Mùa thu đông, cảnh giác loại virus khiến 90% trẻ nhỏ bị nhiễm
Các loại virus gây bệnh đường hô hấp hoạt động rất mạnh vào thời điểm giao mùa, trong đó, có virus hợp bào hô hấp – RSV – gây xôn xao cộng đồng thời gian vừa qua.
Bác sĩ Nguyễn Danh Đức – công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – đã chia sẻ nhằm giúp người dân hiểu và cảnh giác về loại virus này.
Ảnh minh họa virus RSV lây lan nhanh, thường xuyên gây bệnh cho trẻ nhỏ.
90% trẻ em nhiễm
Theo bác sĩ Nguyễn Danh Đức, RSV là loại virus thường gặp, gây bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. RSV có khả năng lây lan rất mạnh khiến khoảng 90% trẻ em bị nhiễm trong 2 năm đầu đời.
Khi nhiễm virus, trẻ sẽ có các triệu chứng tương tự bệnh cảm cúm thông thường. Có khoảng 25 – 40% trẻ có cơ địa đặc biệt sẽ mắc bệnh nặng khi nhiễm virus RSV, tiến triển thành viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi gây nguy hiểm tính mạng. Hiện chưa có vaccine để phòng bệnh do virus RSV gây ra.
Bệnh thường gặp vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam và mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc. Do đó, bác sĩ Nguyễn Danh Đức khuyến cáo các gia đình cảnh giác bệnh này trong thời điểm giao mùa.
Dễ lây, dễ nhiễm
RSV là loại virus dễ lây, có thể truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với người khác, ví dụ hôn trẻ. Bệnh cũng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm, chất tiết của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, RSV còn có khả năng lây lan trong thời kỳ ủ bệnh, có thể sống nhiều giờ ở tay người, tồn tại trên các bề mặt môi trường và đồ chơi – những khu vực trẻ dễ tiếp cận.
Bác sĩ Nguyễn Danh Đức cũng lưu ý: Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ dưới 2 tuổi song mắc bệnh tim và bệnh phổi bẩm sinh, trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, người già yếu, người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV hoặc dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch… là những đối tượng rất dễ mắc bệnh, cần phải phòng bệnh kỹ lưỡng.
6 biểu hiện nặng của bệnh
RSV thường gây bệnh ở mũi, họng với các triệu chứng nhẹ gồm: sốt nhẹ, ho, hắt hơi, ngạt chảy nước mũi. Bệnh sẽ diễn biến nặng hơn ở những trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bệnh đường hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch.
Video đang HOT
Có 6 biểu hiện nặng của bệnh gồm: sốt cao liên tục; khó thở (thở nhanh), có thể xuất hiện tím tái ở mô, đầu chi; thở khò khè, có tiếng thở rít, có cơn ngừng thở; ho nhiều với đờm vàng, xanh, đục; trẻ quấy khóc nhiều hoặc mệt mỏi, lờ đờ, bỏ bú; có dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, da khô nhăn nheo.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi
Không thể sử dụng kháng sinh để điều trị
Theo bác sĩ Nguyễn Danh Đức, thuốc kháng sinh không có tác dụng với RSV. Đồng thời, y học chưa có thuốc đặc hiệu cho loại virus này, các bệnh nhân chỉ được điều trị bằng phương pháp hỗ trợ dựa vào mức độ bệnh.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Danh Đức mong các bậc cha mẹ không nên quá hoang mang khi trẻ nhiễm virus RSV. Trẻ có thể được chăm sóc tại nhà khi mắc bệnh nhẹ, không có biến chứng và không nằm trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng.
Khi trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn hoặc nằm trong nhóm bệnh nhân có cơ địa đặc biệt, gia đình cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chữa bệnh kịp thời.
10 cách hiệu quả để phòng bệnh
Để tránh lây nhiễm RSV cho trẻ, người lớn nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với trẻ, những nơi vui chơi có nhiều người, người có triệu chứng tương tự với cảm cúm; cách ly trẻ khỏi người mắc bệnh, không đến gần, bế, ôm hôn trẻ; làm sạch các bề mặt, dụng cụ có thể bị ô nhiễm mầm bệnh.
Cha mẹ cũng lưu ý không để người lạ mặt tiếp xúc với trẻ, không cho hôn trẻ bởi việc hôn trẻ không chỉ gây lây nhiễm virus RSV mà còn lây truyền các bệnh khác gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ; hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nóng bức, thiếu khí; nhắc nhở trẻ không mút tay hoặc ngậm đồ chơi
Khi đi ra đường, trẻ cần được giữ ấm và bảo vệ mũi, họng. Sau khi đi chơi về, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt, mũi cho trẻ.
