Mùa thu nhất định phải ăn loại lá là ‘báu vật’ cho toàn cơ thể này: Chỉ một nắm nấu thành các món ngon bổ dưỡng
Chế độ ăn uống vào mùa thu chủ yếu nên tập trung vào việc làm ẩm phổi, thúc đẩy dịch cơ thể, dưỡng âm và làm ẩm làn da.
Mùa thu là mùa thu hoạch của nhiều loại rau, củ, quả rất giàu dinh dưỡng và cũng là bước ngoặt của sự thay đổi khí hậu. Khi cái nóng của mùa hè dần giảm bớt, những cơn gió mùa thu mát mẻ bắt đầu thổi khắp mặt đất, độ ẩm trong không khí giảm dần, thời tiết trở nên khô hanh hơn. Lúc này, mọi người dễ xuất hiện các triệu chứng như khô da, khô miệng, táo bón… Vì vậy, chế độ ăn uống vào mùa thu chủ yếu nên tập trung vào việc làm ẩm phổi, thúc đẩy dịch cơ thể, dưỡng âm và làm ẩm làn da.
Thông thường với một số người, cỏ linh lăng được biết đến như một loại rau mầm giàu giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Cỏ linh lăng có tên khoa học là Medicago sativa, thuộc loại cây họ đậu và được coi là thảo mộc. Người ta thường ăn cỏ linh lăng tươi ở dạng mầm, chúng có vị ngọt, đắng, mùi cỏ. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao và những công dụng tốt với sức khỏe mà cỏ linh lăng còn được mệnh danh là “vàng xanh”. Mặc dù cỏ linh lăng chứa đầy kho báu dưỡng chất cho sức khỏe nhưng đa số chúng ta không biết đến hoặc “không thích” vì nó bị coi là một loại rau dại. Tuy nhiên, cỏ linh lăng có giá trị dinh dưỡng cực cao, giàu các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ nên là lựa chọn tốt để duy trì sức khỏe trong mùa thu.
Trước hết, cỏ linh lăng rất giàu vitamin C và vitamin E. Hai chất chống oxy hóa này có thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả, bảo vệ tế bào và trì hoãn lão hóa. Thứ hai, hàm lượng chất xơ trong cỏ linh lăng rất cao, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa và giảm táo bón. Hơn nữa, cỏ linh lăng có tác dụng làm ẩm phổi, giải đờm, lợi tiểu và giảm sưng tấy. Nó có thể giúp loại bỏ lượng nước dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể đồng thời ngăn ngừa phù nề. Ngoài ra, cỏ linh lăng còn chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, sắt, magie, mangan, folate… giúp tăng cường sức khỏe của xương và cải thiện khả năng miễn dịch.
Vì cỏ linh lăng có rất nhiều lợi ích do vậy nó nên là một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống mùa thu của bạn. Dưới đây là những món ăn từ cỏ linh lăng. Các món ăn này đơn giản, dễ làm và có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của cỏ linh lăng.
Salad ức gà luộc và mầm cỏ linh lăng: Những người ăn theo chế độ eat clean rất thích món ăn này vì vị thanh mát, dễ chịu và cách chế biến cũng đơn giản. Tất cả trộn chung tạo một mùi vị tổng hợp dễ ăn lại bổ dưỡng. Bạn nên thử vào mùa thu này.
Cỏ linh lăng xào: Xào là phương pháp nấu ăn đơn giản nhưng vẫn giữ được hương vị ban đầu, đối với những người thích nếm thử hương vị nguyên bản của các nguyên liệu thì xào cỏ linh lăng là một lựa chọn không tồi.
Cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt: Cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Tôm có hương vị giòn ngon, ngọt, cỏ linh lăng thơm giòn quyện với nước sốt chua ngọt đậm đà ăn rất cuốn.
Cỏ linh lăng hấp: Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn ấm áp và bổ dưỡng trong mùa đông, cỏ linh lăng hấp chắc chắn là một lựa chọn không tồi. Quy trình chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, không chỉ giữ được màu xanh dịu của cỏ linh lăng mà còn tạo mùi thơm.
Bánh bao nhân cỏ linh lăng: Hương vị độc đáo của cỏ linh lăng không chỉ thích hợp để xào, hấp mà còn có thể dùng để làm món bánh bao hấp thơm ngon. Nhân bánh thêm miến, trứng và nấm hương sẽ càng tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
Loại lá này là "báu vật" cho toàn cơ thể, rất ít người biết: Hái 1 nắm nấu thành các món rất ngon bổ dưỡng mà dễ làm
Các món ăn này đơn giản, dễ làm và có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của loại "rau" này. Cùng bắt tay vào khám phá nhé!
