Mùa tĩnh lặng thông tin quý III
Mùa công bố kết quả quý II sắp đi qua, câu chuyện doanh nghiệp kinh doanh thế nào trong quý III đang là điểm được nhà đầu tư chờ đợi.
Nhà đầu tư luôn mong muốn các doanh nghiệp cập nhật thường xuyên kết quả kinh doanh hàng tháng, hàng quý, đồng thời chia sẻ dự kiến hoạt động trong ngắn hạn, dài hạn, để có căn cứ hơn trong việc “bỏ giá” trên sàn.
Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cũng có nhiều lý do để không dễ dàng cởi mở thông tin, trong đó ngại nhất là tâm lý “nói trước, bước không qua”.
Điểm một số doanh nghiệp đã công bố kế hoạch kinh doanh quý III/2016 sẽ thể hiện trạng này khá rõ nét. Chẳng hạn, CTCP Phân bón Bình Điền (BFC) đặt mục tiêu trong quý III/2016 với sản lượng sản xuất gần 174.000 tấn, tổng doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 1.695 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 100 tỷ đồng. Con số này mới nhìn vào sẽ thấy khá cao, nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước, năm nay BFC đặt kế hoạch quý III với doanh thu và lợi nhuận lần lượt giảm 18% và giảm 34%. Trong khi đó, trong quý II vừa qua, BFC đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 2.0746 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 152 tỷ đồng, đều tăng trưởng so với cùng kỳ.
CTCP Cao su Sao Vàng (SRC) chia sẻ kế hoạch kinh doanh quý III/2016 với doanh thu dự kiến 2653 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 265 tỷ đồng. Trong quý III, CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) chỉ đặt kế hoạch về sản lượng không đưa ra dự báo cụ thể về doanh thu, lợi nhuận hay các chỉ tiêu tài chính khác trong quý III.
Video đang HOT
Khối doanh nghiệp bất động sản thường có mùa kinh doanh quý III không mấy sôi động, bởi thực tế ngành nghề kinh doanh này thường đổ dồn vào quý IV là mùa bàn giao dự án cho người mua. Vì thế, câu hỏi về dự báo quý III thường trực với nhà đầu tư, nhưng với doanh nghiệp thì đây là điểm khó nói, khó dự báo.
Lợi nhuận doanh nghiệp luôn có mối liên hệ trực tiếp với diễn biến giá cổ phiếu trên sàn. Sau những câu chuyện gần đây về một số doanh nghiệp như CTCP Gỗ Trường Thành (TTF), CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS) có sai lệch lớn trong báo cáo kết quả kinh doanh trước công chúng, dư luận đang chờ đợi nhà quản lý sớm công bố trách nhiệm trước niềm tin của nhà đầu tư và các biện pháp xử lý, nhằm răn đe những hành vi gian dối, tạo kỳ vọng ảo trên thị trường. Bối cảnh này cũng góp phần khiến các doanh nghiệp, doanh nhân thận trọng trong chia sẻ thông tin về tương lai, về dự báo, về kỳ vọng của doanh nghiệp.
Cũng như mọi năm, sau mùa công bố kết quả quý II khá sôi động, TTCK bước vào những tháng ngày tĩnh lặng thông tin mới từ các doanh nghiệp trên sàn. Nhà đầu tư vì thế cần phải tính toán cẩn trọng hơn trước mỗi giao dịch, khi mà phải ít nhất 3 tháng nữa, các doanh nghiệp mới đến lịch phải công bố thông tin.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Môi giới khóc ròng vì khách truy chuyện thế chấp dự án
"Tại sao dự án đã thế chấp rồi mà em lại bán cho chị? Nếu em không làm rõ chuyện này chị sẽ lôi công ty ra tòa. Lúc nào cũng giới thiệu là công ty uy tín mà làm ăn kiểu gì vậy?..." Câu chuyện của Hoàng Nam, môi giới tại Q.2, kể về việc khách hàng truy vấn tới tấp như trên không phải hiếm.