Một cách hiệu quả khác đó là giúp trẻ tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá. Đồng thời, đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng kỳ hạn.
Đối với nhóm trẻ mắc các bệnh tim, phổi bẩm sinh, cần đưa tới cơ sở y tế để được chữa trị đúng cách khi có các biểu hiện sốt, ho, khó thở…
Theo viettimes
Một số loại virus nguy hiểm có thể lây nhiễm cho trẻ từ nụ hôn
Bệnh viêm màng não do virus Herpes gây ra thông qua niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng của trẻ.
Nhiều người hay có thói quen thơm (hôn) lên má hoặc miệng của trẻ nhỏ bởi sự đáng yêu và trong sáng của các bé.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, khi thơm (hôn) một đứa trẻ, bạn có thể khiến các bé nhiễm một số loại virus có hại cho cơ thể.
Theo các nhà khoa học, có một số loại virus rất dễ lây lan qua đường miệng, thậm chí chỉ qua một nụ hôn.
Hôn miệng có thể khiến trẻ nhỏ mang bệnh. (Ảnh: Thehealthsite)
Bởi hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, nó vẫn đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm sau. Vì thế sự lây lan vi khuẩn là hoàn toàn không có lợi cho trẻ.
Đối với người lớn, hệ thống miễn dịch sẽ đủ mạnh để đối phó với một số loại virus và vi khuẩn. Nhưng đối với bé sơ sinh thì điều đó rất khó và có thể để lại những hậu quả xấu đối với sức khỏe của trẻ.
Do đó, dù có yêu thương trẻ nhỏ thế nào (đặc biệt là trẻ sơ sinh) thì chúng ta cũng không nên thơm (hôn) trẻ.
Một số loại virus nguy hiểm có thể lây nhiễm cho trẻ từ nụ hôn
1. Virus RSV
RSV là tác nhân chính gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em, với tần suất cao nhất là ở lứa tuổi 2-5 tháng. Bệnh thường xảy ra thành dịch vào mùa đông và đầu xuân, với khoảng 40 % trẻ bị nhiễm trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Virus RSV có khả năng lây lan rất mạnh, lại dễ phát tán trong cộng đồng vì khi trẻ mới nhiễm bệnh nhiều gia đình chủ quan chỉ nghĩ là cảm sốt thông thường nên không có biện pháp phòng ngừa lây lan.
Đáng tiếc là vẫn chưa có vacxin bảo vệ trẻ khỏi virus này. Vì vậy, để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi...
Bệnh viêm màng não do virus Herpes gây ra thông qua niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng của trẻ.
2. Virus Herpes
Dần dần, chúng di chuyển lên não gây viêm não, ảnh hưởng đến não bộ và có thể gây tử vong.
Viêm não cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh đẻ.
Virus này có thể lây nhiễm qua môi và vùng quanh miệng. Vì thế, không nên hôn trẻ sơ sinh dù bất cứ trường hợp nào.
3. Vi khuẩn HP
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP về lâu dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra viêm loét dạ dày hoặc nguy hiểm hơn là ung thư khó điều trị.
70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP, trong đó trẻ em dưới 10 tuổi dễ nhiễm nhất. Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.
4. Virus EBV
EBV là loại virus có thể truyền sang người khác qua hôn. Vấn đề là loại virus này sẽ ở lại trong cơ thể người suốt đời. Sau khi nhiễm virus trẻ có các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt và yếu.
5. Viêm gan virus
Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan hoặc viêm gan virus thì việc hôn trẻ không hề an toàn chút nào.
Con đường lây lan viêm gan A chủ yếu qua đường phân, miệng và tiếp xúc gần gũi trong cuộc sống hàng ngày; còn viêm gan B thì lây lan qua đường tiêm, truyền máu, các chế phẩm từ máu, tiếp xúc thân mật, từ mẹ sang con.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Gạo lứt là thần dược hay chỉ hơn gạo trắng ở bột cám? Được coi là thần dược tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định gạo lứt chỉ là thực phẩm thông thường, về mặt nào đó gạo lứt còn khó tiêu hóa. Cố ăn gạo lứt nhiều là làm khó dạ dày. Gạo lứt rang và muối mè được bán với giá rất đắt cho những người thực dưỡng. Trên mạng...