giáo sư Jung-Fu Lin, hiện tượng này đã giải thích được một quá trình mà giới khoa học đã tìm ra từ lâu ở các hành tinh đá như trái đất: lõi ngoài nóng chảy nguội dần đi theo sự tiến hóa của hành tinh, co dần lại; trong khi phần lõi trong thì ngày một tăng trưởng.
Vì vậy, nghiên cứu này đã đem tới một góc nhìn mới, một bước tiến lớn trong khoa học hành tinh, giúp các nhà khoa học hiểu được thêm nhiều điều về cách thức trái đất và các hành tinh khác hình thành và phát triển.
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên Journal of Geophysical Research: Solid Earth.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Sci-News, Fox News
Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0
Thường thì khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng, thay vì mưa thì băng tuyết sẽ rơi. Tuy nhiên, lần đầu tiên ở Nam Cực, các nhà khoa học đã ghi nhận được mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới mức đóng băng.
Thiết bị di động đo lường bức xạ khí quyển (ARM) được triển khai tại Trạm McMurdo, Nam Cực.
Sử dụng cả các phép đo trên mặt đất và vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã ghi lại tình trạng mưa phùn dưới âm 13 độ F (tức âm 25 độ C) kéo dài hơn 7,5 tiếng đồng hồ tại ga McMurdo, Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khí quyển. Các báo cáo trước đây đã ghi nhận mưa phùn siêu lạnh ở những nhiệt độ này, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hiện tượng mưa phùn trong vài giờ ở Nam Cực có thể có một số tác động đối với các dự đoán mô hình khí hậu.
Trợ lý giáo sư nghiên cứu Israel Silber, Khoa Khí tượng và Khí quyển, bang Pennsylvania, Mỹ, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Mưa phùn thường xảy ra trong nhiệt độ ấm áp. Ở nhiệt độ thấp hơn, các quá trình hình thành và tăng trưởng băng làm cho xác suất sản xuất mưa phùn thấp hơn đáng kể."
Dữ liệu thu thập được từ các phép đo laser cho thấy sự hiện diện của các hạt nước hình cầu, có thể chỉ ra đó là những giọt mưa phùn. Phân tích các dữ liệu này kết hợp với các phép đo trên mặt đất và vệ tinh khác đã xác nhận rằng các hạt này thực sự là những giọt mưa phùn.
Các nhà khí tượng học định nghĩa mưa phùn là những giọt nước có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm, hoặc khoảng 1/5 inch. Theo trợ lý giáo sư Silber, mưa phùn và mưa thay thế cho nhau trong các mô hình khí hậu do cả hai đều ở trong pha lỏng, so với các dạng mưa khác, như tuyết và mưa đá. Sự hiện diện của mưa phùn kéo dài ở một vùng rất lạnh như Nam Cực có ý nghĩa cải thiện độ chính xác của các mô hình khí hậu ở các vùng cực.
Máy đo độ phân giải laser đo lượng mưa khi nó đi qua nhằm thu thập dữ liệu tại Trạm McMurdo. Ảnh: Bộ đo lường bức xạ khí quyển (ARM) của Bộ năng lượng Mỹ.
"Mưa phùn loại bỏ nước khỏi tầng mây khi các giọt nước kết hợp với nhau và cuối cùng rơi xuống", ông Silber nói. "Điều đó có nghĩa là mưa phùn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đám mây và ảnh hưởng đến lượng nhiệt chạm tới bề mặt trái đất."
Dữ liệu thu thập được trong các quan sát này được sử dụng trong các mô phỏng mô hình độ phân giải cao của khí quyển cực. Bằng cách mô phỏng hầu như các điều kiện cho phép đám mây hình thành, các nhà nghiên cứu có thể xác định các tham số ảnh hưởng đến việc tạo ra mưa phùn bằng cách điều chỉnh các biến khác trong mô phỏng.
Sử dụng các mô phỏng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, nồng độ thấp của một số loại hạt lơ lửng trong bầu khí quyển của trái đất, như muối biển và bụi, rất có lợi cho sự hình thành mưa phùn.
"Ở Nam Cực, không khí rất sạch sẽ," Silber nói. "Có ít chất gây ô nhiễm hơn và do đó ít hạt trong không khí hơn".
Nồng độ thấp của các hạt này cho phép mưa phùn ở dạng lỏng, mặc dù nhiệt độ không khí ở dưới mức đóng băng, nhà khoa học giải thích.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Phys
Vẻ đẹp "mê hồn" vùng cao nguyên trên sao Diêm Vương Những khối địa chất lởm chởm bất ngờ được phát hiện trên cao nguyên sao Diêm Vương khiến nhiều người tò mò. Những bức ảnh mới nhất về cao nguyên sao Diêm Vương gửi về từ tàu vũ trụ New Horizons, chụp phía Đông Nam vùng đồng bằng lớn nhất sao Diêm Vương -Sputnik Planum, tại khu vực cao nguyên có tên gọi...