Mùa thu là mùa thu hoạch của nhiều loại rau, củ, quả rất giàu dinh dưỡng và cũng là bước ngoặt của sự thay đổi khí hậu. Khi cái nóng của mùa hè dần giảm bớt, những cơn gió mùa thu mát mẻ bắt đầu thổi khắp mặt đất, độ ẩm trong không khí giảm dần, thời tiết trở nên khô hanh hơn. Lúc này, mọi người dễ xuất hiện các triệu chứng như khô da, khô miệng, táo bón... Vì vậy, chế độ ăn uống vào mùa thu chủ yếu nên tập trung vào việc làm ẩm phổi, thúc đẩy dịch cơ thể, dưỡng âm và làm ẩm làn da.
Thông thường với một số người, cỏ linh lăng được biết đến như một loại rau mầm giàu giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Cỏ linh lăng có tên khoa học là Medicago sativa, thuộc loại cây họ đậu và được coi là thảo mộc. Người ta thường ăn cỏ linh lăng tươi ở dạng mầm, chúng có vị ngọt, đắng, mùi cỏ. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao và những công dụng tốt với sức khỏe mà cỏ linh lăng còn được mệnh danh là "vàng xanh". Mặc dù cỏ linh lăng chứa đầy kho báu dưỡng chất cho sức khỏe nhưng đa số chúng ta không biết đến hoặc "không thích" vì nó bị coi là một loại rau dại. Tuy nhiên, cỏ linh lăng có giá trị dinh dưỡng cực cao, giàu các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ nên là lựa chọn tốt để duy trì sức khỏe trong mùa thu.
Video đang HOT
Rau mầm là loại thực vật/dược liệu được mệnh danh là "vàng xanh".
Trước hết, cỏ linh lăng rất giàu vitamin C và vitamin E. Hai chất chống oxy hóa này có thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả, bảo vệ tế bào và trì hoãn lão hóa. Thứ hai, hàm lượng chất xơ trong cỏ linh lăng rất cao, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa và giảm táo bón. Hơn nữa, cỏ linh lăng có tác dụng làm ẩm phổi, giải đờm, lợi tiểu và giảm sưng tấy. Nó có thể giúp loại bỏ lượng nước dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể đồng thời ngăn ngừa phù nề. Ngoài ra, cỏ linh lăng còn chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, sắt, magie, mangan, folate... giúp tăng cường sức khỏe của xương và cải thiện khả năng miễn dịch.
Nhiều người thường biết đến cỏ linh lăng thông qua món rau mầm.
Vì cỏ linh lăng có rất nhiều lợi ích do vậy nó nên là một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống mùa thu của bạn. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 3 công thức nấu các món ăn từ cỏ linh lăng. Các món ăn này đơn giản, dễ làm và có thể tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của cỏ linh lăng. Cùng bắt tay vào khám phá nhé!
1. Cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi
Nguyên liệu làm món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi
500g cỏ linh lăng, 5-8 hạt tiêu nguyên hạt, 1 củ tỏi, 2 cây hành lá, một chút muối, lượng đường kính thích hợp, 2 thìa canh giấm, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh dầu mè.
Cách làm món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi
Bước 1: Cỏ linh lăng tươi, bạn nhặt lấy những cọng lá mềm sau đó rửa sạch. Đặt một nồi nước lên bếp và đun sôi. Sau đó cho cỏ linh lăng vào và chần trong khoảng 2-3 phút. Tiếp theo bạn xả cỏ linh lăng vừa chần dưới vòi nước cho nguội để giữ màu xanh. Sau đó để ráo nước.
Bước 2: Sau khi cỏ linh lăng ráo nước, bạn cho vào âu trộn. Sau đó thêm giấm, đường, dầu hào, dầu mè, chút muối vào rồi nhẹ tay trộn đều. Tỏi đem bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch sau đó xắt nhỏ.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đun nóng rồi cho dầu ăn vào. Tiếp theo bạn cho vài hạt tiêu vào xào cho đến khi dậy mùi thơm. Vớt hạt tiêu ra và cho tỏi băm cùng hành xắt nhỏ vào, xào cho đến khi hơi sém vàng và mùi thơm tỏa ra. Sau đó bạn cho phần dầu hành tỏi vừa xào vào. Trộn đều các nguyên liệu. Lúc này bạn cũng có thể nêm nếm thêm chút gia vị cho vừa ăn.
Thành phần món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi
Như vậy là bạn đã có món cỏ linh lăng trộn dầu hành tỏi thơm ngon chỉ với vài bước chế biến. Món ăn giòn, hương thơm đặc trưng quyện với mùi của hành, tỏi; vị chua ngọt đậm đà đan xen ăn rất ngon.
2. Cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt
Nguyên liệu làm món cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt
500g cỏ linh lăng, 5-7 con tôm to, 5 tép tỏi, 1 thìa cà phê ớt bột, 1 thìa hạt mè trắng, lượng giấm thích hợp, lượng đường thích hợp, lượng nước tương thích hợp.