Mọi chuyện bắt đầu từ thông tin gần 80 dự án tại TP.HCM thế chấp ngân hàng, được nhiều tờ báo đăng tải từ đầu tuần nay. Theo Hoàng Nam, lúc tư vấn bán căn hộ, cũng như thông tin được đăng trên các báo, đều nói dự án được ngân hàng thương mại tài trợ vốn. Tuy nhiên, nhiều khách không hình dung rằng tài trợ vốn tức là ngân hàng cho chủ đầu tư vay và chủ đầu tư phải thế chấp dự án.
"Thông thường môi giới chỉ nắm rõ thông tin về sản phẩm, chính sách bán hàng, còn pháp lý thì đa phần phải nhờ cấp quản lý giải thích cho khách hàng. Ngay thứ 2 vừa rồi hàng loạt khách hàng cũ gọi điện hỏi chuyện tại sao dự án đã bán mà còn thế chấp. Đây là tình huống mà môi giới tụi em chưa bao giờ gặp nên cũng xin hẹn khách hàng lên công ty để sếp trả lời.
Tâm lý rất quan trọng đối với giao dịch bất động sản
Cũng may trong 2 ngày gần đây, rất nhiều chuyên gia, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã lên tiếng, thông tin đầy đủ chuyện thế chấp dự án là bình thường và được thực hiện đúng luật, nên tâm lý khách hàng cũng được giải tỏa phần nào, không còn căng thẳng nữa. Giờ có khách hỏi thì tụi em chỉ cần gửi link những bài báo liên quan, để khách đọc là hiểu ngay vấn đề" - Nam cho biết.
Đại diện 1 chủ đầu tư có dự án trên đường Nguyễn Duy Trinh (Q.2), cho biết, dự án đã bán sạch 100% và đang xây vượt tiến độ. Nhưng 2 ngày qua, khách hàng liên tục gọi môi giới và bộ phận chăm sóc khách hàng, để xét hỏi chuyện dự án nằm trong danh sách thế chấp. Dù cố gắng giải thích qua điện thoại, gửi các bài báo phân tích của chuyên gia cho khách hàng đọc, nhưng vẫn có vài khách dọa kiện và đòi gặp lãnh đạo công ty làm rõ chuyện.
"Khách hàng không phải ai cũng nắm rõ thông tin nên doanh nghiệp có tên trong danh sách thế chấp thì chuyện ảnh hưởng đến tâm lý rất khó kiểm soát. Khi thông tin Hưng Lộc Phát thế chấp 10 căn hộ và 6 sàn thương mại của cao ốc Hưng Phát được công bố, chúng tôi cũng đã thông tin cho môi giới nắm rõ, để giải thích cho khách hàng.
Đây là những căn hộ chưa bán và diện tích thuộc sở hữu riêng nên chúng tôi có quyền thế chấp. Những khách hàng khác đã nhận giấy chủ quyền từ tháng 3/2016, nên hoàn toàn yên tâm, không bị ảnh hưởng đến quyền lợi" - ông Nguyễn Văn Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty Hưng Lộc Phát, chia sẻ.
Theo ông Trần Minh Nhật, Tổng giám đốc Công ty Nhà Thời Đại, dù những thông tin về thế chấp dự án được các chuyên gia, nhà quản lý phân tích là bình thường và đúng luật nhưng nó vẫn có dư chấn, làm chậm thị trường. Có những khách hàng lẽ ra đã xuống tiền, nhưng thông tin gây nhầm lẫn đã làm họ phải suy nghĩ lại và phải mất 2 - 3 tuần để họ ra quyết định.
"Tâm lý rất quan trọng đối với giao dịch bất động sản, nên dù dự án anh tốt nhưng tâm lý chung của thị trường bị ảnh hưởng, thì sức mua sẽ bị giảm ngay thời điểm đó. Xa hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả giao dịch, được nhắc đến trong các báo cáo hàng quý, của các công ty nghiên cứu thị trường. Đây là tác động dây chuyền, cần phải lường trước, mỗi khi những thông tin nhạy cảm được công bố" - ông Nhật đánh giá.
Quốc Tuấn
Theo_VietNamNet
Thương vụ thoái vốn lớn trên sàn chứng khoán Sài Gòn Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) cho biết, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) sắp thoái vốn tại công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn (SPSC) dưới hình thức đấu giá công khai 51% cổ phần của SPSC. Cụ thể, phiên đấu giá công khai 51% vốn điều lệ của SPSC, tương ứng 1.530.000...