Cách làm món cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt
Bước 1: Cỏ linh lăng nhặt bỏ lá úa vàng, lấy các lá mềm non. Sau đó rửa thật sạch cỏ linh lăng và để ráo nước. Tiếp theo bạn cho nước vào nồi, đun sôi. Thả cỏ linh lăng vào chần trong khoảng 2-3 phút. Sau đó vớt cỏ linh lăng ra, thả vào chậu nước lạnh cho nguội để giữ màu xanh.
Bước 2: Sau đó bạn vớt cỏ linh lăng ra, vắt nhẹ để loại bỏ nước. Tiếp theo bạn xắt cỏ linh lăng thành các khúc nhỏ.
Bước 3: Tôm bạn bóc bỏ vỏ, rút chỉ tôm. Sau đó cho vào nồi nước cùng với chút gừng, luộc chín. Tiếp theo bạn xẻ dọc thân tôm làm đôi (không cắt rời) và xắt từng con làm 2-3 phần. Cho cỏ linh lăng và tôm vào âu trộn.
Bước 4: Cho tỏi và muối vào một chiếc bát nhỏ sâu lòng, dùng chày nhẹ nhàng giã nhuyễn. Sau đó bạn cho thêm mè trắng rang, bột ớt. Rồi đun nóng một chút dầu đổ vào cho dậy mùi thơm. Tiếp theo bạn cho 12g nước tương cùng với giấm vào khuấy đều. Như vậy là hỗn hợp nước sốt trộn hoàn thành.
Bước 5: Rưới nước sốt vừa trộn lên đĩa cỏ linh lăng và tôm, dùng đũa trộn đều cho ngấm gia vị. Sau đó bạn rắc một chút xíu vừng trắng lên là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt
Cỏ linh lăng trộn tôm vị chua ngọt là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Tôm có hương vị giòn ngon, ngọt, cỏ linh lăng thơm giòn quyện với nước sốt chua ngọt đậm đà ăn rất cuốn.
3. Bánh hấp cỏ linh lăng
Nguyên liệu làm món bánh hấp cỏ linh lăng
100g cỏ linh lăng, 280g nước ấm, 20g đường, 600g bột mì đa dụng, 6g bột nở.
Cách làm món bánh hấp cỏ linh lăng
Bước 1: Cỏ linh lăng bạn rửa sạch và để ráo nước. Sau đó bạn xắt nhỏ cỏ linh lăng rồi cho vào âu trộn lớn. Tiếp theo bạn thêm bột mì đa dụng vào, dùng đũa nhẹ nhàng khuấy đều. Đổ nước ấm vào bát tô, thêm bột nở và đường vào, khuấy đều.
Bước 2: Cho từng phần nước men nở vào trộn cùng bột mì rồi nhào cho đến khi thành một khối đồng nhất. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để bột lên. Khi bạn thấy bột nở gấp đôi là bột đã đạt. Thời gian cho quá trình ủ bột tầm khoảng 1 giờ. Sau khi ủ bột xong, bạn nhào lại bột cho xẹp bóng khí. Sau đó chia bột thành các phần nhỏ có trọng lượng bằng nhau.
Bước 3: Nhào và vê tròn từng phần bột tạo thành chiếc bánh. Tiếp theo bạn đổ nước vào nồi hấp, trải giấy nến lên xửng. Sau đó bạn đặt từng chiếc bánh lên các miếng giấy nến, đậy nắp nồi và ủ khoảng 10 phút. Tiếp theo bạn bật bếp và chỉnh mức lửa vừa rồi hấp bánh trong khoảng 20 phút. Sau đó bạn đừng vội tắt bếp ngay mà vặn nhỏ lửa rồi hấp tiếp trong khoảng 5 phút thì lấy bánh ra khỏi nồi.
Thành phẩm món bánh hấp cỏ linh lăng
Bánh hấp với rau cỏ linh lăng có mùi thoang thoảng, đặc biệt thơm ngon! Đây là món bánh bạn có thể làm cho gia đình mình thưởng thức vào bữa sáng vừa nhanh gọn lại tốt cho sức khỏe.
"Mất ngủ phần lớn là do nóng gan": Nên ăn mạnh 3 loại rau này để thanh nhiệt gan và ngủ ngon đến sáng Đây là 3 loại rau rất tốt trong việc nuôi dưỡng - làm mát - thải độc gan, giảm căng thẳng thần kinh, lợi cho giấc ngủ. Bạn hãy chế biến thành các món ngon và ăn mạnh để thanh nhiệt gan và ngủ ngon hơn. Nóng gan thường gây ra vấn đề mất ngủ, và một phần lý do xuất phát từ...